Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump hay Biden sẽ 'sửa chữa' chính sách đối ngoại của nước Mỹ?

Mai Hà
TGVN. Theo Tạp chí Mỹ National Interest, chính sách đối ngoại của Mỹ trong hơn 2 thập kỷ qua là một sự thất bại không đáng có. Nếu không sớm thực hiện những thay đổi đáng kể, nước Mỹ có nguy cơ phải chịu tổn thất nặng nề.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump hay Biden sẽ 'sửa chữa' chính sách đối ngoại của nước Mỹ?
Ông Trump hay ông Biden sẽ là người dẫn dắt nước Mỹ trong nhiệm kỳ tới?. (Nguồn: SCMP)

Cần một chính sách mới

Tạp chí National Interest cho rằng, cho dù Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 tới hay ông Joe Biden được lựa chọn, điều quan trọng là chính quyền Mỹ phải “đoạn tuyệt” với những thất bại trong quá khứ.

Ông Trump không thể tiếp tục duy trì hiện trạng của nhiệm kỳ 4 năm qua và ông Biden cũng không thể chỉ lặp lại thời kỳ 8 năm của mình dưới thời Barack Obama. Nước Mỹ cần xây dựng chính sách đối ngoại mới phù hợp với sự nhìn nhận thực tế và tỉnh táo vốn có về thế giới, đồng thời sử dụng toàn bộ sức mạnh của Mỹ - theo những cách thông minh và sáng tạo - để tạo ra những thành quả có lợi cho đất nước.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2020: Ai chiến thắng và nỗi lo của châu Á Bầu cử Mỹ 2020: Ai chiến thắng và nỗi lo của châu Á

Tuy nhiên, nếu chính quyền tiếp theo tiếp tục hiện trạng chính sách đối ngoại theo hướng mất kiểm soát trong nhiều thập kỷ qua, nước Mỹ có nguy cơ tụt hậu trên trường quốc tế, hoặc tồi tệ hơn là sẽ sa lầy vào một cuộc chiến hoàn toàn không cần thiết và vô nghĩa.

"Điều lo lắng lớn nhất hiện nay là người chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng tới sẽ không thực hiện những thay đổi cần thiết này. Sự đình trệ của chính sách đối ngoại Mỹ trong vài thập kỷ qua sẽ tiếp tục cản trở bất cứ nỗ lực sửa đổi nào. Mỹ sẽ tiếp tục phải trả giá đắt cho thất bại mà lẽ ra có thể tránh được", tạp chí chuyên phân tích về chính trị quân sự Mỹ bình luận.

Tạp chí National Interest dự báo, Mỹ sẽ tiếp tục tham gia hầu hết hoặc tất cả các cuộc chiến vốn vẫn đang diễn ra và kéo dài vĩnh viễn, và cuối cùng sẽ rơi vào một cuộc chiến thực sự làm suy giảm nghiêm trọng khả năng phòng thủ đất nước và làm hỏng nền tảng của khả năng thịnh vượng.

May mắn thay, những điều tồi tệ chưa xảy ra và nước Mỹ vẫn còn thời gian. Mỹ không có chiến tranh với Trung Quốc, Nga, Triều Tiên hay Iran. Mỹ có quân đội mạnh nhất và khả năng vô song để phát triển sức mạnh trên toàn cầu. Đồng USD vẫn là đồng tiền thống trị toàn cầu và Mỹ vẫn là nền kinh tế mạnh nhất hành tinh.

Từ thế mạnh và quyền lực này, Mỹ có thể thay đổi đường lối chính sách đối ngoại, dần khắc phục hậu quả tiêu cực và theo thời gian xây dựng nền tảng vững chắc hơn nữa cho sự thịnh vượng và an ninh quốc gia.

Sa lầy vào các cuộc chiến kéo dài

Chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ ngày 11/9/2001 đã phát triển đến mức chính sách ngoại giao của Mỹ với thế giới là một loạt các cuộc chiến kéo dài triền miên mà không có dấu hiệu kết thúc. Các biện pháp ép buộc chống lại ngay cả các cường quốc hạt nhân lớn, từ các cuộc phô trương quân sự cho đến sử dụng thường xuyên các biện pháp trừng phạt kinh tế, thậm chí chống lại cả các đồng minh của Mỹ.

Các chính sách hiện tại của Mỹ không chỉ thất bại trong các mục đích đã định sẵn mà còn làm suy giảm an ninh và làm phức tạp khả năng thịnh vượng của nước Mỹ. Hàng nghìn quân nhân Mỹ đã thiệt mạng, hàng chục nghìn người bị thương và hàng trăm nghìn người bị chấn thương tâm lý. 6 nghìn tỷ USD tiền thuế của người dân Mỹ đã bị lãng phí.

Cách tiếp cận quân sự đầu tiên của Mỹ đối với các vấn đề toàn cầu bắt đầu vào ngày 11/9/2001. Vết thương ban đầu mà nước Mỹ phải chịu vào ngày hôm đó chỉ là phần nổi của tảng băng và đẩy nước Mỹ vào con đường sa lầy cho đến tận ngày nay.

PHÂN TÍCH bầu cử Mỹ 2020: Phía trước đầy bất định

PHÂN TÍCH bầu cử Mỹ 2020: Phía trước đầy bất định

TGVN. Ba tuần trước cuộc bầu cử Mỹ 2020 vào ngày 3/11. Ai đang có lợi thế dẫn trước? Hai nhân tố quyết định kết ...

Việc người dân Mỹ sợ hãi thế giới khủng bố bóng tối vào thời điểm đó và chính phủ Mỹ buộc phải vào cuộc để đảm bảo an ninh và ổn định cũng là điều dễ hiểu. Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã đáp trả các vụ tấn công một cách mạnh mẽ để trừng phạt những kẻ mà theo ông là có tội trong các cuộc tấn công ở Afghanistan.

Mùa hè năm 2002, al-Qaeda đã bị tổn thất nghiêm trọng và phân tán thành những nhóm nhỏ ở khắp Trung Đông. Tổng thống Bush lẽ ra sau đó nên thừa nhận các mục tiêu đã đạt được và rút quân, chuyển Phái bộ Afghanistan thành tổ chức nhân đạo và ngoại giao do Bộ Ngoại giao lãnh đạo.

Thay vào đó, ông lại từ chối giành chiến thắng và mở rộng cuộc xung đột. Kể từ khi ông Bush từ chối rút quân khỏi Afghanistan năm 2002, tất cả các chính quyền Mỹ từ đó đều thử nghiệm nhiều chiến lược khác nhau, thay đổi quy mô quân số từ thấp nhất là 8.600 quân đến nhiều nhất là 100.000 quân, nhưng không bao giờ thành công trong việc giành chiến thắng và chấm dứt xung đột.

Tháng 10 vừa qua, Mỹ đã bước sang năm thứ 20 liên tiếp có mặt ở Afghanistan, sa lầy trong cuộc chiến kéo dài mà không có mục tiêu xác định và không có cách nào để giành chiến thắng.

Hơn nữa, tiếp nối một số tiền lệ xấu mà Tổng thống Bush đã đặt ra, ông Obama cam kết quân đội Mỹ tiếp tục tham chiến hoặc hỗ trợ các chiến dịch ở Syria, Yemen và Libya. Không ai ngoài ông Obama sử dụng vũ lực để hoàn thành các mục tiêu đã nêu: Quân đội Mỹ vẫn ở Syria, nội chiến Yemen tiếp diễn mà không có giải pháp nào, và 9 năm sau khi can thiệp, Libya vẫn là vết thương khó lành của một cuộc nội chiến.

Hướng tới một nước Mỹ an toàn và thịnh vượng

Vì uy tín của mình, ông Trump đã không bắt đầu bất cứ cuộc chiến mới nào và đã giảm quân số tham chiến ở nước ngoài. Tuy nhiên, để ngăn chặn đà trượt dốc này vào năm 2021, người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới phải làm nhiều hơn, đoạn tuyệt với quá khứ và bắt tay vào lộ trình mới.

Tin liên quan
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ ra sao nếu ông Biden làm Tổng thống Mỹ? Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ ra sao nếu ông Biden làm Tổng thống Mỹ?

Việc phân tích thận trọng, toàn diện và không cảm tính về toàn bộ sức mạnh mềm và sức mạnh cứng của Mỹ, cùng với sự đánh giá chính xác, công bằng về bất cứ đối thủ hoặc khu vực địa lý cụ thể nào, sẽ đưa ra lập luận thuyết phục rằng có những cách hiệu quả và ưu việt hơn rất nhiều cho chính sách đối ngoại hiện tại của Mỹ. Những cách thức này sẽ làm cho nước Mỹ an toàn và thịnh vượng.

Về cơ bản, chủ nghĩa hiện thực mang tính xây dựng nhìn nhận thế giới như bản chất vốn có của nó và tạo ra các chính sách để tối đa hóa khả năng của chính phủ Mỹ nhằm giữ an toàn cho công dân Mỹ, trong khi đồng thời xây dựng các mối quan hệ tốt nhất có thể với tất cả các quốc gia và các nhóm trên khắp thế giới. Nó không nhìn thế giới theo các thuật ngữ đơn giản là trắng hay đen, thiện hay ác mà dựa trên các chính sách trên cơ sở đánh giá cảm quan về cách mà Mỹ có thể bảo vệ tốt nhất các lợi ích của mình.

Ông Trump trong nhiệm kỳ thứ 2 hoặc ông Biden trong nhiệm kỳ đầu tiên đều có cơ hội làm cho nước Mỹ mạnh hơn và thịnh vượng hơn. Tổng thống tiếp theo có thể thực hiện điều này bằng cách cố gắng hết sức trong ngoại giao, thừa nhận thế giới hỗn độn như bản chất của nó, và vận dụng tư duy tìm kiếm điều tốt nhất có thể cho nước Mỹ.

Bầu cử Mỹ 2020: Mô hình tam quyền phân lập còn có thể đứng vững?

Bầu cử Mỹ 2020: Mô hình tam quyền phân lập còn có thể đứng vững?

TGVN. Người Mỹ thường tự hào về mô hình tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Tuy nhiên, mô hình này ...

Bầu cử Mỹ 2020: Tranh luận Trump - Biden và những đánh giá trái chiều từ giới chuyên gia

Bầu cử Mỹ 2020: Tranh luận Trump - Biden và những đánh giá trái chiều từ giới chuyên gia

TGVN. Sau khi cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng giữa các ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ...

Bầu cử Mỹ 2020: Con trai ông Joe Biden đã làm gì 'mờ ám' ở Ukraine và Trung Quốc?

Bầu cử Mỹ 2020: Con trai ông Joe Biden đã làm gì 'mờ ám' ở Ukraine và Trung Quốc?

TGVN. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr, ngày 20/10 đã nhận được một cuộc gọi từ Tổng thống Donald Trump, yêu cầu điều tra ...

(theo National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Man City; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain.
Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Chính phủ Indonesia thúc đẩy cải thiện du lịch Halal như một phần trong nỗ lực trở thành điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu với người Hồi giáo.
Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Trên trang cá nhân, diễn viên Phan Minh Huyền thường xuyên cập nhật hình ảnh mới, lúc gợi cảm, quyến rũ; khi thì năng động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác ...
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động