Đến lúc phải thay đổi cách làm thông tin đối ngoại

Trả lời phỏng vấn của TG&VN, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách làm thông tin đối ngoại về cả nội dung và hình thức bởi hoàn cảnh đã thay đổi, thói quen tiếp nhận và xử lý thông tin đã thay đổi, sự quan tâm của dư luận cũng đã thay đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi.


Nhìn lại một năm 2014 đầy ắp các sự kiện trong nước và quốc tế, xin Thứ trưởng cho biết điểm nổi bật của thông tin đối ngoại trong năm qua là gì?

Năm 2014 là năm thế giới có nhiều biến động nhanh và phức tạp, trong đó đặc biệt là môi trường chiến lược của đất nước đã gặp những thách thức rất lớn. Nhưng những thành tựu đối ngoại trong cả năm 2014 trên cả bình diện song phương và đa phương lại cho thấy bản lĩnh ứng xử của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh. Cách xử lý, ứng biến “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên định lập trường nguyên tắc, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, vừa cương quyết, vừa linh hoạt của chúng ta đã giúp duy trì được môi trường hòa bình ổn định, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời vẫn xử lý ổn thoả các vấn đề phức tạp, tạo đà cho việc đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào ổn định và phát triển. Và chính qua những ứng xử đầy bản lĩnh như vậy đã cho thấy một Việt Nam đầy chủ động, tự tin, linh hoạt trên trường quốc tế.

Năm 2014 là một năm thành công của thông tin đối ngoại khi chúng ta làm tốt việc cung cấp thông tin, tuyên truyền quan điểm, lập trường của chúng ta để dư luận thế giới biết, hiểu và đi đến ủng hộ chúng ta cũng như đã thông tin và tuyên truyền rất hiệu quả để người dân trong nước hiểu và đồng lòng với những chủ trương và bước đi của Đảng và Nhà nước ta. Các biện pháp làm thông tin đối ngoại cũng có nhiều điểm mới khi chúng ta đẩy mạnh việc cung cấp thông tin, triển khai đồng thời, đồng bộ nhiều hình thức phong phú, như họp báo, viết bài, cung cấp thông tin qua các cuộc tiếp xúc, các diễn đàn quốc tế, tranh thủ phóng viên nước ngoài, tuyên truyền miệng tới từng cán bộ, đảng viên để dư luận trong nước và quốc tế đồng tình, ủng hộ Việt Nam. Năm qua cũng là năm lãnh đạo cấp cao ta thực hiện rất nhiều cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trong nước và quốc tế, tạo được sức lan tỏa và tiếng vang trong truyền thông và cộng đồng quốc tế.

Ông đánh giá như thế nào về sự quan tâm của người dân đối với tình hình đất nước và thế giới?

Tôi có dịp đi một số địa phương và trao đổi với một số phóng viên và rất mừng khi được biết những tin, bài về quan hệ đối ngoại của Việt Nam, về tình hình thế giới và khu vực luôn nhận được sự quan tâm lớn từ bạn đọc. Tôi cho rằng đây là một điều thuận lợi cho những người làm đối ngoại nói chung và những người làm thông tin đối ngoại nói riêng. Các bạn không thể thông tin hay tuyên truyền hiệu quả khi dư luận thờ ơ. Do đó, những người làm thông tin đối ngoại, trong đó có những người làm báo đối ngoại phải luôn đem đến cho người dân những thông tin kịp thời, phản ánh chân thực và khách quan quan hệ đối ngoại của ta, tình hình thế giới và khu vực để người dân hiểu đúng và ủng hộ Đảng và Nhà nước ta trong các vấn đề đối ngoại, đặc biệt là những vấn đề hệ trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của đất nước.

Theo Thứ trưởng, chúng ta nên xây dựng một hình ảnh Việt Nam như thế nào trong mắt bạn bè quốc tế?

Tôi chỉ dùng bốn từ thôi, đó là “hòa bình, năng động, bản lĩnh và hội nhập”.

Ông có thấy chúng ta nên thay đổi cách làm thông tin đối ngoại không?

Đúng, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách làm thông tin đối ngoại về cả nội dung và hình thức bởi hoàn cảnh đã thay đổi, thói quen tiếp nhận và xử lý thông tin đã thay đổi, sự quan tâm của dư luận cũng đã thay đổi. Đã đến lúc chúng ta cần phải khắc phục tồn tại đã có từ rất lâu trong công tác thông tin đối ngoại đó là thông tin bằng tiếng nước ngoài còn ít, chưa kịp thời, thiếu chọn lọc, thiếu thuyết phục.

Chúng ta cần phải nghĩ đến việc làm ngoại giao công chúng. Bên cạnh cách làm thông tin đối ngoại truyền thống, chúng ta cần phải áp dụng những phương thức mới để thông tin được truyền tải đến người dân thế giới và người dân trong nước nhanh chóng, kịp thời, trực tiếp, ấn tượng và thuyết phục hơn. Với sự phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, chúng ta có thể áp dụng những phương thức truyền thông mới để chia sẻ thông tin và tuyên truyền sâu rộng hơn, trực tiếp hơn và kịp thời hơn về đất nước, con người Việt Nam, về chủ trương, chính sách đối ngoại của ta.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng mỗi cá nhân chúng ta đều có thể là người làm thông tin đối ngoại hay ngoại giao công chúng, đâu cần cứ phải là nhà ngoại giao nào đó. Khi bạn đi ra nước ngoài, bạn chính là vị đại sứ cho đất nước mình. Tôi nghĩ rằng nếu mỗi chúng ta ý thức được điều đó và làm được điều đó, thế giới hẳn sẽ nhìn vào Việt Nam rất khác.

Và tất nhiên, những người làm báo đối ngoại cũng là một phần trong nỗ lực đó.

Ông mong muốn gì ở những người làm báo đối ngoại?

Tôi luôn trân trọng những người làm báo, trong đó có những người làm báo đối ngoại. Họ là người hàng ngày hàng giờ mang đến cho chúng ta những tin, bài, phóng sự nóng hổi về tình hình mọi mặt trong nước cũng như thế giới. Họ chính là cầu nối giữa những người làm đối ngoại với người dân. Họ chính là những người phát hiện vấn đề, để cho những người làm đối ngoại như chúng ta thấy được đâu là những vấn đề dư luận đang quan tâm để có thể xử lý, giải quyết thỏa đáng.

Tôi đánh giá cao việc Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại vừa qua đã có một quyết định hết sức ý nghĩa là hàng năm sẽ trao giải thưởng về thông tin đối ngoại cho các cơ quan báo chí và phóng viên đối ngoại, giúp ghi nhận thành tích và tạo động lực cho những người làm báo đối ngoại.

Tôi mong rằng những phóng viên đối ngoại, trong đó có những phóng viên của báo Thế giới & Việt Nam ngày càng có nhiều bài viết sắc sảo, hấp dẫn, truyền tải ra thế giới về một đất nước Việt Nam ngày càng đổi mới, năng động, bản lĩnh cũng như thông tin chân thực cho người dân trong nước về tình hình thế giới, tình hình khu vực, quan hệ đối ngoại của Việt Nam, làm cho người dân hiểu và đồng thuận, ủng hộ chính sách và việc triển khai chính sách đối ngoại của ta.

Nhân dịp Năm Mới 2015, xin chúc cán bộ, nhân viên Báo Thế giới & Việt Nam, chúc các bạn đọc của Báo sức khỏe và thành công.

Vinh Hà (thực hiện)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 11/1/2025: Song Tử được nâng đỡ sự nghiệp

Tử vi hôm nay 11/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Bảo Thanh đọ sắc cùng "chị gái" Lan Phương; NSƯT Quách Thu Phương khoe vóc dáng mảnh mai; Hoa hậu Mai Phương Thúy mặc gợi cảm.
Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Bộ GD&ĐT lên tiếng về chuyện siết quy định về dạy thêm

Bộ GD&ĐT lên tiếng về chuyện siết quy định về dạy thêm

Từ 14/2, Thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, tác động đáng kể tới thực trạng dạy thêm hiện nay.
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 10/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động