Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo tại Đại hội III, Hội Nhà báo Việt Nam, năm 1962. (Nguồn: Bảo tàng Báo chí Việt Nam) |
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén và có hiệu lực mạnh mẽ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã khai sinh báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận này, giương cao ngọn cờ chiến đấu của báo chí trên các chặng đường cách mạng nhằm mục đích giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Theo con đường cách mạng của Người, ngành Ngoại giao góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất, giữ vững chủ quyền của dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hòa bình, thịnh vượng cho đất nước.
Sau gần 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Ngoại giao bắc những nhịp cầu, giải tỏa thế cô lập, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Trong tiến trình đó, công tác thông tin đối ngoại, mà báo chí cách mạng đóng vai trò quan trọng, được thực hiện tích cực, đưa thông tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam - hòa bình, thân thiện và giàu bản sắc, đến với thế giới.
Việt Nam đang và sẽ phải đối diện với những thách thức mang tính toàn cầu: cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột dẫn đến kinh tế toàn cầu suy giảm, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, bệnh tật và nghèo đói, các vấn đề an ninh phi truyền thống... Bối cảnh đó đặt ra những yêu cầu mới với công tác đối ngoại. Thông tin đối ngoại qua kênh báo chí cần tiếp tục được đẩy mạnh và đổi mới với các biện pháp, phương thức, phương tiện mới, nâng cao hiệu quả phục vụ công tác đối ngoại.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Thông tin báo chí phải thu hút được sự quan tâm của công chúng, gây được dư luận xã hội ủng hộ những điều tốt, phản đối những cái xấu. Nhà báo phải gần gũi với quần chúng, học hỏi nhân dân để tiến bộ, phải phản ánh trung thực hiện thực xã hội như những tiêu chí hàng đầu trong đạo đức nghề nghiệp. Báo chí góp phần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển, tham gia vào quá trình hoạch định và hoàn thiện các chính sách.
Trong xã hội hiện đại, nhu cầu chuyển tải thông tin qua các loại hình báo chí ngày càng lớn và đa dạng - cả về thể loại và phương tiện. Các nhà báo trên lĩnh vực thông tin đối ngoại cũng trong xu hướng đó và càng cần rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, rèn cả Đức và Tài theo tấm gương nhà báo lớn Hồ Chí Minh và luôn “sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh” .
| Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người kể chuyện vĩ đại của lịch sử Đọc lại những bài báo, bài trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày tháng Sáu ... |
| TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Báo chí cần 'chuyển mình' trong thời đại số Để tiếp tục thành công trong thời đại số và truyền thông xã hội, báo chí cần thực hiện một loạt các đổi mới và ... |
| Báo chí phải thích nghi, nắm bắt cơ hội để khẳng định vị thế Trước bối cảnh mới với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN và sự cạnh tranh gay gắt, buộc cơ quan báo chí phải có ... |
| Quảng cáo số - 'phao cứu sinh' của báo chí hiện đại Hiện nay, số lượng phát hành của báo in giảm mạnh, các nhóm công chúng mới, nhất là giới trẻ đã chuyển sang đọc trực ... |
| Cần đặt ra 'lằn ranh' đạo đức khi sử dụng trí tuệ nhân tạo sản xuất tác phẩm báo chí Đúng là, việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà rủi ro lớn nhất là tạo ra thông tin ... |