Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Đại sứ Tôn Sinh Thành
Không nằm ngoài dự đoán, Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) cầm quyền do Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của đương kim Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử kéo dài hơn sáu tuần, nhưng kết quả công bố hôm 4/6 không như kỳ vọng...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Narendra Modi trở thành người thứ hai trong lịch sử Ấn Độ có ba nhiệm kỳ liên tiếp làm Thủ tướng. (Nguồn: PTI)
Ông Narendra Modi trở thành người thứ hai trong lịch sử Ấn Độ có ba nhiệm kỳ liên tiếp làm Thủ tướng. (Nguồn: PTI)

Tuy bị mất 60 ghế so với 353 ghế trong cuộc bầu cử năm 2019 và không đạt mục tiêu tham vọng 400 ghế đề ra, nhưng Liên minh NDA đã giành được 293/543 ghế, vượt qua số ghế tối thiểu 272 cần thiết để đứng ra thành lập chính phủ mới và đưa Thủ tướng Narendra Modi trở thành người thứ hai sau Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru (1889-1964) đảm nhiệm ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Chính trị liên minh trở lại

Bất ngờ lớn của cuộc bầu cử lần này là việc liên minh đối lập I.N.D.I.A. (Liên minh Dân chủ toàn diện quốc gia Ấn Độ) do Đảng Quốc đại dẫn đầu đã giành được 234 ghế, mức tăng ấn tượng so với con số 93 ghế trong cuộc bầu cử năm 2019.

Trong khi bản thân Đảng Quốc đại đã cải thiện số ghế của mình lên 99 ghế từ 52 ghế năm 2019, thì Đảng cầm quyền BJP bị giảm số ghế xuống còn 240, không đủ để tự mình lập chính phủ. Điều này có nghĩa là BJP tuy vẫn là đảng lớn nhất theo số ghế nhưng sẽ phải phụ thuộc vào các đảng đồng minh địa phương, đặc biệt là Đảng Telugu Desam (TDP) ở bang Andhra Pradesh và Janata Dal United (JDU) tại bang Bihar để thành lập chính phủ. Hai đảng TDP và JDU giành được tổng cộng 32 ghế tại Hạ viện.

Sự phụ thuộc này của BJP có nghĩa là sự trở lại của chính trị liên minh, vốn là đặc trưng cho Ấn Độ từ năm 1989 đến năm 2014. Chính trị liên minh là một thách thức lớn cho bất cứ đảng nào lên cầm quyền. Để làm hài lòng các đối tác liên minh, ông Modi sẽ phải thương lượng, chia sẻ quyền lực và chấp nhận một chính phủ ít tinh gọn hơn.

Sự lớn mạnh của phe đối lập sẽ khiến chính phủ ông Modi gặp nhiều khó khăn tại Hạ viện khi cần thông qua bất kỳ chính sách nào của mình. Kịch bản xấu có thể xảy ra nếu các đối tác chính trong liên minh NDA đổi phe, chuyển sang liên minh I.N.D.I.A. đối lập. Nếu điều này xảy ra, khả năng I.N.D.I.A. đứng ra thành lập chính phủ cũng không thể loại trừ, dẫn đến những thay đổi đáng kể chính sách đối nội và đối ngoại của Ấn Độ.

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở
Đảng BJP dẫn đầu danh sách trúng cử với 240 ghế, tiếp theo là đảng Quốc đại 99 ghế. (Nguồn: NYT)

“Đau đầu” đối nội

Chiến thắng sát nút giúp Thủ tướng Modi bước vào nhiệm kỳ ba, để tiếp tục hoàn thành các công việc còn dang dở trong các nhiệm kỳ trước. Khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai cách đây năm năm, ông Modi hứa sẽ đưa quy mô nền kinh tế Ấn Độ lên 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024, nhưng không đạt được do đại dịch Covid-19. Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Modi lại hứa đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029, với tổng GDP 6,69 nghìn tỷ USD từ mức 3,51 nghìn tỷ USD hiện nay.

Với mức tăng trưởng đó, kinh tế Ấn Độ sẽ đưa mức thu nhập bình quân đầu người lên 4.418 USD từ mức khoảng 2.500 USD hiện nay, tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lên 1,58 nghìn tỷ USD vào năm 2030 từ mức 700 tỷ USD và tăng gấp đôi tỷ trọng xuất khẩu của nước này trong thương mại toàn cầu lên hơn 4%. Mục tiêu bao trùm của ông Modi là đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế phát triển vào năm 2047, nhân kỷ niệm 100 năm độc lập.

Tuy nhiên, để nền kinh tế Ấn Độ có thể tăng gấp đôi sau bảy năm như mục tiêu đề ra, theo các nhà kinh tế, Ấn Độ sẽ phải duy trì mức tăng trưởng GDP thực tế hàng năm ít nhất 7%, lạm phát duy trì dưới mức 4,5% và đồng Rupee mất giá dưới 1,5% mỗi năm so với đồng USD.

Thách thức đối với ông Modi là khó duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong khi vẫn phải giải quyết các vấn đề như lạm phát, thất nghiệp, chênh lệch giàu nghèo. Tỷ lệ thất nghiệp tại Ấn Độ hiện ở mức cao từ 7-8%, trong đó thanh niên thành thị không có việc làm lên tới 16-17%, do nền kinh tế hiện tại quá tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, bỏ qua các lĩnh vực kỹ năng thấp, nơi có thể tạo ra nhiều việc làm.

Lạm phát đứng ở mức cao 4,83%, trong đó lạm phát lương thực 8% cho dù ông Modi đã cấm xuất khẩu lúa mì, gạo và hành để kiềm chế lạm phát trong nước. Thu nhập từ nông thôn trì trệ, sự bất bình đẳng gia tăng giữa thành thị và nông thôn, dẫn đến các cuộc biểu tình lan rộng ở đất nước được mệnh danh có nền dân chủ lớn nhất thế giới. Đây cũng chính là những vấn đề khiến đảng BJP cầm quyền mất đi nhiều phiếu cử tri trong cuộc bầu cử lần này và nếu không giải quyết ngay sẽ làm ảnh hưởng hơn nữa vị trí cầm quyền của ông Modi.

Chính phủ của ông Modi sẽ phải quan tâm giải quyết các yêu cầu của đại chúng, nên phải chuyển hướng một số nguồn lực tài chính sang các biện pháp dân túy. Trong khi đó, ông sẽ phải hạn chế bớt nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng và các chương trình phát triển sản xuất.

Hơn nữa, sự trở lại của chính trị liên minh có thể sẽ làm chậm lại một số biện pháp cải cách tham vọng của chính phủ mới. Các cải cách trong nông nghiệp, đất đai và thuế trực tiếp có thể bị trì hoãn. Nhà đầu tư lo sợ rằng sự trì hoãn này làm suy giảm triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ. Ngay lập tức, chỉ số Nifty 50 của Sở giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ giảm mạnh tới 8,5% tại Mumbai trong ngày 4/6, mức giảm lớn nhất trong một ngày suốt hơn bốn năm qua.

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở
Chính phủ nhiệm kỳ mới của Ấn Độ sẽ phải giải bài toán thất nghiệp. (Nguồn: Flickr)

Thách thức đối ngoại

Chính quyền NDA nhiệm kỳ mới sẽ phải dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho các vấn đề đối nội hơn, đồng nghĩa với việc giảm nguồn lực và sự quan tâm cho các vấn đề đối ngoại. Trong thời gian qua, ông Modi tương đối thành công trong việc thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ chiến lược và đa liên kết, tránh các liên minh mang tính ràng buộc, nhưng duy trì quan hệ đồng đều với Nga, đồng thời tiếp tục tăng cường quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, mở rộng quan hệ với các khu vực thông qua các sáng kiến Láng giềng trên hết, Hành động hướng Đông và Liên kết hướng Tây.

Tuy nhiên, thách thức đối với Ấn Độ là tiếp tục theo đuổi chính sách tự chủ chiến lược và đa liên kết hay không, nếu cạnh tranh Mỹ - Trung, Mỹ - Nga gia tăng. Ấn Độ liệu có thể vừa tiếp tục giữ gìn tình hữu nghị lâu đời với Nga, vừa phải giảm sự phụ thuộc vào Nga về vũ khí và đa dạng hóa nguồn cung vũ khí từ Mỹ và các nước phương Tây hay không?

Quan hệ căng thẳng với Trung Quốc bao gồm cả những va chạm trên biên giới vẫn là một thách thức lớn, khiến Ấn Độ phải dành một nguồn lực lớn cho việc củng cố an ninh thông qua cơ sở hạ tầng mới và tăng cường hiện diện quân sự dọc biên giới. Trong khi đó, ảnh hưởng của Ấn Độ tại các quốc gia láng giềng nhỏ hơn trong khu vực đang bị suy giảm. Dưới thời ông Modi thiếu những nỗ lực nhằm giải quyết căng thẳng với Pakistan. Quan hệ của nước này với Maldives gần đây đã xuống mức thấp. Trung Quốc cũng được cho là đang nỗ lực giảm bớt ảnh hưởng của Ấn Độ ở các nước như Nepal, Bangladesh và Sri Lanka.

Tham vọng mở rộng của chính phủ Thủ tướng Modi trong việc đảm nhận vai trò lãnh đạo Nam bán cầu, đặc biệt trong lĩnh vực biến đổi khí hậu đang bị thách thức. Ấn Độ dễ bị tổn thương trước các hiện tượng ô nhiễm và biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng. Tuy nhiên, chính phủ chưa làm được gì nhiều về vấn đề này. Ấn Độ vẫn là nước có tỷ lệ phá rừng cao thứ hai trên toàn thế giới, mất 668.400 ha đất rừng từ năm 2015 đến năm 2020. Các ngành công nghiệp của nước này vi phạm tiêu chuẩn khí thải và còn thiếu các biện pháp hiệu quả để giảm ô nhiễm không khí. Bất chấp các nỗ lực mở rộng năng lượng tái tạo, tăng công suất lên hơn gấp ba lần, từ 35 GW năm 2014 lên 125 GW vào năm 2023, và phấn đấu 500 GW vào năm 2030.

Tuy vậy, Ấn Độ vẫn là nước đi đầu trong việc tiêu thụ và nhập khẩu than toàn cầu. Điều này cho thấy những khó khăn trong việc Ấn Độ tuyên bố giành quyền lãnh đạo Nam bán cầu, một thông điệp quan trọng mà nước này tìm cách truyền tải trong suốt nhiệm kỳ chủ tịch G20 vào năm 2023.

Với chiến thắng cho dù sít sao, nhưng sự trở lại lần thứ ba của Thủ tướng Narendra Modi tiếp tục cho thấy đảng BJP và cá nhân Thủ tướng vẫn có được sự tin tưởng của đa số cử tri. Điều này sẽ là động lực, nguồn năng lượng lớn để ông Modi tiếp tục đưa Ấn Độ tiếp tục tiến lên, giải được các bài toán còn dang dở trong nhiệm kỳ thứ ba của mình.

Bầu cử Ấn Độ: Điều kỳ diệu mang tên Modi?

Bầu cử Ấn Độ: Điều kỳ diệu mang tên Modi?

Các cuộc thăm dò ý kiến ​​​​ở Ấn Độ đều dự đoán chiến thắng của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền và Thủ ...

Bầu cử Ấn Độ: Giai đoạn 'hot' nhất của cuộc bầu cử lớn nhất thế giới năm 2024

Bầu cử Ấn Độ: Giai đoạn 'hot' nhất của cuộc bầu cử lớn nhất thế giới năm 2024

Cuộc bầu cử Ấn Độ kéo dài 6 tuần đang ở giai đoạn nước rút với quá trình kiểm phiếu trong điều kiện an ninh ...

Bầu cử Ấn Độ: Thủ tướng Modi tuyên bố chiến thắng, phe đối lập làm nên bất ngờ

Bầu cử Ấn Độ: Thủ tướng Modi tuyên bố chiến thắng, phe đối lập làm nên bất ngờ

Sáng 5/6, Ủy ban bầu cử Ấn Độ công bố kết quả kiểm phiếu toàn bộ 7 giai đoạn của cuộc tổng tuyển cử Lok ...

590 binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ tham gia tập trận chung

590 binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ tham gia tập trận chung

Hãng Yonhap ngày 5/6 đưa tin, quân đội Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận vượt sông quy mô lớn vào đầu tuần ...

Bầu cử Ấn Độ: Liên minh cầm quyền vững tin vào Thủ tướng Modi, các tổng thống Nga, Mỹ gửi thông điệp 'thân tình'

Bầu cử Ấn Độ: Liên minh cầm quyền vững tin vào Thủ tướng Modi, các tổng thống Nga, Mỹ gửi thông điệp 'thân tình'

Ngày 5/6, lãnh đạo các đảng trong Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Narendra ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 8 vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển ...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 (15/10) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

'Ngọc Điệp Kỳ Nam' sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 15/11. Lịch âm 15/11/2024? Âm lịch hôm nay 15/11. Lịch vạn niên 15/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông của ...
Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Các ngoại trưởng Mỹ và Ukraine đã thảo luận về những chủ đề như tấn công tầm xa và hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương.
Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump tuyên bố, Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa đã được để cử đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng trong chính quyền mới.
Hezbollah tấn công loạt căn cứ đầu não của quân đội Israel

Hezbollah tấn công loạt căn cứ đầu não của quân đội Israel

Hezbollah tuyên bố lần đầu tiên sử dụng UAV và tên lửa đạn đạo tấn công trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội Israel ở thành phố Tel Aviv trong ngày 13/11.
Điểm tin thế giới sáng 14/11: Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Điểm tin thế giới sáng 14/11: Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động