Bước chuyển của Ngoại giao văn hóa trong giai đoạn phát triển mới

Ngày 21/5, tại Học viện Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã chủ trì buổi Tọa đàm “Ngoại giao Văn hóa trong giai đoạn mới”. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi Đoàn thanh niên Bộ tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm đàm phán đối ngoại
buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi Vị Tổng thống giỏi làm ngoại giao văn hóa

Buổi tọa đàm nhằm trao đổi các khái niệm, nội dung, công cụ, phương thức hoạt động của ngoại giao văn hóa làm cơ sở lý luận và pháp lý để tiếp tục triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020, từng bước xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách tổng thể về ngoại giao văn hóa của Việt Nam cho các giai đoạn sau.

Tham dự buổi Tọa đàm có nguyên Phó Thủ tướng - nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên; các chuyên gia về văn hóa đối ngoại, các đại biểu tham gia hoạt động ngoại giao văn hóa các ngành…

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước đã xác định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.

Thực hiện chủ trương này, Bộ Ngoại giao đã chủ động đề xuất và đẩy mạnh hoạt động Ngoại giao văn hóa và từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 (năm 2006) đã đưa công tác này trở thành một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam.

Với tư cách là một trụ cột, ngoại giao văn hóa thời gian qua đã có những đóng góp thiết thực vào việc giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động Ngoại giao văn hóa bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị, ngoại giao Kinh tế và công tác người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần tăng cường hiểu biết, quan hệ giữa Việt Nam và các nước; giới thiệu về tiềm năng kinh tế, du lịch, điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và thương mại; tích cực vận động các danh hiệu văn hóa thế giới…

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi
Với tư cách là một trụ cột, ngoại giao văn hóa thời gian qua đã có những đóng góp thiết thực vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, hoạt động Ngoại giao văn hóa thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới, chưa tương xứng với yêu cầu cụ thể của từng đối tượng và địa bàn, còn dàn trải và hiệu quả chưa cao, nội dung hình thức còn trùng lặp.

Chưa kể công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ, cùng lúc vừa có Chiến lược Ngoại giao văn hóa và có Chiến lược Văn hóa đối ngoại mà nội dung, nội hàm, hình thức triển khai còn chồng chéo.

Cùng với đó, bối cảnh thế giới biến đổi nhanh chóng cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy ngoại giao văn hóa cần phải có bước chuyển mình nhanh chóng, mạnh mẽ để đáp ứng với các mục tiêu của đối ngoại là hòa bình, an ninh, chủ quyền, nâng cao vị thế đất nước nhằm thực hiện tinh thần chỉ đạo “ngoại giao tập trung mục tiêu phát triển” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao nhân dịp đầu Xuân 2018.

Đẩy mạnh quảng bá bằng nhiều hình thức

Cũng tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về các hoạt động ngoại giao văn hóa thời gian qua, gợi mở những định hướng cũng như kiến nghị các giải để thúc đẩy hoạt động này phát triển, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi
Các chuyên gia đóng góp ý kiến tại Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Theo ông Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, nhiệm vụ của ngoại giao văn hóa nên được đổi mới và bổ sung. Đó có là sự nhấn mạnh việc quảng bá văn hóa du lịch Việt Nam, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu quốc gia, nâng cao ý thức bản sắc dân tộc… “Những nội dung này nên được triển khai cụ thể hơn cho nhiệm vụ của công tác ngoại giao văn hóa trong thời gian tới”, ông Bình nói.

Thêm vào đó, ông Bình cũng cho rằng, truyền thông và văn hóa nên trở thành những ngành công nghiệp và đi theo tiến trình xã hội hóa để có thể bước vào cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, việc sử dụng các phong trào xã hội và mạng truyền thông xã hội trong việc nâng cao sức mạnh mềm quốc gia… là những nội dung mới cần được xem xét trong bối cảnh đề ra cho công tác ngoại giao văn hóa giai đoạn mới.

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi
(Ảnh: Tuấn Anh)

Chia sẻ thực tiễn công tác ngoại giao văn hóa tại một cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ Trần Trọng Toàn nhấn mạnh, theo Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng ban hành, nêu rõ nhiệm vụ của cơ quan đại diện: “Phát huy vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài trong việc nghiên cứu, chọn lọc những kinh nghiệm, bài học của các nước để tham mưu cho các cơ quan trong nước về chính sách ngoại giao văn hóa và việc tổ chức hoạt động văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài”.

“Hàng năm các cơ quan đại diện cần xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung và dự trù kinh phí để triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa”.

Qua kinh nghiệm của Đại sứ, nhất là tại nhiệm kỳ của ông tại Hàn Quốc (2010 - 2013), Đại sứ Trần Trọng Toàn nhấn mạnh đến vai trò của người đứng đầu cơ quan đại diện trong công tác ngoại giao văn hóa, phải coi đó là một trong bốn trọng tâm của cơ quan đại diện (cùng với chính trị, kinh tế và công tác người Việt).

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi
(Ảnh: Tuấn Anh)

Cùng với đó là việc phối hợp công tác với các đơn vị trong nước, trong đó có các đơn vị của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các địa phương với các bộ/ngành liên quan phía bạn.

Cũng tại buổi Tọa đàm, Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên; nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, bà Nguyễn Thị Hồi… cũng chia sẻ các kinh nghiệm hoạt động ngoại giao văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các thế hệ lãnh đạo ngoại giao đi trước.

Các đại biểu cũng đã thảo luận sôi nổi về kinh nghiệm hoạt động quảng bá văn hóa ra nước ngoài của Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc… việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là ứng dụng các thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động ngoại giao văn hóa, từ đó rút ra những bài học cần thiết cho hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay của nước ta.

Thay đổi từ… nhận thức

Phát biểu kết luận buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh, trong giai đoạn tới, công tác ngoại giao văn hóa cần có bước chuyển cả về nhận thức và hoạt động. Công tác ngoại giao văn hóa phải nằm trong tổng thể chung của công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoại giao văn hóa cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, trong đó văn hóa cần phục vụ kịp thời, hiệu quả và đồng hành, bổ sung cho chính trị, kinh tế và cũng cần chú ý nội hàm ngoại giao văn hóa trong tiếp xúc và hoạt động đối ngoại các cấp, ngành và các địa phương.

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thứ trưởng cho rằng bối cảnh tình hình đặt ra nhiều yêu cầu mới, việc yêu cầu gìn giữ hòa bình là rất lớn, nên làm thế nào để hoạt động ngoại giao, trong đó có ngoại giao văn hóa đạt hiệu quả cao là vấn đề cần được giải quyết. Theo đó, bản lĩnh Việt Nam, ý chí Việt Nam là công cụ quan trọng ứng dụng trong các hoạt động ngoại giao văn hóa thời gian tới.

Qua ý kiến đại biểu, vấn đề lớn nhất là nhận thức về vị trí, vai trò của ngoại giao văn hóa. Thứ trưởng đề nghị thời gian tới, các đơn vị trong Bộ, nhất là các cơ quan làm công tác ngoại giao văn hóa có trách nhiệm phối hợp với các bộ/ngành để làm tốt hơn hoạt động ngoại giao thời gian tới.

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, công tác ngoại giao văn hóa cần tiếp tục đổi mới triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả và tiết kiệm theo hướng đóng góp trực tiếp vào việc tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin, góp phần làm sâu sắc quan hệ và phục vụ trực tiếp các mục tiêu hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển.

Thứ trưởng đề nghị Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO tiếp thu tất cả ý kiến của các đại biểu, từng bước xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, biện pháp hình thành một chính sách tổng thể về ngoại giao văn hóa của Việt Nam cho các giai đoạn về sau.

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi Nguyễn Thụy Anh - Đại sứ qua những vần thơ dịch

Chia sẻ về giải thưởng “Ngôn từ - sợi chỉ gắn kết” nhận được ngày 16/2 vừa qua, dịch giả Nguyễn Thụy Anh nói: khi ...

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi Khi mỹ thuật làm “đại sứ”

Không phải họa sĩ, cũng không phải nhà ngoại giao, bà Đào Thị Liên Hương sáng lập Chương trình “Mỹ thuật Việt Nam và ngoại ...

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi Cần lan tỏa sức mạnh của văn hóa

Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Sanh Châu, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề UNESCO, nhiệm ...

buoc chuyen cua ngoai giao van hoa trong giai doan phat trien moi Hát Xoan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 8/12, Hát Xoan đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân ...

Hoàng Nam

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 18/11: Giá heo hơi đi ngang, dự báo sản lượng thịt heo và xuất khẩu toàn cầu năm 2025

Giá heo hơi hôm nay 18/11: Giá heo hơi đi ngang, dự báo sản lượng thịt heo và xuất khẩu toàn cầu năm 2025

Giá heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên toàn quốc. Khu vực miền Bắc có giá heo hơi cao nhất cả nước với một số tỉnh ghi nhận ...
Top 4 xe SUV 7 chỗ bán chạy nhất tháng 10/2024: Ford Everest tiếp tục dẫn đầu

Top 4 xe SUV 7 chỗ bán chạy nhất tháng 10/2024: Ford Everest tiếp tục dẫn đầu

Bảng xếp hạng top 4 xe SUV 7 chỗ bán chạy nhất tháng 10/2024, Ford Everest tiếp tục dẫn đầu với 1.281 chiếc, xếp thứ 2 là Toyota Fortuner.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam thi đấu ở bảng B, tranh tài với Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào tại giải AFF Cup 2024, diễn ra từ 8/12/2024-5/1/2025.
Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11: Ngày hội đại đoàn kết dân tộc

Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11: Ngày hội đại đoàn kết dân tộc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn giữ vững vai trò nòng cốt trong việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 10/2024: Toyota Innova Cross HEV tiếp tục dẫn đầu

Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 10/2024: Toyota Innova Cross HEV tiếp tục dẫn đầu

Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 10/2024, Toyota Innova Cross HEV dẫn đầu với 437 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Toyota Corolla Cross HEV.
Trung Đông: Houthi tấn công Israel, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa không phận với máy bay chở Tổng thống Isaac Herzog

Trung Đông: Houthi tấn công Israel, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa không phận với máy bay chở Tổng thống Isaac Herzog

Houthi cho biết, thiết bị bay không người lái của phong trào này đã tấn công chính xác các mục tiêu ở Israel.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hàng trăm nhà ngoại giao tham gia hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh

Hơn 300 nhà ngoại giao nước ngoài đã tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Tròn bảy thập kỷ cũng là hành trình quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đi qua những gian khó, thử thách để trở nên gắn kết, vững bền.
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Đại sứ Lê Quang Long: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica

Đại sứ Lê Quang Long: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica

Theo Đại sứ Lê Quang Long, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Cộng hòa Dominica.
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của Tổng thống Lula da Silva.
Phiên bản di động