Năm 2016, khi Tổng thống Donald Trump đắc cử, hầu hết những người đưa ra các dự đoán về chính trị đều 'bỏ quên' làn sóng ngầm ủng hộ cuộc đua tranh cử của ông. (Nguồn: AP) |
Truyền thông và giới tinh hoa chính trị ở Washington vẫn đang "cổ vũ" cho ứng cử viên Tổng thống Joe Biden và ngầm ủng hộ các nỗ lực của các ông lớn về công nghệ viễn thông nhằm loại bỏ Tổng thống Trump.
Điều này sẽ vô tình dẫn tới 2 sai lầm lớn, thứ nhất là thất bại trong việc phát hiện ra làn sóng ngầm ủng hộ Tổng thống Trump. Thứ hai, cách tiếp cận mềm mỏng với ứng cử viên Joe Biden khiến ông càng trở nên dễ tổn thương trước đương kim Tổng thống Trump trong chặng cuối cùng của cuộc đua tranh cử.
Hai nguyên tắc đánh giá trong các cuộc bầu cử là năng lượng chiến thắng và khoảng cách đến chiến thắng của các ứng cử viên.
Năng lượng chiến thắng của ông Trump đang được thể hiện rất rõ ràng từ các cuộc mít-tinh, sự lấn át của ông trước các nhà báo, và từ chiến thắng mới đây của ông trong cuộc tranh luận. Tổng thống Trump có lẽ chưa bao giờ hết lôi cuốn trong suốt 4 năm tràn ngập các cuộc đấu tranh chính trị liên tiếp, và vẫn luôn là một "chiến binh" may mắn.
Điều này trái ngược với một ê kíp tranh cử của ứng cử viên Joe Biden. Những lần xuất hiện trước công chúng của ông Biden rất ít ỏi, với số lượng người tham gia thưa thớt. Truyền thông Mỹ "nịnh" ông Biden thậm chí có thể mang đến những tác dụng ngược lại khiến ông Biden không sẵn sàng cho chặng cuối cao điểm của chiến dịch tranh cử.
Tiếp đến là những chính sách mâu thuẫn của ứng cử viên Dân chủ. Trong cuộc tranh luận tối 22/10, ông Biden cam kết sẽ cấm các loại nhiên liệu hóa thạch và khôi phục kế hoạch trung tâm trong kỷ nguyên "Obama-Biden", vốn đã khiến chính phủ mất đi 500 triệu USD tiền đóng thuế để đầu tư vào “năng lượng sạch” Solyndra.
Sự hy sinh quá lớn cho nỗi lo về biến đổi khí hậu này sẽ không chỉ làm giá cả mọi thứ leo thang, trong đó có điện, thực phẩm, cơ sở hạ tầng và nhà ở, mà còn khiến các nguồn cung không được đổ vào các hoạt động mà thực sự có thể cải thiện môi trường.
Bên cạnh đó, ông Biden sẽ đảo ngược các chính sách của Tổng thống Trump, trong đó có chủ trương cứng rắn với Trung Quốc và Iran, đối thoại với Triều Tiên và Nga, và từ chối khởi động các cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông. Dưới thời ông Biden, các đồng minh quan trọng của Mỹ cũng có thể sẽ nhận lấy một sự lạnh nhạt.
Ngoài ra, tuyên bố sẵn sàng đóng cửa nền kinh tế và ra lệnh cho người dân Mỹ ở nhà để đối phó với đại dịch Covid-19 của ông Biden có thể trở thành những sai lầm tệ hại nhất trong chặng cuối của chiến dịch tranh cử. Hiện đã có vô số người phản đối đóng cửa nền kinh tế và những ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần mà họ phải đang trải qua.
Xét cho cùng, Tổng thống Trump đang sở hữu một sự ủng hộ ở đằng sau và rất có thể đang tiến những bước vững chắc đến nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.