TIN LIÊN QUAN | |
130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người bắc nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Anh | |
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ |
Cuộc đời của Hồ Chí Minh là biểu tượng cao quý của tinh thần cách mạng, độc lập, yêu nước, tình yêu đối với nhân dân, công lý. (Nguồn: TTXVN) |
Tác giả nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước. Nhiều cuộc khởi nghĩa, đấu tranh anh dũng, bất khuất giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước lần lượt thất bại, phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam đứng trước khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập cho nước nhà và tự do cho nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế - thậm chí còn nghiên cứu chủ nghĩa Mark – Lenin. Hồ Chí Minh hiểu rõ cội nguồn những đau khổ của giai cấp công nhân và phụ nữ là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Hơn nữa, ông còn là nhà thiên tài trí tuệ, nhận thức đúng xu thế phát triển tất yếu của loài người và tính chất mới của thời đại.
Năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và công bố cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con đường cứu nước đúng đắn của Việt Nam cơ bản được xác định. Điều này không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu của cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng 8 năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước nhân dân cả nước và toàn thế giới “Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã lãnh đạo nhân dân lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của kẻ thù, đặc biệt là thắng lợi trong Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Geneve (năm 1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, nhân dân Việt Nam đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa Việt Nam đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Việt Nam từ một xứ thuộc địa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từng bước hoàn thiện. Vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Là lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ coi mình đứng cao hơn nhân dân, không để ai sùng bái cá nhân mình, chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tụy của nhân dân. “Bác Hồ” đã trở thành một biểu tượng về phong cách giản dị, trọng dân và vì dân.
Nhà văn hóa kiệt xuất
Sự nghiệp giải phóng dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đem lại vị thế xứng đáng cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Không chỉ có vậy, sự nghiệp này còn có ý nghĩa to lớn đối với nền văn hóa thế giới, chỉ ra cho nhân dân các nước thuộc địa con đường đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập, tự do cho đất nước mình, từ đó góp phần vào việc xóa bỏ chế độ thuộc địa thế giới.
Bác Hồ đã tiếp thu chọn lọc truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, luôn nhận thức rõ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của văn hóa.
Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết 24C/1865 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc
Bác Hồ hết lòng, hết sức xây dựng tình đoàn kết về chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính, tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người. Hồ Chí Minh đã đưa ra lời giải đúng đắn cho vấn đề làm thế nào để giải cứu các dân tộc thuộc địa. Ông đã hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Cuộc đời của Hồ Chí Minh là biểu tượng cao quý của tinh thần cách mạng, độc lập, yêu nước, tình yêu đối với nhân dân, công lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một tình yêu rộng lớn, một trí tuệ anh minh, một tầm nhìn sâu sắc về cuộc đời.
| 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người bắc nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Anh TGVN. Khoảng thời gian 4 năm ở Anh của Bác không quá dài, nhưng rất có ý nghĩa đối với việc hình thành tư tưởng Hồ ... |
| Tạm ước 14/9/1946: Giải pháp chính trị, ngoại giao tài tình (kỳ cuối) TGVN. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tạm ước 14/9/1946 là một giải pháp chính trị linh hoạt, tài tình nhằm bảo vệ Hiệp định ... |
| Sự ngưỡng mộ của tôi dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh giống như của đứa con dành cho người cha kính yêu TGVN. Nhà báo, nhà sử học Alain Ruscio, người có nhiều nghiên cứu về Đông Dương và Việt Nam đã ca ngợi Chủ tịch Hồ ... |