Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm, việc dạy thêm giờ cần bị lên án trong bối cảnh dịch Covid-19. (Nguồn: VGP) |
Trẻ lớp 1 học trực tuyến có phù hợp?
Đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An) đặt vấn đề: Hiện nay có số lượng lớn sinh viên ra trường không có việc làm. Việc này do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc các cơ sở đào tạo tuyển sinh, đào tạo không gắn với nhu cầu thị trường. Trách nhiệm và giải pháp khắc phục là gì? Bên cạnh đó, việc cho trẻ em học lớp 1 học trực tuyến không phù hợp, khó khăn cho phụ huynh?
Với việc học sinh lớp 1 học trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định chủ trương lớp 1 và lớp 2 có thể học trên truyền hình. Với trường có đủ điều kiện có đủ giáo viên mới học trực tuyến. Theo đó, bộ đã phối hợp Đài truyền hình Việt Nam sản xuất 166 bài giảng, đáp ứng yêu cầu học tập của lớp 1 và lớp 2. Thống kê cũng có hàng triệu học sinh vào học.
"Trong mọi giải pháp khó có giải pháp đáp ứng yêu cầu nhưng chọn giải pháp tối ưu hơn cả. Các cháu lớp 1 học trên truyền hình là lựa chọn và được đông đảo phụ huynh lựa chọn. Song việc kiểm tra đánh giá các cháu thế nào cho phù hợp thì chúng tôi đã có hướng dẫn, khi đến trường hỗ trợ củng cố", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Đánh giá việc dạy học trực tuyến nói chung, Bộ trưởng GD&ĐT nhìn nhận việc trang bị kỹ năng cho học sinh còn hạn chế, nên khi học sinh quay trở lại trường cần chú trọng vấn đề này.
Đặc biệt, khi dịch bệnh còn kéo dài, để tăng cường chất lượng cần giải pháp tổng thể. Với nhóm, vùng miền tiếp tục dạy học trực tuyến cần củng cố tăng cường hạ tầng thông tin, bài giảng truyền hình. Gắn với đó là thanh kiểm tra giám sát, rà soát để thực hiện đúng quy định hướng dẫn của bộ về thời gian, nội chương, chương trình giảng dạy. Tăng cường tư vấn tâm lý, sức khỏe, tránh căng thẳng với học sinh khi dạy học trực tuyến kéo dài.
Học trực tuyến khó bù đắp so với học trực tiếp
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) hỏi: Giáo dục kỹ năng, thực hành cho học sinh, sinh viên trong dịch bệnh bị thiếu hoặc xem nhẹ, ngành giáo dục có biện pháp gì?
Bộ trưởng Bộ GG&ĐT trả lời: Mục tiêu trong đổi mới giáo dục cần tăng cường dạy kỹ năng và thực hành nhưng dịch bệnh ảnh hưởng nhiều tới việc trang bị kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là những kỹ năng thực hành.
Ngành giáo dục nhận thấy đây là điều mà dạy học trực tuyến khó có thể bù đắp so với học trực tiếp. Vì vậy, ngành giáo dục yêu cầu các trường, gia đình phối hợp để tăng cường chất lượng giáo dục. Nếu dịch bệnh còn kéo dài cần có biện pháp tổng thể.
Thứ nhất, cần củng cố, tăng cường hạ tầng về công nghệ thông tin, trang thiết bị. Thứ hai, cần tiếp tục các bài giảng trên truyền hình. Thứ ba, tăng cường thanh tra, giám sát để đảm bảo chương trình học. Thứ tư, quan tâm tới sức khỏe tinh thần của thầy và trò.
Cần lên án dạy thêm giờ
Đại biểu Nàng Xô Vi (đoàn Kon Tum): Vừa qua tôi thấy Bộ trưởng chỉ đạo không dùng bài văn (văn mẫu) soạn thảo trong dạy và học môn Ngữ Văn. Điều này rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Bộ trưởng chỉ đạo thế nào để thúc đẩy chất lượng hơn?
Trả lời cho câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách, năng lực thẩm mỹ, phẩm chất làm người và tâm hồn cho học sinh qua việc giảng dạy môn ngữ Văn.
Việc giáo viên đọc văn mẫu cho học sinh chép là rất tai hại và Bộ đã có hàng loạt chương trình để chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng này.
Đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) đặt câu hỏi: Mặc dù Bộ GD&ĐT đã cấm dạy học thêm nhưng trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua, xuất hiện tình trạng dạy học thêm trực tuyến. Quan điểm của Bộ trưởng ra sao về vấn đề này?
Về dạy thêm học thêm trực tuyến trong điều kiện dịch, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: "Bình thường cần phải ngăn, trong khi học trực tuyến căng thẳng hơn, mà việc dạy học thêm giờ càng phải lên án".
Theo quy định về dạy học trực tuyến, Bộ đã đề nghị các sở và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra việc học trực tuyến xem có bố trí quá giờ, quá hiện tượng hay không, để có biện pháp ngăn chặn.
Trong khó khăn dạy học trực tuyến, các thầy cô vẫn vượt qua khó khăn, sáng tạo với tinh thần tận tâm, giúp chúng ta củng cố thêm niềm tin. Những vấn đề cần sửa chữa, bổ khuyết, theo Bộ trưởng ngành giáo dục, đó là việc vận hành văn bản, chính sách còn bộc lộ khiếm khuyết, đặc biệt trong dịch bệnh thấy rõ hơn.
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong thời gian dài tới đây, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, có ba nhóm đối tượng cần phải có nhóm giải pháp khác nhau: nhóm vẫn đang học trực tiếp bình thường, sẽ phải tăng cường chất lượng; nhóm đang chuẩn bị đưa học sinh quay trở lại trường học; nhóm cần tiếp tục học trực tuyến thêm.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) đặt câu hỏi: Ngành giáo dục đã thích ứng để ứng phó với dịch Covid-19, đội ngũ nhà giáo và quản lý đã thể hiện tinh thần vượt khó rất đáng trân trọng nhưng bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết. Theo Bộ trưởng, có điều gì cần khắc phục thời gian tới? Thứ 2, dự báo dịch còn lâu dài, theo ông Bộ làm gì để đảm bảo sức khỏe và tâm lý cho giáo viên, học sinh?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Quyên Thanh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ứng phó với dịch bệnh, các thầy các cô đã sáng rất nỗ lực. Đó là sức mạnh, niềm tin được củng cố rất nhiều từ sự nhiệt thành, hi sinh của hàng triệu giáo viên và học sinh.
Các thầy cô không kêu ca, không phàn nàn. Thầy cô đã sáng tạo vô cùng. Đó là sự tận tâm của đội ngũ nhà giáo. Bộ GD&ĐT đã rất cố gắng, các Cục, Vụ đã rất nỗ lực nhưng thời gian tới sẽ cần cố gắng hơn nữa.
Tuy nhiên, qua dịch bệnh bộc lộ nhiều điều cần điều chỉnh về chế độ chính sách, qua đợt dịch bùng phát, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục rà soát các chế độ chính sách. Trong việc ban hành chính sách, giữa yếu tố chung cả nước cần chú ý nhiều hơn đến tính đa dạng vùng miền, các văn bản hướng dẫn cần phù hợp với thực tế.
Đang điều chỉnh để sách giáo khoa hoàn thiện hơn
Đại biểu Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn) hỏi: Nhiều sách giáo khoa thiếu tính thuyết phục, dư luận có ý kiến. Nhiều môn học thiếu giáo viên, do vậy một giáo viên phải dạy nhiều môn học. Ngành giáo dục giải quyết vấn đề này ra sao?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Huế, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận thấy thời gian qua có nhiều luồng ý kiến của dư luận về chất lượng sách giáo khoa, đặc biệt là sách giáo khoa lớp 6. Hội đồng chuyên môn làm sách giáo khoa đã tiến hành thảo luận với tác giả và điều chỉnh trước khi sách được in và đến tay học sinh.
Bộ GD&ĐT cũng đang điều chỉnh để quy trình làm sách giáo khoa để hoàn thiện hơn. Về vấn đề dạy học tích hợp, một môn có 3 hợp phần. Hiện tại, các trường sắp xếp 3 giáo viên dạy một môn. Đơn vị nào sắp xếp hợp lý thì mọi việc thuận lợi, không sắp xếp phù hợp thì sẽ gặp nhiều vấn đề.
Bộ cũng đã tập huấn cho các trường, đặt vai trò quan trọng vào tay những người quản lý của các trường trong nhiệm vụ phân bổ giáo viên. Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc sinh viên ra trường không có việc làm, Bộ trưởng cho rằng nhu cầu nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo và các yếu tố thị trường tác động tới vấn đề này.
Đánh giá việc dự báo nhu cầu thị trường lao động là việc quan trọng các trường đại học cần thực hiện. Đối với học sinh lớp 1 và 2, Bộ trưởng khẳng định các em sẽ chủ yếu học trên truyền hình. Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với đài truyền hình thực hiện nhiều chương trình dạy học trên sóng, sản xuất 166 bài giảng cho lớp 1 và 2.
Mỗi một môn học có hàng triệu lượt học sinh vào học (theo đài truyền hình thống kê). “Khó có giải pháp nào hoàn hảo, nên chúng ta chọn một giải pháp phù hợp nhất. Dư luận cũng ủng hộ dạy học sinh lớp 1-2 trên truyền hình”, Bộ trưởng nói.
| Bộ GD&ĐT xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT thế nào? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đã xây dựng Phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao ... |
| Chủ trương sống chung với dịch không phải là như chưa từng có gì xảy ra, dịch bệnh vẫn còn trong cộng đồng và nguy ... |