TIN LIÊN QUAN | |
Giải Báo chí quốc gia 2017: Tăng mạnh về số lượng tác phẩm dự thi | |
Đạo đức nghề báo thời cách mạng 4.0 |
Với hơn 20 năm làm nghề, nhà báo Bùi Hoàng Tám cho rằng, nghề báo có những nguyên tắc, chuẩn mực và mang khái niệm chung, vừa mang đặc trưng riêng, trong đó có ba nguyên tắc bất biến.
Thứ nhất, không được phép nói sai sự thật. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất khó bởi sự thật chỉ có một, những cái “giống như sự thật” thì nhiều. Vậy làm sao để tiếp cận sự thật? Để làm được điều này, không chỉ công sức mà rất cần trí tuệ và kinh nghiệm.
“Có lần tôi hỏi cố Nhà báo Hàm Châu rằng ông học tới 6 bằng đại học để làm gì? Ông đã trả lời rất giản dị: Để viết báo đỡ bị… sai”, nhà báo Bùi Hoàng Tám chia sẻ.
Đề cập nguyên tắc thứ hai, nhà báo Bùi Hoàng Tám cho rằng, đó là động cơ của tác giả. Vấn đề nằm ở chỗ, động cơ đó là gì? Tốt hay xấu? Một khi động cơ không trong sáng thì việc bẻ cong ngòi bút là khó tránh khỏi.
Nguyên tắc thứ ba là tính chuẩn mực. Khi đưa tin hoặc phê phán bất cứ điều gì, hãy đặt mình vào vị thế, vị trí của người bị phê phán. Sự chuẩn mực ở đây nằm ở sự chừng mực và tuyệt nhiên không đẩy bất cứ ai đến “bước đường cùng”.
Các đại biểu tham dự hội thảo. (Ảnh: YN) |
“Sự chuẩn mực còn nằm ở liều lượng thông tin. Phê phán cái xấu nhưng cũng phải biết nâng niu cái tốt. Sự chuẩn mực không chỉ nằm ở phê phán mà cả trong khen ngợi. Sự tâng bốc quá lời, sai sự thật cũng chính là liều độc dược”, nhà báo Bùi Hoàng Tám nhấn mạnh.
Nhà báo Nguyễn Hữu Bắc (Báo Đất Việt) cho rằng, với sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là sự ra đời của mạng xã hội khiến môi trường làm việc của nhà báo trở nên rộng lớn và dần dần không còn “biên giới cứng” trong tác nghiệp.
“Đây vừa thuận lợi vừa là thách thức đối với những người làm báo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Điều này đặt ra cho những người làm báo rất nhiều vấn đề về pháp luật, đạo đức và trách nhiệm cũng như nghĩa vụ công dân của nhà báo. Đặc biệt là yêu cầu người làm báo phải nhận thức tốt hơn nữa về trách nhiệm của mình đối với xã hội”, nhà báo Nguyễn Hữu Bắc chia sẻ.
PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi (Hội Nhà báo Việt Nam) nhận định, sự thực là sinh mệnh của báo chí. Do đó, báo chí không chỉ là nơi cung cấp thông tin chính xác, bổ ích cho độc giả mà còn phải định hướng dư luận, bác bỏ những tin đồn thất thiệt. Không phải vấn đề nào cũng có thể đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà đòi hỏi người làm báo cần có sự nhạy cảm nghề nghiệp trong chọn lựa, xử lý và có liều lượng thông tin.
Thực tế, với sức truyền tải nhanh chóng, thông tin được lan rộng theo cấp số nhân khiến tâm lý công chúng tỏ ra hoàng mang, không phân biệt được đúng sai. Thực tế cho thấy, việc đăng tải những thông tin theo hướng tích cực sẽ rất tốt để công chúng biết cách phòng tránh.
“Tuy nhiên, không ít tin đồn chễm chệ trên các trang mạng, thậm chí xuất hiện trên vài tờ báo chính thống chưa được kiểm chứng thực hư. Điều đó không những tác động trực tiếp đến tâm lý của công chúng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, chính trị, uy tín và danh dự của tổ chức, cá nhân nào đó, thậm chí dẫn đến bất ổn xã hội”, nhà báo Nguyễn Thành Lợi lo ngại.
Trước thực trạng đó, nhà báo Nguyễn Thành Lợi cảnh báo, nếu không có sự sàng lọc, kiểm chứng nguồn tin để tin đồn tung hoành trên báo chí, vô hình trung vai trò và uy tín của báo giới trong mắt của công chúng bị hạ thấp, lòng tự trọng nghề nghiệp của những người làm báo chân chính tổn thương.
Thêm vào đó, nhiều phóng viên báo chí đang lệ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, lấy đề tài, thông tin từ mạng xã hội nhưng thiếu sự kiểm định, kiểm duyệt khiến nhiều khi báo chí bị chi phối quá lớn. Cũng từ đây, thực trạng vi phạm đạo đức nghề báo, xa rời chuẩn mực truyền thống ngày càng đáng báo động.
Báo chí hoàn toàn có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ tiếp cận, tìm kiếm thông tin, lan truyền bài viết tăng lượng độc giả nếu đó là những thông tin chính xác… Nhưng cùng với đó, báo chí cần thanh lọc, kiểm duyệt thông tin để đưa ra những nguồn tin chính xác, có tính định hướng – thay vì chỉ là những tin đồn kiểm duyệt trên mạng xã hội.
Đưa ra giải pháp, nhà báo Nguyễn Thành Lợi cho rằng, cơ quan báo chí và quản lý báo chí cần tập trung nâng cao kiến thức và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong môi trường số. Đồng thời, cần xác định rõ đối tượng bạn đọc, công chúng, cơ quan chủ quản, tôn chỉ mục đích của tờ báo; nâng cao vai trò định hướng thông tin, tích cực, chủ động phê phán, phản bác thông tin xấu độc trên mạng, góp phần khắc phục những mặt trái của mạng xã hội. Do đó, báo chí trước hết phải tôn trọng sự thật và vun đắp niềm tin cho công chúng.
Báo chí Liên Hiệp Hội Việt Nam thời 4.0: Còn nhiều thách thức Sáng nay (31/10) tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) tổ chức tọa đàm “Thực trạng và ... |
Cuộc ra quân sống động của giới báo chí Việt Nam Hội Báo toàn quốc 2017 với chủ đề “Báo chí Việt Nam đồng hành cùng Đất nước đổi mới” diễn ra từ ngày 17-19/3 tại ... |
Báo chí Việt Nam trong thời kỳ khoa học kỹ thuật số Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các cơ quan báo chí Việt Nam đang phải gánh trên vai mình nhiều nhiệm vụ hơn bao ... |