Bài toán khó chia rẽ EU

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã tuyên bố chính thức khởi động tiến trình pháp lý đối với Ba Lan, Hungary và Czech vì từ chối tiếp nhận người tị nạn đang tập trung tại Italy và Hy Lạp. Điều này càng làm tăng thêm bất đồng vốn đã tồn tại trong Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến việc giải quyết vấn đề tị nạn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bai toan kho chia re eu 27 thành viên EU sẽ tự tin và mạnh mẽ hơn
bai toan kho chia re eu EU duy trì thị trường mở và nỗ lực giải quyết vấn đề người di cư

"Lục địa già" đặc biệt quen thuộc với khái niệm nhập cư và di dân. Trên thực tế, người tị nạn luôn là vấn đề nóng ở đây.

bai toan kho chia re eu
Người tị nạn Syria từ thành phố Kobani của nước này đến đảo Kos (Hy Lạp), tháng 8/2015. (Nguồn: Reuters)

Từ lục địa di cư…

Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy các cuộc di cư lớn của người châu Âu ra các lục địa khác. Một ví dụ khá tiêu biểu là trường hợp Argentina. Dân số nước này đã tăng từ 1,5 triệu lên 4 triệu chỉ trong vòng 30 năm (1864-1894). Đến năm 1924, số dân ở đây tăng lên 10 triệu, và năm 1954 đã là khoảng 20 triệu. Điều lý giải cho sự bùng nổ dân số ở quốc gia Nam Mỹ này chính là dòng người nhập cư từ châu Âu, phần lớn ở Italy và Tây Ban Nha - hai nước có nhiều đổi thay về kinh tế và chính trị, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân.

Đặc biệt, nước Mỹ được người di cư châu Âu lựa chọn là đích đến lý tưởng của họ. Những vần thơ của nữ thi sĩ Emma Lazarus khắc trên bức tượng Nữ thần tự do cũng có những lời nhắn gửi ấm áp tới người nhập cư về một vòng tay chào đón ở nước Mỹ. Từ thế kỷ XVI-XVIII đã xuất hiện làn sóng di cư lần thứ nhất của những người châu Âu nói tiếng Anh vào Mỹ, chủ yếu với lý do kinh tế và tôn giáo. Những năm 1840 và 1850 chứng kiến làn sóng di cư thứ hai vào "xứ cờ hoa" mà phần lớn là người đến từ Đức và Ireland khi họ phải đối mặt với nạn đói ở quê nhà.

Có thể thấy, trong nhiều thế kỷ, châu Âu là “lục địa di cư”. Trong đó, thế kỷ XIX được khắc họa như thế kỷ của những người di cư vì lý do kinh tế, và sang thế kỷ XX, các vấn đề chính trị, xã hội lại là nguyên nhân chính khiến người châu Âu xin tị nạn ở lục địa khác. Tuy nhiên, từ những năm 1960 trở đi, số lượng người di cư châu Âu sang châu Mỹ đã giảm dần.

Hiện nay, đang có sự "nổi loạn" trong lòng EU. Một số người không tán thành nguyên tắc đoàn kết, nhân quyền của Liên minh, và nhất quyết không tuân thủ kế hoạch tiếp nhận người tị nạn được thông qua năm 2015.

…đến tiếp nhận

Hiện tại, những gì đã xảy ra với người châu Âu đang diễn ra ở các lục địa khác trên thế giới, đặc biệt tại Trung Đông, châu Phi và một phần châu Á. Những biến động, bất ổn chính trị, chiến tranh, xung đột tôn giáo, đói nghèo, kém phát triển… là nguyên nhân khiến một khối lượng khổng lồ người nhập cư và tị nạn tràn vào châu Âu, nơi hệ thống chính trị ổn định và  kinh tế phát triển. Riêng năm 2015 đã có hơn 1,3 triệu người xin tị nạn tại các quốc gia thuộc EU.

Nhiều người châu Âu có thể hiểu những đau thương, mất mát mà người nhập cư phải chịu đựng tương tự những gì họ từng chứng kiến trong lịch sử châu lục này. Hơn nữa, nhiều người châu Âu cũng hiểu được mối liên quan giữa những biến động tại Trung Đông, châu Phi với chính sách đế quốc can thiệp của nhiều nước châu Âu trong lịch sử.

Chính vì vậy, EU đang thực thi chính sách đối với người nhập cư dựa trên cơ sở pháp luật theo điều 79 và 80 của Hiệp ước về hoạt động của Liên minh này. Theo đó, EU áp dụng chính sách đối xử bình đẳng giữa người nhập cư, đấu tranh chống lại nhập cư bất hợp pháp và nạn buôn người, đồng thời khẳng định nguyên tắc đoàn kết cũng như chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên Liên minh, kể cả trách nhiệm tài chính. Nhìn chung, chính sách của EU là hạn chế và giảm nhập cư bất hợp pháp, nhưng luôn bảo đảm tôn trọng quyền con người.

bai toan kho chia re eu
Nhân viên cứu hộ đưa một bé gái lên bờ từ chiếc thuyền chở người tị nạn ở vùng biển giữa Thổ Nhĩ Kỳ và đảo Lesbos (Hy Lạp), tháng 2/2016. (Nguồn: Reuters).

…và những bất đồng

Tuy nhiên, chính sách trên không được sự ủng hộ của tất cả các thành viên Liên minh. Nếu như Đức, nước đã mở cửa đón nhận một số lượng lớn người tị nạn, đề nghị EU thực thi chương trình phân bổ người tị nạn cho các quốc gia thành viên, thì Anh và các nước Đông Âu như Ba Lan, Czech, Hungary và Slovakia lại cực lực phản đối kế hoạch này. Nhiều người đánh giá quan điểm của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng: "nếu châu Âu thất bại với vấn đề tị nạn, lý tưởng về quyền dân sự toàn cầu sẽ hoàn toàn bị tiêu hủy" là không thực tế.

Sự phản kháng mạnh mẽ nhất đến từ Ba Lan và Hungary – hai nước không chấp nhận bất cứ người tị nạn nào vào lãnh thổ, dù đã có một chương trình được EU đề ra từ năm 2015 nhằm tái định cư 160 nghìn người xin tị nạn ở Hy Lạp và Italy vốn đang bị quá tải do dòng người từ Trung Đông và châu Phi đổ vào. Hungary kiên quyết bảo vệ quyết định không nhận người tị nạn vì cho rằng chương trình của EU “không hiệu quả”, đồng thời cáo buộc EC đang “tống tiền Hungary”. Riêng Czech, quốc gia từ năm 2015 đến nay chỉ đón nhận 15 người tị nạn, gần đây cũng tuyên bố sẽ không nhận thêm bất cứ người nào.

Người châu Âu không lạ gì với vấn đề di dân bởi bản thân họ đã từng là nạn nhân của bất ổn kinh tế, xã hội, chính trị, và phải di cư đến các châu lục khác vào thế kỷ XIX và XX.

Sự cứng rắn của một số thành viên EU không khó hiểu. Một mặt, các nước giải thích rằng nguy cơ khủng bố hiện nay không cho phép họ nhận người tị nạn, trong đó có số lượng lớn người Hồi giáo. Mặt khác, những nước này còn đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế và có tỉ lệ thất nghiệp cao.

Tuy nhiên, EU không có ý định  "tha thứ" cho các quốc gia thành viên mà không tôn trọng nguyên tắc đảm bảo các quyền cơ bản của con người cũng như sự "đoàn kết" nội khối. Vì vậy, Đức, Pháp và 21 nước thành viên khác đã tuyên bố sẽ đưa ra sự lựa chọn cho các nước "cứng đầu" này: đón nhận số lượng người nhập cư theo định mức hay là rời khỏi EU.

Cũng nhằm gây sức ép cho Hungary, Ba Lan và Czech, EC – cơ quan hành pháp đứng đầu EU đã quyết định đưa ba thành viên này ra Tòa án Công lý châu Âu (ECJ). Trên thực tế, trong số 160 nghìn người tị nạn, đến giờ mới có hơn 20 nghìn người được tái định cư, và Liên minh có quyền phạt tài chính các thành viên không tuân thủ, tính trên nền tảng mỗi người tị nạn không được giúp đỡ định cư.

Hiện nay, dòng người tị nạn Syria dọc theo con đường Balkan đã giảm đi, nhưng số lượng người nhập cư bất hợp pháp từ Libya băng qua biển Địa Trung Hải vào châu Âu tiếp tục tăng lên, gây thêm áp lực cho các nước châu Âu, đặc biệt là Italy - điểm đến đầu tiên của người nhập cư.

Rõ ràng, người nhập cư đang là vấn đề hàng đầu cần giải quyết cho nhiều quốc gia EU. Châu Âu đang bị giằng xé giữa sứ mệnh giúp đỡ, hỗ trợ nhân đạo với các vấn đề nội tại như kinh tế trì trệ, an ninh bất ổn. Bởi vậy, đối với EU, việc giải được bài toán này rất khó. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để EU thể hiện vai trò to lớn trong sự phát triển chung của thế giới hướng tới hòa bình và phát triển. 

bai toan kho chia re eu Cơ hội tái khẳng định sức mạnh EU

Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 22 - 23/6 được kỳ vọng sẽ góp phần tìm ra giải pháp cho nhiều ...

bai toan kho chia re eu EU thông qua khoản viện trợ 100 triệu Euro cho Moldova

Ngày 15/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chấp nhận viện trợ 100 triệu Euro để hỗ trợ Moldova trong việc giải quyết các vấn ...

bai toan kho chia re eu EU chính thức miễn thị thực cho Ukraine

Quy chế miễn thị thực giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine chính thức có hiệu lực từ ngày 11/6.

Lê Thiên Hương Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động