Bom chùm Mỹ cập bến Ukraine không ‘thần thánh’ như đã tưởng, có thể thay thế bằng vũ khí khác

Nguyễn Trọng Nghĩa
Ukraine đã nhận được bom chùm gì từ Mỹ, loại vũ khí sát thương bị cấm ở hơn 111 quốc gia?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
1.	Hình ảnh mặt trong của đầu đạn bom “John Thật Thà” của Mỹ, bên trong là đạn bom con M134 . (Nguồn: Wikipeadia)
Hình ảnh mặt trong một loại bom chùm của Mỹ, bên trong là đạn bom con M134 . (Nguồn: Wikipedia)

Valeryi Shershen, phát ngôn viên của quân đội Ukraine xác nhận vũ khí đã đến, một tuần sau khi Mỹ thông báo quyết định gây tranh cãi gay gắt. Đây là một phần của gói an ninh trị giá 800 triệu USD mà Mỹ cam kết viện trợ cho quốc gia Đông Âu.

Lược sử loại vũ khí gây tranh cãi

Theo CNN, bom chùm có dạng giống quả bom thông thường, nhưng bên trong đó có chứa hàng chục đến hàng trăm các quả đạn nhỏ hơn, hay còn được gọi là bom đạn con. Loại bom này có thể thả từ máy bay, phóng từ tên lửa hoặc bắn từ pháo, súng hải quân hoặc bệ phóng tên lửa.

Tin liên quan
Nga tự tin về năng lực quân sự, cảnh báo nguy cơ thương vong lớn khi bom chùm cập bến Ukraine Nga tự tin về năng lực quân sự, cảnh báo nguy cơ thương vong lớn khi bom chùm cập bến Ukraine

Các quả bom đạn con sẽ được thả ra ở độ cao nhất định, tùy thuộc vào khu vực của mục tiêu đã định sẵn, và sẽ được phát tán khắp khu vực đó. Chúng được đồng nhất bởi một bộ đồng hồ đếm ngược để phát nổ gần hoặc trên mặt đất, phóng ra các mảnh đạn được thiết kế để tiêu diệt đối thủ hoặc hạ gục các phương tiện bọc thép như xe tăng.

Loại đạn chùm Mỹ cung cấp cho Ukraine có tên gọi là Đạn quy ước cải tiến hai mục đích (DPICM), đã bị quân đội Mỹ loại bỏ từ năm 2016. Loại đạn này được bắn từ lựu pháo 155 mm và bên trong mỗi quả chứa 88 quả lựu đạn nhỏ. Mỗi quả đạn chùm có tầm sát thương khoảng 30.000 m2, tùy vào độ cao các quả đạn nhỏ được rải ra.

2.	Hình ảnh của Bom Bươm Bướm được sử dụng trong chiến tranh Thế Giới lần thứ hai. (Nguồn: lonesentry)
Hình ảnh mô tả Bom bươm bướm được sử dụng trong Thế chiến II. (Nguồn: lonesentry)

Bom chùm có lịch sử khá lâu đời. Theo The Washington Post, chúng được sử dụng lần đầu tiên trong Thế chiến II bởi Đức quốc xã, dưới dạng bom SD-2 hay còn gọi là bom bươm bướm, để thả xuống thị trấn Grimsby ở Vương quốc Anh. Phiên bản đời đầu này có vỏ giống một cái cặp lồng, khi được mở ra để thả các quả bom đạn con thì hai bên cặp lồng sẽ xòe ra như hình cánh bướm.

Do có tính năng gây sát thương trên diện rộng, bom chùm được sử dụng rất nhiều trong chiến đấu quân sự, một vài cuộc chiến nổi bật có sử dụng đến loại vũ khí này là chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Đông Dương giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cuộc chiến ở các đảo Falkland giữa Anh và Argentina, chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, cuộc xung đột Eritrea-Ethiopia, xung đột Kosovo năm 1999 và cả cuộc Nga, Mỹ tiến vào Afghanistan, Campuchia, miền Nam Lebanon, Libya, miền Nam Sudan, Sudan, Syria và Yemen.

5.	Cơ chế hoạt động của Bom Chùm. (Nguồn: Dân trí)
Cơ chế hoạt động của bom chùm. (Nguồn: Dân trí)

Bom xịt càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Mặc dù bom chùm có khả năng gây sát thương khá lớn, tỉ lệ “xịt” của loại vũ khí này cũng khá cao.

Theo CBS News, một lượng lớn bom đạn con không phát nổ khi va chạm lần đầu. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tính toán xác suất “bom xịt” là từ 10% lên đến 40% trong các cuộc xung đột gần đây. Tổ chức này cũng cho biết: “Việc sử dụng quy mô lớn các loại vũ khí này dẫn đến việc hàng chục ngàn, và đôi khi là hàng triệu quả bom đạn con chưa nổ và không ổn định rải rác khắp nơi trên nhiều quốc gia và khu vực”.

Điều này sẽ gây ra nguy hiểm lâu dài, đặc biệt cho dân thường, khi mà họ có thể vô tình giẫm phải và làm phát nổ các quả bom, gây ra thương tích và thiệt hại lớn.

Theo The Washington Post, một nghiên cứu năm 2006 của tổ chức Handicap International (Tổ chức từ thiện quốc tế cho người tàn tật) cho thấy, 98% tỷ lệ thương vong do bom chùm được ghi nhận là thường dân. Ước tính, loại vũ khí này đã gây ra ít nhất 55.000 thương vong là những người không tham chiến kể từ những năm 1960.

Việc bom chùm có khả năng gây thiệt hại trên một khu vực rộng lớn làm tăng khả năng dân thường có thể bị trúng đạn, những quả bom nhỏ chưa nổ có thể gây ra thương tích hoặc giết chết những thường dân phát hiện ra chúng trong và sau các cuộc xung đột.

Hơn nữa, bom đạn con nhỏ và khá sặc sỡ còn khiến cho chúng dễ rơi vào tầm tay của trẻ em. Do số lượng bom được thả xuống khá lớn nên chỉ một tỷ lệ “bom xịt” nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến hàng chục vụ nổ chết người, thậm chí ngay trên các con đường đi lại của người dân.

Hình ảnh logo Công ước cấm bom chùm. (Nguồn: cluster convention)
Logo Công ước cấm bom chùm. (Nguồn: cluster convention)

Quốc tế đồng lòng cấm sử dụng

Nhận ra được sự nguy hiểm của loại vũ khí kể trên, công ước cấm sử dụng bom chùm ra đời. Nó được thống nhất vào ngày 30/5/2008 tại Dublin, thủ đô của Ireland, nhanh chóng được ký kết vào ngày 3/12 cùng năm tại Oslo, Na Uy. Công ước có hiệu lực vào đầu tháng 8/2010, chỉ 6 tháng sau khi được 30 nước phê chuẩn.

Theo đó, các quốc gia đã phê chuẩn công ước bị cấm sử dụng, phát triển, sản xuất, mua, tàng trữ, giữ lại bom, đạn chùm hoặc chuyển giao chúng cho các quốc gia khác. Công ước cho phép sử dụng các vũ khí có bom, đạn con miễn là không vượt quá 10 quả với trọng lượng hơn 4 kilogram và có khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu đơn lẻ.

Ông Farhan Haq, phó phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết tổ chức này ủng hộ Công ước về bom, đạn chùm, đồng thời phản đối sử dụng loại vũ khí này trên chiến trường.

Theo The Washington Post, tính đến nay có 111 quốc gia đã ký và phê chuẩn Công ước về bom, đạn chùm.

Điều đáng lo ngại là, theo Liên minh bom, đạn chùm (Cluster Munition Coalition) - một tổ chức quốc tế giám sát việc sử dụng loại vũ khí này, tới nay, có 16 quốc gia vẫn sản xuất bom, đạn chùm và chưa cam kết không sản xuất chúng trong tương lai, trong đó có Mỹ, Nga và Ukraine - ba quốc gia hiện đang là tâm điểm tranh cãi về loại vũ khí nguy hiểm này.

4.	Những người hàng xóm tụ tập quanh một ngôi nhà bốc cháy do bị trúng đạn chùm ở Kharkiv, Ukraine, vào ngày 30/5/2022. (Nguồn: API)
Những người hàng xóm tụ tập quanh một ngôi nhà bốc cháy do bị trúng đạn chùm ở Kharkiv, Ukraine vào ngày 30/5/2022. (Nguồn: Time)

Hiệu quả quân sự có thể thay thế

Kể từ khi kết thúc Thế chiến II, vẫn có 34 quốc gia sản xuất bom, đạn chùm vào thời điểm này hay thời điểm khác. Trong số đó, 16 nước vẫn sản xuất bom, đạn chùm hoặc bảo lưu quyền này. 18 quốc gia còn lại đã ngừng sản xuất loại vũ khí này trước hoặc do tham gia Công ước về Bom, đạn chùm.

Nhà sản xuất bom, đạn chùm:

Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Iran, Israel, Triều Tiên, Hàn Quốc, Pakistan, Ba Lan, Romania, Nga, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ.

Nhà sản xuất bom, đạn chùm trước đây:

Argentina, Australia, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Chile, Croatia, Pháp, Đức, Iraq, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Slovakia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh.

* Argentina chưa tham gia Công ước về bom, đạn chùm nhưng đã từ bỏ việc sản xuất trong tương lai.

(Nguồn: Cluster Munitions Coalition)

Theo Time, một số chuyên gia cho rằng, việc sử dụng bom chùm có thể giúp chủ sở hữu có thêm thời gian để dọn đường qua các bãi mìn bằng cách ngăn chặn hỏa lực của đối thủ từ các chiến hào.

Mỹ đã từng công nhận sức mạnh của bom chùm trong việc phá vỡ đội hình của kẻ thù. Hồi tháng 6, quan chức Lầu Năm Góc Laura Cooper đã thông báo trước Quốc hội kết luận của các nhà phân tích quân sự rằng, bom chùm “hiệu quả, đặc biệt là chống lại các vị trí được đào sẵn tại khu vực giao tranh”.

Trả lời CBS, Sidharth Kaushal, một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn quốc phòng và an ninh RUSI, đồng tình với quan điểm trên: “Đạn chùm đặc biệt hiệu quả để tiêu diệt một số lượng lớn bộ binh. Vũ khí này cũng có thể sử dụng để chống lại thiết giáp và tấn công từ vị trí cố định".

Nếu nói về tiềm năng áp dụng bom chùm một cách đa dạng, ông Kaushal cho rằng, chúng sẽ nhân sức mạnh của lực lượng pháo binh của nước sở hữu vũ khí này lên gấp nhiều lần.

Tuy vậy, chuyên gia khác lại đưa ra quan điểm đây chưa phải là một “viên đạn thần kỳ”. Tờ Time trích lời ông Kimball đến từ Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ cảnh báo, mặc dù bom, đạn chùm có thể đem lại nhiều lợi ích quân sự trong một số tình huống nhất định, nhưng đây không phải là vũ khí chiến thắng kỳ diệu”.

Ông Kimball cho biết thêm, nhu cầu về mặt chiến thuật của quân đội có thể được đáp ứng bằng “các loại vũ khí thông thường khác”, ví dụ như, quả lưu pháo thông dụng 155mm, hay là một loại đạn pháo mới có thể bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao hơn.

Tổng thống Mỹ thăm châu Âu: Ukraine, bom chùm là trọng tâm?

Tổng thống Mỹ thăm châu Âu: Ukraine, bom chùm là trọng tâm?

Tối ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới thủ đô London, Anh, bắt đầu chuyến công du châu Âu với nhiều lịch trình ...

Đức và nhiều nước phản ứng như thế nào khi Mỹ muốn đưa loại vũ khí này tới Ukraine?

Đức và nhiều nước phản ứng như thế nào khi Mỹ muốn đưa loại vũ khí này tới Ukraine?

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 9/7 cho rằng, Berlin không chặn Mỹ gửi bom chùm đến Ukraine song kiên quyết phản đối việc sử ...

Tình hình Ukraine: Đụng độ ác liệt tại năm hướng, Kiev nhận bom chùm

Tình hình Ukraine: Đụng độ ác liệt tại năm hướng, Kiev nhận bom chùm

Đại sứ Ukraine tại London phản ứng bất ngờ về ông Zelensky, Lầu Năm góc nói về Wagner là một số tin tức đáng chú ...

Nga tự tin về năng lực quân sự, cảnh báo nguy cơ thương vong lớn khi bom chùm cập bến Ukraine

Nga tự tin về năng lực quân sự, cảnh báo nguy cơ thương vong lớn khi bom chùm cập bến Ukraine

Ngày 14/7, Đại sứ quán Nga tại Mỹ nhận định, các Lực lượng vũ trang Ukraine hiện đang “tuyệt vọng”, do đó sẽ không tuân ...

Tin thế giới 14/7: Nga cảnh báo về bom chùm tại Ukraine, Kiev đáp trả phát biểu của Bộ trưởng Anh

Tin thế giới 14/7: Nga cảnh báo về bom chùm tại Ukraine, Kiev đáp trả phát biểu của Bộ trưởng Anh

UAV Nga tấn công Kryvyi Rih, ASEAN nêu quan điểm về Ukraine, Trung Quốc nêu ‘rủi ro’ trong Chiến lược mới của Đức… là một ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Bị rắn tấn công, người đàn ông cắn trả 2 lần khiến 'đối thủ' tử vong

Bị rắn tấn công, người đàn ông cắn trả 2 lần khiến 'đối thủ' tử vong

Một người đàn ông 35 tuổi ở Nawada, Ấn Độ không may bị rắn tấn công. Ngay lập tức, nạn nhân đã lao vào cắn lại con rắn hai lần.
Truyền thông Hàn Quốc đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Hàn Quốc đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc nhưng kết quả của sự kiện vẫn được truyền thông nước này tiếp tục ca ...
Ai Cập kêu gọi giải quyết khủng hoảng và chấm dứt xung đột ở Sudan

Ai Cập kêu gọi giải quyết khủng hoảng và chấm dứt xung đột ở Sudan

Ngày 6/7, Ai Cập cho rằng xung đột ở Sudan về cơ bản là vấn đề của Sudan và kêu gọi một giải pháp chính trị toàn diện để chấm ...
Nhật Bản: Ô tô mới phải có công nghệ chống đạp nhầm chân ga

Nhật Bản: Ô tô mới phải có công nghệ chống đạp nhầm chân ga

Nhật Bản ra quy định mới yêu cầu tất cả xe ô tô mới được trang bị hộp số tự động phải có công nghệ ngăn ngừa người lái đạp ...
Tây Ban Nha: Hàng trăm người ở quần đảo Canary phản đối làn sóng di cư

Tây Ban Nha: Hàng trăm người ở quần đảo Canary phản đối làn sóng di cư

Ngày 6/7, hàng trăm người biểu tình đã tuần hành tại Canary để phản đối làn sóng người di cư đến quần đảo Tây Ban Nha này.
NATO lo lắng về khả năng ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

NATO lo lắng về khả năng ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Các quan chức NATO đang lo ngại việc ông Donald Trump trở lại nắm quyền sẽ gây tổn hại đến liên minh và làm tê liệt các nỗ lực chung.
Ai Cập kêu gọi giải quyết khủng hoảng và chấm dứt xung đột ở Sudan

Ai Cập kêu gọi giải quyết khủng hoảng và chấm dứt xung đột ở Sudan

Ngày 6/7, Ai Cập cho rằng xung đột ở Sudan về cơ bản là vấn đề của Sudan và kêu gọi một giải pháp chính trị toàn diện để chấm dứt khủng hoảng.
Tây Ban Nha: Hàng trăm người ở quần đảo Canary phản đối làn sóng di cư

Tây Ban Nha: Hàng trăm người ở quần đảo Canary phản đối làn sóng di cư

Ngày 6/7, hàng trăm người biểu tình đã tuần hành tại Canary để phản đối làn sóng người di cư đến quần đảo Tây Ban Nha này.
Thủ tướng Hungary thăm Nga để 'thực hiện sứ mệnh hòa bình', Ukraine nói nên 'cư xử khác đi'

Thủ tướng Hungary thăm Nga để 'thực hiện sứ mệnh hòa bình', Ukraine nói nên 'cư xử khác đi'

Phía Kiev bày tỏ quan điểm về chuyến thăm Moscow nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột Nga-Ukraine của Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Ngoại trưởng Israel nói về thông điệp chế độ của Iran sau bầu cử, Tổng thống đắc cử Pezeshkian tuyên bố đưa đất nước ra khỏi tình trạng cô lập

Ngoại trưởng Israel nói về thông điệp chế độ của Iran sau bầu cử, Tổng thống đắc cử Pezeshkian tuyên bố đưa đất nước ra khỏi tình trạng cô lập

Bộ trưởng Ngoại giao Israel Katz ngày 6/7 bình luận về cuộc bầu cử tổng thống Iran là thất bại của giới lãnh đạo Hồi giáo nước này.
Vừa nhậm chức, tân Thủ tướng Anh 'hứa' với Mỹ sẽ ủng hộ vững chắc Ukraine

Vừa nhậm chức, tân Thủ tướng Anh 'hứa' với Mỹ sẽ ủng hộ vững chắc Ukraine

Điện đàm với Tổng thống Biden, tân Thủ tướng Anh Keir Starmer đảm bảo về sự ủng hộ vững chắc của Anh đối với Ukraine.
Bầu cử Quốc hội Pháp: Sẽ khó có bất ngờ lớn

Bầu cử Quốc hội Pháp: Sẽ khó có bất ngờ lớn

Vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội Pháp dự kiến diễn ra trong ngày 7/7 sẽ tiếp tục chứng kiến cuộc đối đầu 'khốc liệt' giữa ba khối chính trị lớn nhất.
Con đường hòa bình gập ghềnh ở Colombia

Con đường hòa bình gập ghềnh ở Colombia

Chính phủ Colombia đang nỗ lực nối lại đàm phán với FARC và các nhóm tách ra từ tổ chức này nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài sáu thập kỷ qua.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Truyền thông Hàn Quốc đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Hàn Quốc đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc nhưng kết quả của sự kiện vẫn được truyền thông nước này tiếp tục ca ngợi.
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Phiên bản di động