Biển Đông: Chiêu trò 'làm luật', sự nguy hiểm và cái giá phải trả

Vũ Đăng Minh
Trong lúc thế giới mỏi mệt vì đại dịch Covid-19, lo ngại sự bất ổn ở Afghanistan..., thì Trung Quốc tung ra chiêu mới trên Biển Đông. Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/9, với những quy định gây bức xúc dư luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi, chiêu mới, sự nguy hiểm và cái giá phải trả
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc có thể khiến căng thẳng leo thang nếu thực thi trên Biển Đông.

Lại chiêu mới

Ngay và luôn, truyền thông quốc tế chỉ ra điểm phi pháp của Luật An toàn giao thông hàng hải. Luật bắt buộc 5 loại tàu khi đi vào vùng lãnh hải Trung Quốc phải khai báo thông tin liên quan. Nếu không, các cơ quan chức năng sẽ áp dụng luật, quy tắc, quy định của Trung Quốc để xử lý. Xử lý thế nào, không nói rõ.

Luật quy định tàu chở dầu, khí đốt, có tần suất hoạt động lớn và các tàu “có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc” thuộc đối tượng điều chỉnh. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông (Trung Quốc) Kang Lin nói quy định cũng được áp dụng cho các tàu dân sự sử dụng cho mục đích quân sự.

Quy định sẽ ít bị phản đối nếu chỉ áp dụng trong lãnh hải 12 hải lý của bờ biển Trung Quốc. Nhưng luật “mập mờ” không giải thích “phạm vi lãnh hải”. Nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song Zhongping cho rằng quy định có thể áp dụng đối với Biển Hoa Đông, Biển Đông, các đảo, đá mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Nghĩa là các vùng biển, đảo trong phạm vi “đường 9 đoạn”.

Như vậy, tùy thuộc vào cảm nhận chủ quan của lực lượng chấp pháp, bất kỳ tàu nước ngoài nào cũng có thể trở thành đối tượng bị xử lý, dù đang hoạt động bình thường trên các vùng biển ngoài lãnh hải của Trung Quốc.

Cục An toàn Hàng hải và truyền thông Trung Quốc nói quy định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Nhưng chuyên gia quốc tế khẳng định quy định về nhóm tàu chịu tác động và quyền của quốc gia ven biển trong Luật Trung Quốc trái hoàn toàn với UNCLOS 1982.

Giáo sư quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc Thời Ân Hoằng dự báo “bất kỳ quốc gia nào có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như các quốc gia phương Tây như Mỹ và Anh… đều sẽ không chấp nhận quy định mới trên”.

Tin liên quan
ASEAN, EU và Anh có mẫu số chung là hòa bình ở Biển Đông ASEAN, EU và Anh có mẫu số chung là hòa bình ở Biển Đông

Vì sao biết sẽ bị phản đối mà Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc vẫn đưa ra quy định? Rất đơn giản, một mũi tên nhằm nhiều đích.

Thứ nhất, ẩn sau quy định “vùng lãnh hải” là ý đồ khẳng định chủ quyền Biển Đông theo “đường 9 đoạn” và chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Thứ hai, tạo cơ sở cho tàu hải cảnh, tàu dân quân biển hiện diện trên các vùng biển để “thực thi pháp luật” Trung Quốc.

Thứ ba, là phép thử phản ứng, “tập” cho các nước quen với việc Trung Quốc “làm luật biển”.

Thứ tư, cùng với các hoạt động khác, để Trung Quốc thực hiện kiểm soát Biển Đông trên thực tế.

Truyền thông quốc tế nhận xét các quy định của Trung Quốc “mơ hồ” một cách có chủ ý. Càng mơ hồ thì càng dễ biện minh và dễ áp dụng theo ý chủ quan. Nghĩa là Trung Quốc cho quyền tùy ý hành động, đem luật quốc gia áp lên luật quốc tế.

Quy định mới, tương tự như việc Trung Quốc công bố “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, có thể chưa áp dụng ngay trên thực tế. Nhưng nó là “quả bom hẹn giờ”, có thể nổ bất cứ lúc nào Bắc Kinh muốn, làm gia tăng nguy cơ tranh chấp, va chạm trên biển.

Sự nguy hiểm của hệ thống

Từng “lát cắt salami” có thể tạo cảm giác chưa đến độ làm căng. Có người vẫn hy vọng vào đại cục như phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á tháng 8/2021: tôn trọng sự thật lịch sử, luật pháp quốc tế, sự đồng thuận để giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên cơ sở hòa bình, tôn trọng các nước trong khu vực, tránh để bên ngoài can dự.

Nhưng hành động thực tế lại không như vậy.

Xâu chuỗi các sự kiện cho thấy một sự thật khác. Ngày 7/8/2020, Trung Quốc đưa ra quy tắc kỹ thuật để kiểm tra tàu biển trong các tuyến nội địa. Theo đó, khu vực hàng hải từ Hải Nam đến Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) là “gần bờ” (coastal), vùng biển “nội địa”, áp dụng theo “quy chế quản lý vùng ven biển” của luật Trung Quốc.

Ngày 22/1/2021, Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh, cho phép lực lượng chấp pháp “sử dụng mọi biện pháp cần thiết”, kể cả sử dụng vũ khí nhằm vào các tàu nước ngoài, trên các vùng biển Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Rồi đến Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi công bố cuối tháng 8/2021. Cứ khoảng 6 đến 8 tháng, Trung Quốc lại cho ra một “lát cắt salami”. Mỗi “lát cắt” đưa ra một số quy định mới, định nghĩa mới… Tổng các “lát cắt salami” sẽ từng bước tạo ra một “Bộ luật” Trung Quốc trên Biển Đông.

Bằng cách đó, Bắc Kinh muốn biến vùng biển, đảo không tranh chấp thành vùng tranh chấp, thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.

Năm 2012, Trung Quốc phong tỏa, giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Trong vòng 5 năm, từ 2014, Trung Quốc cải tạo các đá thuộc quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, có công trình ngầm, cầu tàu, đường băng cho phép máy bay vận tải quân sự hạng nặng cất hạ cánh (tháng 1/2021, 1 máy bay như thế đã đáp xuống đá Chữ Thập).

Cùng với đó là sự hiện diện thường xuyên của nhiều tàu hải cảnh, tàu dân quân biển và hàng loạt cuộc tập trận trên Biển Đông. Trung Quốc đã thay đổi nguyên trạng, tạo ưu thế trên Biển Đông. Có đảo, có nhiều tàu, có lực lượng, bây giờ là ban hành luật. Đủ công cụ để thực hiện mục tiêu kiểm soát Biển Đông. Đấy chính là sự nguy hiểm của hệ thống.

Im lặng có là vàng?

Muốn ngăn chặn hệ thống nguy hiểm, phải đấu tranh với từng “lát cắt”. Phải xem các quy định trái với UNCLOS 1982 là yêu sách chủ quyền không có cơ sở pháp lý, nguy hiểm không kém việc hạ đặt giàn khoan vào vùng biển nước khác.

Tin liên quan
Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Học giả quốc tế dự báo các nước sẽ không chấp nhận quy định áp đặt phi lý. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước mà mình là thành viên, nhất là UNCLOS 1982 – khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển”.

Tinh thần đó phù hợp với quan điểm của nhiều quốc gia khác.

Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Supple khẳng định đó là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do trên biển”, quyền và lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông…

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nhấn mạnh, chúng tôi “…đã cùng với các đối tác và đồng minh chống lại các yêu sách hàng hải bất hợp pháp… Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó”.

Tuy nhiên, một số nước, vì tính toán riêng, vì sự ràng buộc quan hệ hoặc nghĩ “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, có thể né tránh, hoặc chấp nhận khai báo theo yêu cầu của Trung Quốc. Im lặng đồng nghĩa với đồng ý. Chấp nhận khai báo thông tin, vô hình trung chấp nhận “chủ quyền tuyên bố” của Trung Quốc. Suy nghĩ như vậy sẽ tạo đất cho các hành động trái pháp luật nảy nở.

Các nước trong và ngoài khu vực cần đồng thuận cao hơn, phản đối mạnh mẽ, liên tục hơn, hành động có trách nhiệm hơn. Chỉ có như vậy mới tạo áp lực đủ để ngăn chặn các hành vi kiểu đó tái diễn.

Đó không phải là chọn bên, là can dự gây căng thẳng mà là “chọn luật pháp quốc tế”, vì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Cái giá không hề rẻ

Truyền thông sử dụng các cụm từ “mơ hồ”, “làm luật”, “ngang ngược”, “ sai trái”... để nói về Luật mới của Trung Quốc. Học giả quốc tế nhận xét, chữ nghĩa trong Luật phải rõ ràng, cụ thể. Cái phức tạp chính là cố tình cài cắm ý đồ khác đằng sau chữ nghĩa.

Ngày 10/8/2021, cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố chung, đề cập UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên Biển Đông, bao gồm việc chống lại những hoạt động không hợp pháp, bảo đảm quyền tự do hàng hải, bất chấp sự phản ứng gay gắt của đại diện Trung Quốc.

Hãng Reuters ngày 3/9 đưa tin đảo quốc Micronesia ở Thái Bình Dương dùng quỹ của Mỹ để xây dựng tuyến cáp ngầm dưới biển. Trước đó, quần đảo này đã từ chối trao hợp đồng cho 1 công ty Trung Quốc.

Rõ ràng, thế giới ngày càng cảnh giác với nhiều hành vi của Trung Quốc. Cái giá phải trả không hề nhỏ.


Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.

Mỹ nói gì về việc Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài vào Biển Đông phải đăng ký với Bắc Kinh?

Mỹ nói gì về việc Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài vào Biển Đông phải đăng ký với Bắc Kinh?

Ngày 1/9, Lầu Năm Góc dường như phản đối việc Bắc Kinh yêu cầu các tàu nước ngoài đi vào Biển Đông phải đăng ký ...

Vấn đề Biển Đông: Nhật Bản tỏ quan ngại, Indonesia kêu gọi giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982

Vấn đề Biển Đông: Nhật Bản tỏ quan ngại, Indonesia kêu gọi giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982

Ngày 6/8, tại Hội nghị trực tuyến của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 28 với sự tham dự của 20 quốc gia, ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/4/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 25/4. Lịch âm hôm nay 25/4/2024? Âm lịch hôm nay 25/4. Lịch vạn niên 25/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/4/2024: Tuổi Hợi tình duyên khởi sắc

Xem tử vi 25/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 25/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 25/4/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 25/4/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 25/4/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 25/4/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 25/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 25/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 25/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Du lịch 'bắt tay' văn hóa Khmer trên vùng đất Chín Rồng

Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer có nhiều bước phát triển đáng kể, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục có nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động