Cần thay đổi tư duy thông tin đối ngoại

Theo PGS.TS. Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần thay đổi tư duy thông tin cũng như cách làm tin tức. Môi trường truyền thông biến chuyển nhanh chóng cũng đòi hỏi người làm thông tin phải nhạy bén hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
can thay doi tu duy thong tin doi ngoai Đối ngoại nhân dân cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại
can thay doi tu duy thong tin doi ngoai Cần tập trung nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại
can thay doi tu duy thong tin doi ngoai
PGS.TS Dương Văn Quảng.

Trao đổi với TG&VN nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), PGS.TS Dương Văn Quảng nhấn mạnh sự thống nhất trong tư duy và cách thức triển khai hoạt động thông tin đối ngoại. Theo ông, chúng ta vẫn tách bạch vấn đề ngoại giao với văn hóa, hay ngoại giao với thông tin. Trong khi đó, nhiều quốc gia không phân biệt những lĩnh vực này, bởi họ nhìn thấy giá trị của văn hóa và công năng đối ngoại của các sản phẩm văn hóa - thông tin.

Ông đánh giá thế nào về hoạt động báo chí đối ngoại Việt Nam những năm gần đây?

Phải nói rằng, báo chí, hay rộng hơn là truyền thông, luôn là công cụ của chính sách đối ngoại và ngoại giao, không phải chỉ của Việt Nam, mà của tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy, quốc gia nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực báo chí.

Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra tầm ảnh hưởng của báo chí trong chính sách đối ngoại. Qua nhiều giai đoạn khác nhau, báo chí luôn có vai trò chủ đạo trong công tác tuyên truyền quốc tế. Trong giai đoạn Đổi mới (1986 – nay), vai trò của báo chí đối ngoại không hề giảm mà còn tăng lên, đặc biệt với sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Theo đó, hoạt động truyền thông đã chuyển từ giai đoạn làm công tác thông tin theo tính chất cổ điển sang kỷ nguyên mới, với những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

Bên cạnh đó, khi trật tự thế giới hai cực sụp đổ, đấu tranh về ý thức hệ không còn gay gắt như trước mà chuyển hóa dần thành đấu tranh vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Điều này đòi hỏi các nước phải dồn toàn bộ lực lượng và tài nguyên để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, trong đó có vấn đề thông tin và báo chí. Kể từ khi Việt Nam triển khai công cuộc đổi mới, báo chí đối ngoại của Việt Nam đã sớm có sự chuyển đổi về mục tiêu, do đó vẫn phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong công tác truyền thông đối ngoại.

can thay doi tu duy thong tin doi ngoai

Vậy ở giai đoạn hiện nay, đâu là những thách thức lớn nhất đối với báo chí đối ngoại Việt Nam?

Theo tôi, báo chí đối ngoại ngày nay gặp rất nhiều thách thức, trong đó nổi bật là mạng xã hội. Nếu nhìn nhận mạng xã hội như một công cụ truyền thông, nguồn phát tin phải chịu trách nhiệm về thông tin mà nó phát ra. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, mọi người đều có quyền chia sẻ, nhận và phát tin mà không phải chịu trách nhiệm cho những tin họ đưa ra. Trong khi đó, mọi cơ quan truyền thông đều phải có ban biên tập để xử lý và đăng tải thông tin một cách hợp lý.

Dù mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin giả và thông tin không được kiểm chứng, nhưng do nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao nên họ rất cần những thông tin trực tiếp, nhanh chóng. Dư luận cũng hiểu rằng, bên cạnh những rủi ro về thông tin không chính xác vẫn có những thông tin không thể làm giả được, ví dụ như kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 hay bầu cử Quốc hội Pháp vừa qua. Những thông tin này được cập nhật gần như tức thì trên mạng xã hội, điều mà các phương tiện thông tin truyền thống không làm được.

Làm thế nào để đối phó với những thách thức này, thưa ông?

Chúng ta cần thay đổi tư duy thông tin và cách làm tin tức. Người làm thông tin cũng phải thay đổi. Chúng ta không thể nói rằng từ nay trở đi không cần nhà báo, vấn đề là tư duy làm báo thế nào, nhà báo cần tác nghiệp ra sao. Hiện nay, nguồn tin rất phong phú, đòi hỏi nhà báo phải nhanh nhạy hơn.

Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức của người làm báo cũng cần được bàn luận cụ thể. Báo chí vẫn luôn đòi hỏi tính chân thực, minh bạch của thông tin và trách nhiệm của người làm báo. Tuy nhiên, trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, một số tiêu chí đạo đức nghề báo cần phải thay đổi. Nhà báo thời nay không chỉ cần có đạo đức, tinh thông nghiệp vụ mà cần có khả năng cạnh tranh thông tin với mạng xã hội.

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống đang bị mạng xã hội lấn át. Do đó, nhiều cơ quan đang hướng tới việc xây dựng các loại hình truyền thông và cách tiếp cận thông tin mới. Nhiều nơi còn kêu gọi công chúng gửi thông tin đến và họ sẽ làm công tác sàng lọc và kiểm chứng, nhanh hơn rất nhiều so với việc cử phóng viên đi viết bài.

Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có nhận thức chung về hoạt động thông tin đối ngoại và ngoại giao công chúng. Ông nghĩ sao về vấn đề này? Hoạt động thông tin đối ngoại của Việt Nam nên được triển khai ra sao trong giai đoạn tới?

Thông tin đối ngoại luôn truyền tải ý thức hệ nổi trội của thời đại đó và của giai cấp cầm quyền. Theo tôi, ý thức hệ nổi trội của thời đại hiện nay là toàn cầu hóa và hội nhập. Thực tế này cho thấy sức mạnh cứng là chưa đủ mà cần tận dụng cả sức mạnh mềm, chính là thông tin, văn hóa.

Hiện nay, chúng ta vẫn thường đề cập đến “truyền thông quốc tế” và “ngoại giao công chúng”. Về mặt chính thức, chúng ta chưa sử dụng khái niệm truyền thông quốc tế mà dùng khái niệm thông tin đối ngoại.

Điểm khác nhau là người làm truyền thông quốc tế hoạt động trong các thiết chế truyền thông, không xác định một đối tượng cụ thể cũng như chiến dịch để truyền tin. Họ phản ánh bao quát các sự kiện quốc tế và truyền tải thông tin ra bên ngoài. Tuy nhiên, họ cũng định hướng công chúng theo cách nhìn của họ. Ví dụ như bầu cử Tổng thống Mỹ, các cơ quan truyền thông Mỹ cũng truyền tải thông tin ra nước ngoài nhưng dưới góc nhìn riêng. Như vậy, tin tức của họ đều có tính định hướng, và chính phần định hướng này là thông tin đối ngoại.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều đến phần thông tin đối ngoại, hoạt động truyền thông sẽ mang tính chất phong trào, chiến dịch, liên quan đến một sự kiện đơn lẻ. Vì vậy, phải làm cho thông tin đối ngoại gần với truyền thông quốc tế hơn.

Về ngoại giao công chúng, đây là một khái niệm khá rộng, bao trùm cả lĩnh vực văn hóa và thông tin. Ngoại giao công chúng được nhiều quốc gia hiểu là nhằm ba mục tiêu khác nhau: thông tin về lịch sử, đất nước, con người; thông tin về quan điểm quốc tế và thành tựu của quốc gia; tạo dựng hình ảnh. Tuy nhiên, cách làm của họ không “cứng” như xưa, khi nội dung chủ yếu là văn hóa. Giờ đây, họ sử dụng truyền thông làm phương tiện truyền tải cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, bao gồm những thành tựu và giá trị của đất nước mình ra bên ngoài. Ngoại giao công chúng chính là ngoại giao sử dụng sức mạnh mềm.

Muốn vậy, điều này đòi hỏi việc đầu tư nguồn lực (vật chất, con người, quản lý) và sử dụng chúng một cách hợp lý. Ví dụ như ở Hàn Quốc, Quốc hội nước này đã ban hành luật về ngoại giao công chúng, cũng như lập một quỹ rất lớn cho ngoại giao công chúng. Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu cũng có những chính sách tương tự. Có lẽ, đã đến lúc Việt Nam cần cân nhắc phương án này. Việt Nam có quỹ về văn hóa, ngân sách cho hoạt động thông tin, tuy nhiên việc tập hợp những nguồn lực này nhằm xây dựng sức mạnh cho ngoại giao công chúng đòi hỏi chúng ta thay đổi quan điểm: Tại sao không dùng khái niệm “ngoại giao công chúng”? Từ đó chúng ta mới có thể tập hợp và tạo dựng lực lượng, thể hiện sức mạnh mềm của Việt Nam ra bên ngoài.

Ở nước ta hiện nay chỉ có một vài cơ sở chuyên đào tạo về truyền thông quốc tế như Học viện Ngoại giao, Học viện Báo chí & Tuyên truyền... Theo ông, cần phải làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ làm truyền thông quốc tế?

Truyền thông của Việt Nam hiện nay bao gồm truyền thông trong nước và truyền thông quốc tế. Điều quan trọng là phải nhận thức được sự khác nhau của hai mảng này. Truyền thông trong nước nhắm đến việc thông tin những nội dung trong nước cho người dân, trong khi đó truyền thông quốc tế mang thông tin từ bên ngoài vào Việt Nam và thông tin từ Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, ở mảng này, các nhà báo của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức chưa vượt qua được, trong đó nổi bật là tư duy về quốc tế và khả năng ngoại ngữ.

Một nhà báo đưa tin về bầu cử Mỹ buộc phải am hiểu hệ thống chính trị và cách bầu cử của Mỹ. Trong trường hợp bầu cử Quốc hội Pháp, chỉ có người thực sự hiểu hệ thống chính trị của nước này mới biết tại sao một đảng chỉ nhận được 32% cử tri bỏ phiếu nhưng chiếm tới 85% ghế trong Quốc hội. Nhà báo cần hiểu, chọn lọc vấn đề cần thiết, phù hợp với độc giả mà không đi ngược lại quan điểm của Việt Nam.

Việc truyền tải thông tin ra quốc tế hoặc tiếp nhận thông tin quốc tế vào Việt Nam đòi hỏi phải tinh thông ngoại ngữ. Muốn cho thế giới hiểu được Việt Nam, chúng ta cần có những kênh truyền thông hấp dẫn, ví dụ NHK (Nhật Bản), Arirang (Hàn Quốc)... Rõ ràng, chúng ta cần đào tạo nên những nhà báo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có khả năng cảm nhận thời cuộc, giỏi ngoại ngữ không chỉ tiếng Anh mà nhiều ngôn ngữ khác.

Xin cảm ơn ông!

• “Trong giai đoạn Đổi mới, báo chí đối ngoại của Việt Nam đã sớm có sự chuyển đổi về mục tiêu, do đó vẫn phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong công tác truyền thông đối ngoại”.

• “Nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều đến phần thông tin đối ngoại, hoạt động truyền thông sẽ mang tính chất phong trào, chiến dịch, liên quan đến một sự kiện đơn lẻ. Vì vậy, phải làm cho thông tin đối ngoại gần với truyền thông quốc tế hơn”.

can thay doi tu duy thong tin doi ngoai Hoạt động thông tin đối ngoại ngày càng hiệu quả

Sáng 4/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Ban chỉ đạo Trung ương về công tác thông tin ...

can thay doi tu duy thong tin doi ngoai Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại

Chiều 2/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố Nghị định 72/2015/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ...

can thay doi tu duy thong tin doi ngoai Đến lúc phải thay đổi cách làm thông tin đối ngoại

Trả lời phỏng vấn của TG&VN, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách làm ...

Chinh Quân (thực hiện)

Đọc thêm

Ukraine: Tổng thống Zelensky muốn đón quân đội đồng minh đến, EU đã sẵn sàng thế chân Mỹ

Ukraine: Tổng thống Zelensky muốn đón quân đội đồng minh đến, EU đã sẵn sàng thế chân Mỹ

Tổng thống Ukraine tuyên bố, việc triển khai lực lượng đồng minh tại nước này là một trong những biện pháp tốt nhất để buộc Nga đi đến hòa bình.
Á hậu Ngọc Hằng 'chiếm spotlight' mỗi khi xuất hiện

Á hậu Ngọc Hằng 'chiếm spotlight' mỗi khi xuất hiện

Với chiều cao 1m74, số đo ba vòng nổi bật cùng gương mặt xinh đẹp, Á hậu Ngọc Hằng luôn chiếm trọn spotlight mỗi khi xuất hiện.
CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 tại ASEAN Club Championship

CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 tại ASEAN Club Championship

Phô diễn sức mạnh tại ASEAN Club Championship, CLB Công an Hà Nội thắng trận thứ 3 liên tiếp và dẫn đầu bảng B.
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, không phải khí đốt, nhưng Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán nguồn năng lượng này cho châu Âu
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động