Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhiều người quen thuộc với hình ảnh "chiếc chăn sui" đi vào thơ ca cách mạng Việt Nam nhưng ít người biết về nguồn gốc của nó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bat com se nua chan sui dap cung Đẩy mạnh tình đoàn kết, hữu nghị Việt - Lào
bat com se nua chan sui dap cung Thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt - Lào

Huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là cái nôi của nền văn nghệ kháng chiến. Tại đền Chu Hưng, huyện Hạ Hòa, nơi ra đời Đội vũ trang cách mạng Lào năm 1949, hiện còn một cây sui cổ thụ cành lá xum xuê. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của quân dân hai nước Việt - Lào chống kẻ thù chung, vỏ cây sui được dùng làm chăn. Và chăn sui đã đi vào thơ ca cách mạng “Thương nhau, chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, được nhiều thế hệ học trò hai nước Việt-Lào cùng đọc.

Chuyện một học sinh Lào

Joy Latdavong rất yêu thích môn văn sử. Joy mong một ngày được đến Phú Thọ, thăm nơi 68 năm trước, Chủ tịch Kaysone Phomvihane - Lãnh tụ kính yêu của nhân dân các dân tộc Lào - đã thành lập Đội vũ trang Latsavong, lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên, tiền thân của Quân đội nhân dân cách mạng Lào. Chỉ bằng con đường học tập, Joy mới mong thực hiện được ước muốn của mình. Bố mẹ ở tỉnh Bokeo xa xôi đã gửi Joy đến ở nhờ nhà người bác tại cố đô Luangprabang để học phổ thông. Đường từ Luangprabang đến Phú Thọ, thuận nhất là qua Điện Biên. Học xong phổ thông, Joy đăng ký vào học văn sử tại trường Cao đẳng Điện Biên, để có dịp tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, rồi từ Điện Biên có dịp về thăm Phú Thọ. Nhưng vì lý do nào đó, khóa học văn sử năm ấy không thành, Joy được bố trí vào học ngành sinh hóa tại trường Cao đẳng Điện Biên. Ra trường về nước, anh được bố trí làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin của Sở giáo dục và Thể thao Luangprabang.

bat com se nua chan sui dap cung
Đoàn công tác Phú Thọ tại Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Luangprabang.

Nhớ lại ngày đi học, Joy kể phải đi hai ngày từ Luangprabang qua Uodomxay lên Mường Khoa rồi mới đến Điện Biên. Suốt hành trình đứng trên xe khách, có lúc mỏi quá, nhấc chân lên, khi đặt xuống không còn chỗ nào bởi chân người khác đã ken dày phía dưới. Bây giờ, đường qua Uodomxay lên Điện Biên để về Phú Thọ đã rất thuận lợi, tiếng Việt của Joy lại khá tốt, trong khi niềm đam mê cũ vẫn luôn thôi thúc. Năm nay, anh quyết tâm trở lại Việt Nam, theo học đại học ngành Văn Sử tại Đại học Hùng Vương ở Phú Thọ.

Bắc nhịp cầu hữu nghị

Trong đoàn công tác tỉnh Phú Thọ thăm và làm việc tại các tỉnh Bắc Lào, tôi gặp nhiều câu chuyện vượt khó học tập như của Joy. Thầy giáo Somdi Sylathotd, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Uodomxay vốn là lưu học sinh Lào của Trường T1 sơ tán tại Phú Thọ. Trong những ngôi nhà nền đất, mái lá cọ ngày ấy, ông đã được đồng bào trên mảnh đất cội nguồn của người Việt chia sẻ từng nhành rau, củ sắn. Bốn người con của ông sau này đều du học tại Việt Nam và hiện đang có công việc phù hợp tại Lào.

Tiếp đến là chuyện của Bunmi Silivong, công tác tại Sở Ngoại vụ tỉnh Uodomxay. Bố mẹ Bunmi  rất giỏi tiếng Việt, hiện về hưu ông bà vẫn tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp hai nước sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bố mẹ Bunmi khuyên anh tìm cơ hội sang học tập sau đại học ở Việt Nam. Còn tại tỉnh Luang Namtha, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao Bunchan có thể giao tiếp được bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp Khamkeo đã tốt nghiệp Đại học Hùng Vương và anh đang chuẩn bị trở lại Việt Nam học thạc sỹ.

Các tỉnh Bắc Lào có lợi thế về phát triển kinh tế đồi rừng và phát triển du lịch di sản, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên nên ngày càng thu hút du khách và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, tại các tỉnh, Sở Giáo dục và Thể thao thường xuyên phối hợp với Sở Ngoại vụ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm cơ hội học tập ở nước ngoài.

Đồng chí Phethavon Philavan, Ủy viên BCH Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Namtha cho biết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại nước ngoài là hướng đi quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Thời gian qua, các thế hệ cán bộ, du học sinh Lào sau khi học tập tại Việt Nam nói chung và tại Đại học Hùng Vương trở về nước đã đóng góp tích cực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần thắt chặt quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt giữa hai tỉnh kết nghĩa Phú Thọ-Luang Namtha nói riêng và nhân dân Việt Nam-Lào nói chung.

Trường học Hùng Vương nơi cố đô Luangprabang

Tình hữu nghị Việt-Lào còn được vun đắp bởi các thế hệ người Việt Nam sang lập nghiệp và sinh sống tại Lào. Ba anh em Nguyễn Như Tuệ, quê Thanh Hà, Phú Thọ, đưa nhau sang Luang Namtha mở quán cơm phở Việt đã được 10 năm. Công việc thuận lợi vì người Lào rất ưa thích các món ăn mang đậm nét văn hóa Việt. Có niềm tin,  những người trẻ như anh em Tuệ không chỉ vươn lên lập nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác làm ăn giữa các địa phương hai nước. Có người đã rất thành đạt như anh Xuân Mai (tên Lào là Somai), chủ khách sạn Friendship Mitapha - một trong những khách sạn lớn nhất khu vực Bắc Lào.

Tại Luangprabang, chị Thuận (tên Lào là Viphaphone) cho biết tính từ khi cụ cố rời quê hương Nam Định sang đây, đến nay nhà chị đã có bốn đời sinh cơ lập nghiệp tại Lào. Giống như hầu hết các gia đình người Việt hoặc người Lào gốc Việt, vị trí trang trọng trong nhà chị Thuận treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các bằng khen, giấy chứng nhận thành tích đóng góp cho xây dựng đất nước Lào, các giấy khen kết quả học tập của con cháu. Tôi đoán chị là người gốc Việt ngay khi đọc đôi dòng tiếng Việt treo trên tường: “Cha mẹ chịu một đời bão tố/ Để cho con mãi mãi phồn vinh”. Trong ngôi nhà ấm cúng này, cha con, bà cháu đều nói với nhau bằng tiếng Việt. Chị Thuận cho biết ở Luangprabang có trên 100 gia đình gốc Việt, chưa kể những người Việt mới sang đây buôn bán, làm ăn. Hàng năm, Chính phủ Lào cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tại Trường Đại học Quốc gia Lào cũng như tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt thuận lợi trong xây dựng cuộc sống ấm no. Tại thành phố Luangprabang, tiếng Việt không chỉ được truyền dạy trong các gia đình Việt, học sinh còn được học tiếng Việt tại Trường tiểu học và mầm non Hùng Vương. Mọi người tự hào vì tại cố đô của đất nước Lào có một ngôi trường mang tên vua Hùng - tổ tiên của dân tộc Việt. Chị Thuận rất vui vì nhà mình có cháu gái học tập tại trường tiểu học mang tên Vua Hùng, có con trai giảng dạy tại trường đại học mang tên Hoàng thân Souphanouvong.

Cố đô Luangprabang, nơi hai dòng sông Nam Khan và Mekong hòa chung màu nước cũng là nơi an cư lạc nghiệp của những người mang trong mình hai dòng máu Việt-Lào. Chính họ đang góp phần thắt chặt tình hữu nghị thủy chung được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane đặt nền móng và được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước dày công vun đắp.

bat com se nua chan sui dap cung Tình đồng chí Việt - Lào là truyền thống quý báu, sức mạnh vô địch

“Tình đồng chí vĩ đại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào được tôi luyện trong mấy chục năm ...

bat com se nua chan sui dap cung Huyền thoại trong lòng người dân hai nước Việt - Lào

Tối 15/7, trong không khí cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Tổng cục Chính trị QĐND Việt ...

bat com se nua chan sui dap cung Tăng cường tình hữu nghị Việt - Lào tại Luangprabang

Trung tuần tháng 5 vừa qua, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luangprabang, Lào đã tổ chức buổi giao lưu bóng đá giữa đội ...

Dư Hồng Quảng

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động