Biến đổi khí hậu có thể làm giảm nguy cơ sốt rét. (Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters) |
Trong công trình nghiên cứu được công bố hôm 9/5 trên tạp chí Science, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mark Smith thuộc trường Địa lý của Đại học Leeds, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nghiên cứu này sẽ cho đánh giá về những khu vực có các yêu tố lây truyền ít hơn hay nhiều hơn đối với căn bệnh sốt rét.
Theo ông, khi các tính toán về dòng nước ngày càng chi tiết hơn, con người sẽ đưa ra được các biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn dịch sốt rét phát triển, nhất là trong bối cảnh các nguồn lực y tế khan hiếm.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Giáo sư Chris Thomas từ Đại học Lincoln cho biết điều quan trọng rút ra từ nghiên cứu là bệnh dịch sốt rét không chỉ xuất hiện ở những nơi có nước đọng vì trời mưa, mà còn ở cả các vùng đồng bằng sông lớn, các vùng khô cằn và thảo nguyên điển hình ở nhiều vùng châu Phi.
Ngoài ra, điều đáng ngạc nhiên khác trong mô hình mới là sự thay đổi độ dài mùa đối với biến đổi khí hậu, điều có thể tác động đáng kể đến các bệnh truyền nhiễm.
Một đồng tác giả khác là Giáo sư Simon Gosling, chuyên nghiên cứu về rủi ro khí hậu và mô hình môi trường tại Đại học Nottingham, cho biết nghiên cứu mới cho thấy cách thức phức tạp mà dòng nước bề mặt làm thay đổi nguy cơ lây truyền bệnh sốt rét trên khắp châu Phi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca tử vong do sốt rét đạt đỉnh vào năm 2022 với là 608.000 ca, với 95% trong số này là ở châu Phi. Những năm gần đây, lượng mưa và lũ lụt lớn ở một số nước châu Phi đã tạo ra nhiều vùng nước tù đọng, trở thành nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt rét.
Trong Báo cáo sốt rét thế giới của WHO đưa ra năm ngoái, tổ chức này đã lần đầu tiên đưa ra một chương về mối liên hệ giữa bệnh sốt rét và biến đổi khí hậu, coi đây là một rủi ro tiềm ẩn.