Cái giá Mỹ phải trả nếu xảy ra chiến tranh Nga-Ukraine

Lan Phương
Trước khi bước vào một cuộc đối đầu toàn diện với Nga liên quan vấn đề Ukraine, chính quyền Tổng thống Joe Biden nên cân nhắc những hậu quả lâu dài đối với Mỹ và các đồng minh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cái giá Mỹ phải trả nếu xảy ra chiến tranh với Nga
Với căng thẳng Nga-Ukraine hiện tại, Mỹ cần phải xem xét cả các tác động lâu dài nếu xảy ra chiến tranh. (Nguồn: Getty)

Với kinh nghiệm gần hai thập niên nghiên cứu chiến lược tại Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council) và từng làm việc tại Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) 28 năm, Tiến sĩ Mathew Burrows đã đưa ra các cảnh báo về hậu quả khi Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận với Nga trên trang The National Interest.

Một số nhà bình luận đã cảnh báo về sự leo thang dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba cũng như sự kém hiệu quả của các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tuy nhiên, có những hậu quả mang tính chiến lược khác từ cuộc xung đột với Nga mà Mỹ cần phải tránh.

Trong hai thập niên qua, những ý tưởng tuyệt vời ban đầu của các nhà lãnh đạo Mỹ lại kết thúc một cách đáng tiếc, điển hình như lời hứa mang lại nền dân chủ cho Afghanistan và Iraq.

Với tình hình hiện tại, ngay cả khi Nga khởi xướng cuộc khủng hoảng thì vẫn có những tác động mà Washington và các đồng minh cần lo ngại.

Các tác động gián tiếp sau đó rất khó để nhận biết trước. Dự báo chính xác là điều không thể và cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine hiện tại cũng không phải ngoại lệ.

Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là các nhà phân tích không nên xem xét những hậu quả lâu dài và ngăn chặn những hậu quả không phù hợp với lợi ích của Mỹ.

Trong một hệ thống quốc tế, nơi ngay cả những quyết định và điều chỉnh nhỏ của các nhà lãnh đạo thế giới cũng có thể gây ra những hậu quả to lớn, thì việc cân nhắc các tác động lâu dài là rất cần thiết.

Một thế giới chia rẽ

Với khả năng xảy ra chiến tranh lạnh mới, cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang có thể dẫn đến sự xuất hiện của một thế giới chia rẽ làm hai thái cực.

Trái ngược với sự im lặng sau khi Nga sáp nhập Crimea, Trung Quốc đã thể hiện sự ủng hộ đối với “những lo ngại về an ninh” của Moscow.

Trong trường hợp Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì đã hỗ trợ Nga lách các hình phạt tài chính từ phương Tây, thì căng thẳng Mỹ-Trung, vốn đã ở mức cao, có thể bùng phát thành một cuộc khủng hoảng mới.

Cú sốc kinh tế khi sự phân tách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày một tăng sẽ làm chệch hướng sự phục hồi toàn cầu vào đúng thời điểm giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Biden.

Khi sản lượng sụt giảm, các doanh nghiệp Mỹ có thể mất 190 tỷ USD mỗi năm, đồng thời ước tính các nhà đầu tư nước này sẽ thiếu hụt tới 25 tỷ USD.

Sức mạnh kinh tế của Mỹ bị đe dọa

Câu hỏi thứ hai đặt ra về tính hiệu quả của việc răn đe hoặc trừng phạt Nga, bởi các lệnh trừng phạt này của Mỹ và châu Âu có thể giúp đẩy nhanh kế hoạch phát triển đồng tiền kỹ thuật số e-CNY của Trung Quốc.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ tạo ra một thách thức mạnh mẽ hơn đối với USD bởi nó có khả năng củng cố ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các quốc gia nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Nga và Trung Quốc cũng đã nhất trí phát triển một giải pháp thay thế Hệ thống viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT), được gọi là Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS). Đây là cấu trúc tài chính riêng mà hai nước có thể sử dụng để tránh những tác động của Mỹ tới hệ thống thanh toán quốc tế mà đồng USD thống trị.

Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tiếp tục rạn nứt

Thứ ba, những rạn nứt vốn đã xuất hiện giữa Mỹ và các đối tác ở Tây Âu có thể trở nên tồi tệ hơn nếu Moscow trả đũa các lệnh trừng phạt của châu Âu bằng cách cắt nguồn cung cấp khí đốt.

Các báo cáo truyền thông đã chỉ ra mối lo ngại ngày càng tăng của Mỹ và châu Âu về áp lực này. Để phòng ngừa rủi ro, Mỹ đã tìm đến Qatar trong khi Liên mình châu Âu (EU) cũng có kế hoạch đối thoại với Azerbaijan.

Tuy nhiên, Bruegel, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Brussels, tin rằng, việc tìm kiếm các nguồn thay thế sẽ không đủ để bù đắp, bởi lượng khí đốt của Nga hiện chiếm 40% nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu.

Theo phân tích của Bruegel, các chính phủ sẽ phải quyết định khó khăn và tốn kém để hạn chế nhu cầu về khí đốt, trong khi vẫn đang vật lộn để duy trì sự phục hồi kinh tế. Chính quyền các nước châu Âu chắc chắn sẽ bị người dân phản ứng tiêu cực nếu thiếu hụt nguồn cung hoặc giá năng lượng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Những gián đoạn lâu dài trong cuộc sống hằng ngày sẽ gây ra sự bất bình của người dân và có thể khiến nhiều chính phủ châu Âu không còn mặn mà với Washington và dần xa rời vấn đề Ukraine.

Cơ hội trong khủng hoảng

Thị trưởng thành phố Chicago, bang Illinois (Mỹ) Rahm Emanuel từng nói, “không nên để một cuộc khủng hoảng trầm trọng trôi qua một cách vô nghĩa”. Mặc dù khó có thể tưởng tượng, nhưng việc giải quyết vấn đề Ukraine có thể là bước khởi đầu cho một bước cải thiện lớn trong quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Việc đạt được một thỏa thuận với Nga có thể giúp Tổng thống Joe Biden xóa bỏ những tổn hại đối với hình ảnh của ông, vốn có phần giảm sút bắt nguồn từ việc rút lui vội vàng khỏi Afghanistan. Đồng thời, thỏa thuận này cũng có thể khiến Tổng thống Nga Putin không làm sâu sắc hơn quan hệ với Trung Quốc.

Một thỏa thuận chung tăng cường kiểm soát vũ khí và các biện pháp xây dựng lòng tin khác thậm chí có thể cải thiện quan điểm của Washington về mong muốn đàm phán các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và giảm xung đột với Bắc Kinh.

Đương nhiên, những cơ hội nói trên không dễ để thành hiện thực, nhưng Tiến sĩ Mathew cho rằng, chính quyền Tổng thống Biden không nên dao động trước mục tiêu này. Cho đến nay, Mỹ chủ yếu phản ứng bằng phản đối và hy vọng phía Nga sẽ từ bỏ sau khi bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt.

Thay vào đó, việc Mỹ cũng thúc đẩy Ukraine tham gia với các thành viên của “thể thức Normandy” gồm 4 bên là Đức, Pháp, Nga và Ukraine và phục hồi tiến trình hòa bình Minsk là một động thái sẽ được các đồng minh châu Âu hoan nghênh.

Một số chuyên gia nhận định, có thể có tiến triển về các biện pháp liên quan đến ổn định tình hình dọc theo đường dây liên lạc ở Donbass. Việc rút vũ khí hạng nặng và củng cố sứ mệnh của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ làm giảm căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Về việc mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một số thỏa thuận có thể đạt được nhằm tạo ra vùng đệm giữa Nga và liên minh quân sự.

Các thỏa thuận này không chắc chắn đáp ứng kỳ vọng của Nga nhưng có thể tạo ra sự tin tưởng giúp cả Moscow và Kiev đạt được sự hiểu biết về NATO. Trên thực tế, có rất ít dự đoán rằng Ukraine sẽ sớm gia nhập vào tổ chức này.

Mặc dù việc bỏ qua các thỏa thuận với Nga có vẻ ít rủi ro hơn đối với chính quyền Mỹ trong ngắn hạn, nhưng nó có thể dẫn đến một số hình thức can thiệp quân sự của Moscow cũng như các cuộc tấn công mạng, cắt giảm năng lượng...

Mặt khác, việc trì hoãn đưa ra quyết định cũng kéo theo nhiều chi phí. Mỹ muốn tránh can dự quân sự ở Ukraine nhưng ngay cả trong trường hợp các hoạt động của Nga hạn chế hơn, Tổng thống Biden sẽ chịu áp lực từ Quốc hội và nhiều phía khác để cung cấp vũ khí, cử các chuyên gia quân sự và chia sẻ thông tin tình báo, về cơ bản là xoay chuyển Ukraine vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm NATO-Nga.

Đồng thời, chính quyền ông Biden cũng sẽ phải chịu áp lực thực hiện các biện pháp kinh tế nghiêm khắc trước đây để trừng phạt Moscow. Điều này có thể sẽ gây ra rạn nứt với các đồng minh châu Âu phụ thuộc vào năng lượng.

Có ý kiến cho rằng chính quyền Mỹ đã không thận trọng trong việc cân nhắc các tình huống có thể xảy ra trong quá trình rút quân khỏi Afghanistan. Song, với căng thẳng hiện tại về vấn đề Ukraine, cần phải xem xét cả các tác động lâu dài của việc không theo đuổi thỏa thuận với Nga.

Tổng thống Pháp thăm Nga: Mục đích là gì?

Tổng thống Pháp thăm Nga: Mục đích là gì?

Theo tờ Politico, chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Nga là để đối thoại trực tiếp với người đồng cấp Vladimir Putin ...

Căng thẳng Nga-Ukraine: Các bên rần rần bày binh bố trận, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu

Căng thẳng Nga-Ukraine: Các bên rần rần bày binh bố trận, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu

Căng thẳng Nga-Ukraine đang đẩy lên cao trào khi các bên có những động thái tăng cường triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu.

(theo The National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024: Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024: Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu

Top 5 xe đa dụng bán chạy nhất tháng 3/2024, Mitsubishi Xforce vươn lên dẫn đầu phân khúc với với 1.334 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Mazda CX-5.
Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Phục hồi đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, cả dầu Brent và dầu WTI đều tăng nhẹ.
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Mazda CX-80 chính thức ra mắt vào ngày 18/4

Mazda CX-80 chính thức ra mắt vào ngày 18/4

Hãng xe Nhật Bản chính thức ra mắt Mazda CX-80 vào ngày 18/4. Đây là mẫu SUV thứ 4 trong danh mục sản phẩm cỡ lớn sau CX-60, CX-70 và ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 17/4/2024, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 17/4/2024, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 17/4. Lịch âm hôm nay 17/4/2024? Âm lịch hôm nay 17/4. Lịch vạn niên 17/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Hamas hiện chỉ sẵn sàng thả ít hơn 20 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, thay vì 40 con tin như trong thỏa thuận đang đàm phán.
Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Nga dọa chuyển địa điểm đàm phán xung đột Nagorno-Karabakh từ Thụy Sỹ sang một quốc gia khác nhằm đáp trả lập trường của Bern về Ukraine.
Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Nội các chiến tranh Israel quyết định trả đũa Iran một cách mạnh mẽ và rõ ràng, bất chấp mọi nỗ lực quốc tế kêu gọi kiềm chế.
Điểm tin thế giới sáng 16/4: Anh triệu Đại biện lâm thời Iran, FBI điều tra hình sự vụ sập cầu, phát hiện hóa thạch 3 loài chuột túi cổ đại

Điểm tin thế giới sáng 16/4: Anh triệu Đại biện lâm thời Iran, FBI điều tra hình sự vụ sập cầu, phát hiện hóa thạch 3 loài chuột túi cổ đại

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/4.
Hungary bày cách tránh leo thang căng thẳng ở 'chảo lửa' Trung Đông; Phe đối lập tuyên bố Israel mất khả năng răn đe Iran

Hungary bày cách tránh leo thang căng thẳng ở 'chảo lửa' Trung Đông; Phe đối lập tuyên bố Israel mất khả năng răn đe Iran

Budapest cho biết, các nước lớn trên toàn cầu phải cư xử 'có trách nhiệm' và hỗ trợ giảm bớt căng thẳng Iran-Israel.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động