Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về Dự án Luật Giá (sửa đổi), với sự đóng góp của các đại biểu về giá sàn, giá trần vé máy bay. |
Góp ý dự thảo Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam đề xuất bỏ giá trần, giá sàn đối với vé máy bay.
Theo Đại biểu, nếu để giá trần, giá sàn sẽ không phù hợp với chủ trương tinh thần Nghị quyết 11, Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng XII. Bên cạnh đó, việc bỏ giá trần, giá sàn đối với vé máy bay cũng sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình vận tải khác, đảm bảo các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
ĐBQH Tạ Văn Hạ cũng cho rằng vận tải hàng không không phải là dịch vụ thiết yếu. Cũng như vận tải đường sắt, các hãng vận tải phải có sự cạnh tranh công bằng trong dịch vụ vận tải, phản ánh đúng quy định thị trường và quy luật cung cầu.
Do đó, từ kinh nghiệm quốc tế, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng việc không quy định giá trần, giá sàn đối với vé máy bay sẽ tạo điều kiện để các hãng hàng không thực hiện chính sách giá vé linh hoạt, đưa nhiều chương trình giá phù hợp, tăng các mức giá rẻ nhằm kích cầu và khuyến khích người dân tham sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.
Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam phát biểu tại phiên thảo luận. |
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) cho rằng về dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng không nội địa, đây là dịch vụ do nhà nước định giá, Bộ Giao thông vận tải quy định giá tối đa.
Thống nhất với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nhất là của nhiều đối tượng có thu nhập thấp được tiếp cận dịch vụ hàng không, qua đó giảm chi phí xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, cần thiết có sự điều tiết của Nhà nước để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, không gây tác động xấu đến các doanh nghiệp hàng không.
Tuy nhiên, trong dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng không nội địa, có nhiều hạng khác nhau, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đại biểu đề nghị cần quy định rõ trong dự thảo luật, chỉ có dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông thì mới thuộc danh mục dịch vụ do nhà nước định giá, còn hạng thương gia, phổ thông đặc biệt thì để doanh nghiệp tự định giá theo cơ chế thị trường, để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) phát biểu tại phiên thảo luận. |
Còn đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) nhất trí với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giữ quy định về giá trần và bỏ quy định về giá sàn đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa.
Tuy nhiên, theo đại biểu, đối với “mức giá 0 đồng” của hãng hàng không đã khẳng định rằng thực chất không có vé máy bay, giá 0 đồng, mức giá cộng đồng là chưa gồm thuế, phí và thực tế người tiêu dùng vẫn phải chi trả một khoản tiền nhất định.
Thời gian qua, một số hãng áp dụng giá vé 0 đồng nghĩa là một hình thức ưu đãi chỉ áp dụng cho một số ít ghế, cho một chuyến bay và thực tế mức giá phải trả không phải là 0 đồng.
Do vậy, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị cần xem xét điều chỉnh thuật ngữ “mức giá 0 đồng” bằng những thuật ngữ phù hợp là giá ưu đãi hoặc giá khuyến mại nhằm tránh ngộ nhận, lợi dụng, lạm dụng và cũng thể hiện tính minh bạch trong Luật Cạnh tranh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình một số vấn đề các đại biểu quan tâm. |
Phát biểu giải trình một số vấn đề các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, đối với giá sàn và giá trần của hàng không nội địa, Bộ trưởng cho biết việc giữ giá trần giúp giảm chi phí xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp cận dịch vụ hàng không nội địa. Vì vậy, cần giữ giá trần hàng không nội địa.
Về giá sàn, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã bỏ giá sàn, các hãng hàng không có dải giá rất rộng cho nhiều loại chuyến bay, nhiều hạng vé, cơ quan soạn thảo thống nhất bỏ giá sàn với dịch vụ này.
Hôm nay (22/5), khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV Hôm nay ngày 22/5, khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ ... |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng về công tác lập pháp Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là kỳ họp ... |
Tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội Sáng nay 22/5, tại phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ Phạm ... |
Hôm nay (23/5), Quốc hội thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá; nghe công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Hôm nay (23/5), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá (sửa ... |
4 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức Chính phủ cần nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên ... |