Bạo lực mạng và quyền con người

Bài 1: Một hình thức vi phạm quyền con người nghiêm trọng

PGS. TS VŨ CÔNG GIAO - PHAN THỊ HỒNG NHUNG
Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bạo lực mạng (cyberbullying - hay “bắt nạt mạng”, “bạo lực trực tuyến”, “bạo lực trên Internet”…) là những hành vi gây hại cho danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người được thực hiện trên không gian Internet. Đây là một hình thức bạo lực xã hội mới, nguy hiểm, khó ngăn chặn và xử lý hơn so với các hình thức bạo lực truyền thống.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng Internent, bạo lực mạng có xu hướng ngày càng lan rộng, ở tất cả quốc gia, trong đó có Việt Nam, gây tổn hại nghiêm trọng các quyền con người cơ bản, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và quyền về đời tư, đồng thời phá hoại các giá trị văn hoá tốt đẹp và tác động tiêu cực đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội.

Báo Thế giới & Việt Nam giới thiệu chùm 3 bài viết, với góc nhìn toàn cảnh về bạo lực mạng và quyền con người, đề xuất những giải pháp phòng, chống nạn bạo lực mạng, một vấn đề an ninh mới nổi hiện nay.

Ảnh minh họa. (Ngồn: shutterstock)
Ảnh minh họa. (Ngồn: shutterstock)

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về đời tư, danh dự, nhân phẩm đã được pháp luật quốc tế, Hiến pháp và pháp luật của các quốc gia ghi nhận, bảo vệ.

Là một biểu hiện của bạo lực xã hội, song bạo lực mạng có những đặc thù riêng, khiến cho nó trở nên nguy hiểm hơn và khó ngăn ngừa, xử lý hơn rất nhiều so với các hình thức bạo lực xã hội thông thường.

Tác động tiêu cực của bạo lực mạng đến quyền con người

Trong trang Stopbullying của Chính phủ Hoa Kỳ[1], “bạo lực mạng” là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả các hành vi có hại cho danh dự, nhân phẩm của người khác, được thực hiện qua các nền tảng kỹ thuật số, sử dụng các thiết bị số như điện thoại di động, máy tính và máy tính bảng và thể hiện qua tin nhắn SMS, ứng dụng, mạng xã hội, diễn đàn và môi trường trò chơi trực tuyến[2]... Thông thường các hành vi bạo lực/bắt nạt mạng được cộng đồng mạng xem và chia sẻ nội dung, dẫn đến những tác động tiêu cực rất rộng lớn và nghiêm trọng cho nạn nhân.

Theo Baidu Baike, một trong những từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc, bạo lực mạng thực chất là sự mở rộng của bạo lực xã hội trên nền tảng trực tuyến, phá vỡ hoàn toàn các nguyên tắc đạo đức cơ bản trong xã hội, nên có khả năng gây hại rất khủng khiếp, gây ra những tổn thương tinh thần rất nghiêm trọng và lâu dài cho nạn nhân, mà trong một số trường hợp đã khiến nạn nhân tự sát.

Mặc dù là một sự mở rộng của bạo lực xã hội, các hình thức bạo lực mạng có những khía cạnh khác biệt so với bạo lực thông thường, trong đó đặc biệt là tính chất đa dạng, mức độ tác động nhanh chóng, rộng rãi của nó.

Về khía cạnh này, Điều 1 Đạo luật số 71 năm 2017 của Nghị viện Cộng hòa Italy định nghĩa, bạo lực mạng bao gồm “bất kỳ hình thức áp lực tâm lý, gây hấn, quấy rối, tống tiền, gây thương tích, xúc phạm, bôi nhọ, phỉ báng, đánh cắp danh tính, thay đổi, thu thập bất hợp pháp, thao túng, xử lý bất hợp pháp dữ liệu cá nhân hoặc phổ biến thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm cả việc phân phối nội dung trực tuyến nhằm tấn công ác ý hoặc chế giễu có tổ chức và rộng rãi”[3].

Bạo lực mạng thường gây ra tác động tiêu cực nhanh chóng, rộng rãi hơn các hình thức bạo lực thông thường trong xã hội, bởi các chủ thể thực hiện bạo lực mạng thường giấu danh tính và đồng thời thực hiện hành vi qua nhiều phương tiện và nền tảng trực tuyến, từ đó làm tăng khả năng và tần suất của các hành vi bạo lực. Không chỉ vậy, các hành vi bạo lực mạng thường được cộng đồng mạng, vô ý hoặc cố ý, chia sẻ, phát tán, khiến cho tác động tiêu cực của nó lại càng thêm trầm trọng.

Như đã đề cập, bạo lực mạng trước hết là dạng vi phạm quyền con người. Các hành vi bạo lực mạng xâm phạm nhiều quyền con người cơ bản đã được bảo vệ bởi luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

Thứ nhất, bạo lực mạng xâm phạm đến quyền riêng tư khi thông tin của một cá nhân được phát tán trên không gian mạng với mục đích xấu mà không có sự đồng ý của cá nhân đó. Những thông tin về đời tư, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm, bị phát tán trên không gian mạng có thể khiến nạn nhân bị cộng đồng mạng đàm tiếu, bôi nhọ hay hạ nhục - điều mà thường để lại vết thương tinh thần khắc sâu và lâu dài với tất cả mọi người.

Thứ hai, bạo lực mạng xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của con người, như những lời nói lăng mạ, hạ nhục, bôi nhọ, vu khống hay tung tin sai lệch về một người có thể khiến nạn nhân bị tổn hại rất nghiêm trọng về danh dự và uy tín, đặc biệt khi nạn nhân thường không hoặc có rất ít cách thức phản ứng lại. Trong hầu hết trường hợp, các nạn nhân không chỉ bị tổn thương danh tiếng mà còn có thể bị thiệt hại nặng nề và lâu dài về mặt xã hội và nghề nghiệp.

Thứ ba, bạo lực mạng thường liên quan đến việc truy cập trái phép vào thông tin cá nhân: hack vào email, điện thoại, và các tài khoản trực tuyến, cũng như việc sử dụng phần mềm gián điệp để theo dõi hoạt động trực tuyến của nạn nhân. Hành vi này trực tiếp xâm phạm quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của mỗi người.

Ngoài ra, nhìn ở góc độ rộng hơn, bạo lực mạng còn xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người. Hành vi bạo lực mạng thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của nạn nhân, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng, lo âu, áp lực, thậm chí trầm cảm. Trong các trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn đến việc nạn nhân thực hiện hành vi tự sát.

Thực trạng vi phạm quyền con người từ bạo lực mạng

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tình hình bạo lực mạng đang diễn ra rất phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Theo thống kê của trang web BroadbandSearch, có 36.5% người trên thế giới được khảo sát cho biết, họ nhận thấy bản thân đã từng bị bắt nạt trực tuyến trong đời, 60% trẻ vị thành niên từng trải qua việc bị bắt nạt trực tuyến và 87% người trẻ từng chứng kiến hành vi bắt nạt trực tuyến.

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. (Nguồn: unicef)
Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. (Nguồn: unicef)

Theo kết quả một cuộc khảo sát của UNICEF vào tháng 04/2019, 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, 1/5 trong số đó cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng.

Tại Hàn Quốc, theo thống kê của Cục Cảnh sát quốc gia, số lượng các vụ bạo lực mạng đã tăng 45% trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020. Vào năm 2017, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc và Cơ quan xã hội thông tin quốc gia (NIA) của nước này đã công bố kết quả Khảo sát Bạo lực điện tử với 4.500 học sinh, 380 giáo viên, 1.028 phụ huynh của học sinh và 1.500 nam nữ trưởng thành trong độ tuổi từ 20-50, qua đó cho thấy, tỷ lệ lạm dụng và thiệt hại của “bạo lực bằng lời nói trên mạng” đối với cả học sinh và người lớn là từ 14.6% đến 15.3%; tỷ lệ bị tấn công và thiệt hại vì những hành vi như phỉ báng trên mạng, phát tán thông tin cá nhân, theo dõi, bạo lực tình dục, bắt nạt trên mạng… dao động từ 7.3% đến 11.9%.

Tình hình bạo lực mạng ở Hàn Quốc diễn ra rất nghiêm trọng thể hiện qua việc nhiều vụ tự sát đã xảy ra với nguyên nhân là nạn nhân không chịu được áp lực từ các hành vi bắt nạt trực tuyến. Nạn nhân thường là những người nổi tiếng - đối tượng thường xuyên bị soi mói, quấy rối bởi cộng đồng mạng. Nổi tiếng nhất là vụ tự tử của các ngôi sao K-pop Sulli và Goo Hara vào năm 2019 có liên quan đến các bình luận ác ý và lời chế giễu trên mạng.

Tại Mỹ, theo một thống kê vào năm 2023, 64% thanh niên Mỹ tuổi từ 18-29 đã từng bị bắt nạt trên mạng, 41% người trưởng thành ở Mỹ từng trải qua một số hình thức quấy rối trực tuyến và số người Mỹ bị đe dọa thể chất và quấy rối tình dục trực tuyến, tăng gấp đôi kể từ năm 2014. Các nạn nhân bị bắt nạt trên mạng ở độ tuổi trung học có khả năng tự tử cao gần gấp đôi so với những người không phải là nạn nhân.

Tại Trung Quốc, một nghiên cứu vào năm 2022 cho biết, khoảng 40% người dùng mạng Trung Quốc từng là nạn nhân của bạo lực mạng[4]. Nhiều vụ tự tử do là nạn nhân của bạo lực mạng cũng đã xảy ra tại nước này, tiêu biểu như vào tháng 1/2023, một sinh viên tên là Zheng Linghua đã tự sát sau nhiều tháng bị bôi nhọ trên mạng xã hội.

Từ những thông tin ở trên, có thể thấy bạo lực mạng đang ngày càng gia tăng trên khắp thế giới và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, cũng như tính mạng, sức khỏe của nạn nhân - mà chính là những quyền con người cơ bản của họ.

Tại Việt Nam, cũng theo kết quả cuộc khảo sát của UNICEF vào tháng 04/2019, 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và hầu hết (75%) đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.

Một khảo sát khác của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) cho thấy, 78% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội; 61,7% từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của trò nói xấu, phỉ báng, bôi nhọ danh dự và 46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin.

Cũng theo khảo sát này, nạn nhân gần như bất lực trong việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, vì cách duy nhất họ có thể làm là yêu cầu gỡ thông tin phỉ báng, bôi nhọ mình trên mạng xã hội, song điều đó thường khó khăn và cũng không ngăn được sự lan tràn của thông tin đó.

Hậu quả với các nạn nhân là rất nghiêm trọng, vào năm 2016, một nữ sinh trường THCS Phạm Ngũ Lão (Khánh Hòa) đã mang xăng đến đốt trường do bị đe dọa, thúc giục bằng các tin nhắn trên mang xã hội, hậu quả là em bị bỏng nặng và tổn thương nặng nề về tâm lý.

Năm 2021, NT.N, cô bé 13 tuổi đến từ Long An, chỉ vì áp lực học đường, bị bạn bè tẩy chay, cô lập trên mạng xã hội nên nghĩ quẩn mà uống thuốc trừ sâu tự tử… Đó chỉ là 2 trong số nhiều vụ việc bi thảm xảy ra với những nạn nhân của bạo lực mạng ở Việt Nam.

Những thông tin nêu trên cho thấy tình hình bạo lực mạng và hậu quả của nó với quyền con người ở Việt Nam là tương tự ở nhiều nước khác trên thế giới, kể cả xu hướng ngày càng gia tăng với hậu quả ngày càng nặng nề hơn.

Tại Việt Nam, theo pháp luật, hành vi bạo lực mạng xâm phạm đến quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm và tính mạng sức khỏe của con người mà đã được Hiến pháp 2013 và nhiều luật chuyên ngành bảo vệ.

Dù vậy, do tính chất mới mẻ và phức tạp của không gian mạng cũng giống như ở nhiều nước khác, hiện nước ta chưa có những biện pháp kịp thời và hiệu quả để ngăn chặn và buộc những kẻ bạo lực mạng phải chịu trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức vì những hành vi hèn hạ và phi pháp của chúng.

Bạo lực mạng đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, trở thành một vấn nạn chung của cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Những hành vi bạo lực mạng đã trở thành một mối đe doạ lớn các quyền con người của hàng tỷ người trên trái đất, và là một tác nhân huỷ hoại những giá trị văn hoá cơ bản của các xã hội. Thực trạng đó đòi hỏi các quốc gia phải chung tay nghiên cứu và phối hợp thực hiện các giải pháp để ngăn ngừa, xoá bỏ vấn nạn bạo lực mạng một cách kịp thời, hiệu quả và triệt để.

Bài 2: Phòng, chống bạo lực mạng - bảo vệ quyền con người

Bài 3: Phòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam


[1] Theo What Is Cyberbullying, https://www.stopbullying.gov/cyberbullying/what-is-it#:~:text=Cyberbullying%20is%20bullying%20that%20takes,participate%20in%2C%20or%20share%20content

[2] Vì vậy, bạo lực mạng đôi khi còn được gọi là “bạo lực Internet” hay “bạo lực trực tuyến”.

[3] Theo https://www.coe.int/en/web/cyberviolence/italy

[4] Theo https://thechinaproject.com/2023/03/29/cyberbullying-in-china-finds-victims-in-all-corners/

Những quyết sách vì quyền con người

Những quyết sách vì quyền con người

Kỳ họp lần thứ VI Quốc hội khoá XV thông qua các quyết sách quan trọng, góp phần bảo đảm quyền con người ở nước ...

Việt Nam cam kết mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy bảo đảm các quyền con người

Việt Nam cam kết mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy bảo đảm các quyền con người

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam thúc đẩy Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ...

75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: Một Việt Nam tích cực, trách nhiệm, cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: Một Việt Nam tích cực, trách nhiệm, cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Đối với Việt Nam, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (TNQTNQ) và việc kỷ niệm 75 năm thông qua TNQTNQ (10/12/1948-2023) có ý nghĩa đặc ...

Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người

Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người

Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện quyền con người, vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không ai ...

Quyền con người trong thời đại số hóa ở Việt Nam

Quyền con người trong thời đại số hóa ở Việt Nam

Việt Nam luôn nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động