TIN LIÊN QUAN | |
Anh hỗ trợ Việt Nam quản lý chất lượng các trung tâm tiếng Anh | |
Anh quan tâm tới quốc tế hóa giáo dục đại học tại Việt Nam |
Chìa khóa của thành công
Bốn vị trí hàng đầu (trong số 157) trong Chỉ số Vốn Nhân lực mới được Ngân hàng Thế giới (WB) giới thiệu gần đây, một thước đo tổng hợp về sự sống còn, số năm đi học và sức khỏe, đều thuộc về các nền kinh tế Đông Á: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hong Kong (Trung Quốc).
Phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa để các nền kinh tế hàng đầu Đông Á hướng tới thành công. (Nguồn: chudu24) |
Chỉ số mới của WB ước tính rằng một đứa trẻ được sinh ra ở Singapore ngày nay sẽ có năng suất đạt 88% ở tuổi trưởng thành nếu như các em được giáo dục đầy đủ và có sức khỏe tốt. Ngược lại, ở vùng châu Phi cận Sahara, một đứa trẻ sẽ chỉ đạt 40% năng suất. Trên toàn cầu, 57% trẻ em sinh ra sẽ chỉ phát huy được một nửa năng suất mà các em có thể có khi trưởng thành.
Do ảnh hưởng của vốn nhân lực đến năng lực sản xuất và phát triển, các nước đang phát triển nên đặt ưu tiên cao, giống như các nền kinh tế thịnh vượng nhất Đông Á, trong việc thúc đẩy vốn nhân lực, nếu muốn theo đuổi tăng trưởng bền vững và công bằng.
Từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1990 của thế kỷ trước, khi nhiều nền kinh tế Đông Á tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng, sự phát triển của một lực lượng lao động có kỹ năng và được giáo dục tốt, kết hợp với các chính sách kinh tế được định hướng đúng, là chìa khóa để cho việc đa dạng hóa và nâng cấp các ngành xuất khẩu. Một chu trình tốt đã được tạo ra: thu nhập tăng và nâng cấp công nghiệp đã kích thích đầu tư liên tục vào giáo dục và phát triển kỹ năng, qua đó góp phần tăng năng suất, tiến bộ công nghệ và đạt được sự tăng trưởng công bằng.
Chính sách công là trung tâm của thành công này, trong đó các nhà lãnh đạo Đông Á đảm bảo rằng các kế hoạch phát triển kinh tế và các biện pháp liên quan luôn coi trọng các mục tiêu về vốn nhân lực. Ở Hàn Quốc, mỗi kế hoạch phát triển 5 năm trong giai đoạn từ 1962 đến 1996 đều có các kế hoạch hành động phát triển nhân lực, bao gồm các chính sách giáo dục và đào tạo.
Các chính sách này được thiết kế và thực hiện phối hợp chặt chẽ với các chính sách công nghiệp và thương mại, giúp các nước Đông Á đáp ứng nhu cầu kinh tế một cách hiệu quả khi cơ cấu công nghiệp liên tục được nâng cấp. Các chính sách này đều áp dụng cách tiếp cận tuần tự.
Chiến lược theo giai đoạn
Trong bối cảnh dân số trong độ tuổi đi học ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng giáo dục yếu kém và kinh phí hạn hẹp do mức thu nhập quốc dân thấp, các nền kinh tế Đông Á không thể đơn giản đại tu toàn bộ hệ thống cùng một lúc. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển ban đầu, khi các chính phủ thúc đẩy ngành công nghiệp thâm dụng lao động, họ tập trung vào giáo dục cơ bản. Sau này, khi các chính phủ thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng và dựa trên công nghệ, họ tập trung vào phát triển giáo dục trung học cơ sở và đại học, giáo dục nghề nghiệp và các chương trình đào tạo.
Một nội dung khác của các chiến lược phát triển vốn nhân lực của các nền kinh tế Đông Á là sự thay đổi dần dần, chuyển từ số lượng sang chất lượng. Lúc đầu, khi giáo dục tiểu học là trọng tâm, các nhà hoạch định chính sách đã tìm cách đưa mọi trẻ em đến trường, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chấp nhận đầu vào chất lượng thấp hơn, chẳng hạn như quy mô lớp học lớn. Sau đó, họ bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, bằng cách giảm quy mô lớp học và cải thiện nguồn lực, từ sách giáo khoa cho đến giáo viên. Khi trọng tâm chuyển sang giáo dục trung học và đại học, trình tự tương tự đã được áp dụng.
Trong giai đoạn đầu của đầu tư vốn nhân lực ở Đông Á, các nước cũng phải dựa vào viện trợ nước ngoài. (theo CafeF) |
Tất nhiên, ngay cả với cách tiếp cận tuần tự này, vẫn cần dành các nguồn tài chính đáng kể cho giáo dục và phát triển kỹ năng. Ngay từ đầu, các chính phủ đã phân bổ các khoản ngân sách lớn cho các mục tiêu này. Khi thu nhập quốc dân tăng và tỷ lệ sinh giảm, tổng chi tiêu và chi tiêu bình quân đầu người cho giáo dục cũng tăng theo.
Trong giai đoạn đầu của đầu tư vốn nhân lực ở Đông Á, các nước cũng phải dựa vào viện trợ nước ngoài. Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật bên ngoài có vai trò lớn đối với Hàn Quốc và Singapore, ví dụ, khi họ xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo.
Khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển giáo dục và kỹ năng của Đông Á, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở và đại học. Ở Hàn Quốc, ví dụ, khoảng 60% học sinh trung học phổ thông đã được ghi danh vào các trường tư trong những năm 1980. Khu vực tư nhân cũng được khuyến khích đào tạo: tại Singapore, giới chủ đã đóng góp cho một quỹ phát triển kỹ năng cho người lao động.
Từ những kinh nghiệm này, các nước đang phát triển nên đầu tư một khoản ngân sách công lớn ngày càng tăng, được hỗ trợ bởi nước ngoài vào phát triển giáo dục và kỹ năng, đồng thời thu hút đầu tư tư nhân vào giáo dục đại học và đào tạo kỹ năng. Họ nên có một cách tiếp cận tuần tự, hiệu quả về chi phí để nâng cấp cấu trúc giáo dục và đào tạo, phù hợp với các giai đoạn phát triển. Và các nước đang phát triển cần đưa nội dung phát triển vốn nhân lực trong hoach định chính sách.
Nhiều nước đang phát triển cho rằng dân số trẻ đang tăng nhanh của họ là một lợi thế cho tăng trưởng kinh tế và đem lại sự năng động. Nhưng, để phát huy hết tiềm năng của họ, những người trẻ này cần cơ hội giáo dục và việc làm tốt. Nếu không có các chiến lược vốn nhân lực có chủ đích và thực tế, sẽ khó thực hiện được điều này.
Thử nghiệm bộ công cụ nhằm ngăn ngừa bạo lực học đường Bộ công cụ “Xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng” vào công tác phòng ngừa bạo lực giới ở trường học sẽ được ... |
"Giáo viên quyết định thành bại của chương trình mới" Phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (chiều 9/1), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân ... |
Mỹ chính thức rút khỏi UNESCO để phản đối tâm lý chống Israel Quyết định của Mỹ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), được công bố hồi tháng ... |