Sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền:

Việt Nam cam kết mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy bảo đảm các quyền con người

Chu An
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam thúc đẩy Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền thông qua nhiều nỗ lực và hành động hơn nữa để đảm bảo tốt hơn các quyền của con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc Volker Turk phát biểu tại một phiên thảo luận cấp cao tại sự kiện. (Nguồn: TTXVN)
Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc Volker Turk phát biểu tại một phiên thảo luận cấp cao tại sự kiện. (Nguồn: TTXVN)

Từ ngày 11-12/12, sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đã diễn ra thành công tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, với nhiều hoạt động, nội dung thảo luận quan trọng và cam kết mạnh mẽ.

Sự kiện do Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ và Chính phủ Thụy Sỹ đồng tổ chức, với sự tham dự đông đảo, trực tiếp tại Geneva cũng như qua trực tuyến tại các đầu cầu ở các khu vực trên thế giới của đại diện các nước, tổ chức quốc tế.

Đặc biệt sự kiện có sự tham gia và phát biểu của nhiều Lãnh đạo cấp cao, gồm 9 Tổng thống, 6 Thủ tướng, 6 Phó Tổng thống, 5 Phó Thủ tướng, 23 Bộ trưởng, 13 Thứ trưởng, Cao ủy Nhân quyền LHQ, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ, các Tổng thư ký của các Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Liên minh Bưu chính thế giới, Liên minh Viễn thông quốc tế, UNTAD, Đại diện đặc biệt của IMF, Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách Thông tin toàn cầu, Đặc phái viên Tổng thư ký LHQ về công nghệ, cùng đại diện nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp.

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva dẫn đầu, đã tích cực tham dự Sự kiện cấp cao này.

Trong hai ngày, sự kiện bao gồm nhiều phiên thảo luận xung quanh các giá trị của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, các phiên trình bày các cam kết của các quốc gia về thúc đẩy, bảo đảm quyền con người trong thời gian tới, đồng thời, tổ chức 4 phiên thảo luận bàn tròn của Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế về tương lai của quyền con người và các vấn đề hòa bình và an ninh, công nghệ kỹ thuật số, phát triển và kinh tế, môi trường và khí hậu.

Sự kiện cấp cao này kết thúc chuỗi các sự kiện được tổ chức trên thế giới trong năm 2023 - kỷ niệm 75 năm thông qua văn kiện quan trọng nêu trên.

Các hoạt động kỷ niệm này được tổ chức trên cơ sở Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và chủ trì soạn thảo, được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 (tháng 2-3/2023) về Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên. Nghị quyết này được thông qua bằng đồng thuận và có sự tham gia đồng bảo trợ của 121 nước thành viên LHQ, bao gồm 14 nước nòng cốt của Nghị quyết (Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ấn Độ, Panama, Romania, Nam Phi và Tây Ban Nha).

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva  phát biểu tại sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, ngày 11-12/12. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát biểu tại sự kiện cấp cao kỷ niệm 75 năm thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, ngày 11-12/12. (Nguồn: TTXVN)

Đại diện Việt Nam phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam thúc đẩy Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền thông qua nhiều nỗ lực và hành động hơn nữa để đảm bảo tốt hơn các quyền của con người cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau, trong đó có các ưu tiên trọng tâm:

Tăng cường Nhà nước pháp quyền với việc tiếp tục cải cách tư pháp nhằm nâng cao nền tảng thể chế, tư pháp và chính sách liên quan đến nhân quyền, đồng thời chuyển các quy định của các điều ước quốc tế về nhân quyền vào luật pháp quốc gia.

Thúc đẩy các biện pháp hiệu quả và phân bổ đủ nguồn lực để bảo đảm tốt hơn nữa các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị.

Tham gia có trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền LHQ và phát huy vai trò cũng như hiệu quả của Hội đồng, đặc biệt quan tâm đến quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền con người.

Nhân dịp này, ngày 11/12, Phái đoàn Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng LHQ tại Geneva đồng tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa: Di sản thiên nhiên và văn hóa ở Việt Nam”, giới thiệu đất nước Việt Nam đa dạng văn hóa, nơi chung sống hòa hợp và đoàn kết của cộng đồng 54 dân tộc anh em, thông qua các bức ảnh về các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới được công nhận bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO), cũng như các di sản thiên nhiên, văn hóa quốc gia. Triển lãm ảnh cũng thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa quyền con người và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa và thiên nhiên.

Tại sự kiện cấp cao này, cùng với việc tái khẳng định tầm quan trọng của việc thông qua và thực hiện Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, các nước và cộng đồng quốc tế cùng nhìn lại các thành tựu, thách thức trong việc thúc đẩy bảo đảm quyền con người trên thế giới trong những năm qua, tái khẳng định mối gắn kết chặt chẽ giữa quyền con người và hòa bình, an ninh và phát triển bền vững, cần có cách tiếp cận toàn diện thúc đẩy các quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, đồng thời đưa ra các cam kết mạnh mẽ tăng cường bảo đảm tốt hơn các quyền con người trong thời gian tới nhằm bảo đảm các quyền con người cho mọi người, không bỏ ai lại phía sau.

Sự tham gia tích cực của Đoàn Việt Nam tại sự kiện cấp cao này thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Triển lãm ảnh di sản thiên nhiên và văn hóa Việt Nam tại Geneva

Triển lãm ảnh di sản thiên nhiên và văn hóa Việt Nam tại Geneva

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ mong muốn thông qua Triển lãm ảnh, bạn bè quốc tế hiểu thêm thực tế và thông ...

ASEAN thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và bao trùm để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

ASEAN thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và bao trùm để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

ASEAN đang nỗ lực chung tay để giải quyết vấn đề xâm hại trẻ em trên mạng trong bối cảnh có từ 1-20% trẻ em ...

Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á

Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi thế giới của chúng ta, từ cách làm việc đến tận hưởng cuộc sống, từ ...

Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng trong việc phát triển kinh tế và giảm nghèo

Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng trong việc phát triển kinh tế và giảm nghèo

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển Surya Deva đã có những chia sẻ độc quyền với Báo TG&VN ...

Những quyết sách vì quyền con người

Những quyết sách vì quyền con người

Kỳ họp lần thứ VI Quốc hội khoá XV thông qua các quyết sách quan trọng, góp phần bảo đảm quyền con người ở nước ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)

Đọc thêm

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có đánh giá đúng Israel tuân thủ luật phát quốc tế ...
Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long tổ chức biểu diễn, diễu hành trên biển và trên bờ cát Vịnh Hạ Long với màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước tăng đột biến, vàng thế giới bất ngờ điều chỉnh - chộp ngay lấy cơ hội mua vào?
Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro và dự kiến sẽ ...
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi ...
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động