Canada đau đầu với làn sóng di cư qua biên giới

Chính quyền của Thủ tướng Justin Trudeau đang dần từ chối đơn xin tị nạn do sự “đổ bộ” ồ ạt của những người di cư đi bộ qua biên giới Mỹ - Canada.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi Người di cư vào Mỹ giảm mạnh dù Tổng thống Trump bỏ lệnh cấm
canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi Người di cư sẽ được hỗ trợ 860 triệu USD trong năm 2018

Mới năm ngoái, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đăng trên Twitter cá nhân của mình lời mời dành cho những người tị nạn: “Canada chào đón những người trốn chạy sự đàn áp, khủng bố và chiến tranh...”. Nhưng năm nay, Chính phủ của ông đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng này.

Từ đầu năm 2018, Canada đã bắt đầu giảm nhận người tị nạn đi bộ qua biên giới mà không phải theo con đường chính thức. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, hơn 27.000 người đã xin nhập cư vào Canada (con số này năm 2016 chỉ là 2.000) và 53% trong số đó được cấp phép tị nạn. Năm nay, con số được cấp phép đã giảm xuống còn 40%. Liệu Thủ tướng Trudeau đã thay đổi suy nghĩ về việc chào đón người tị nạn hay còn có một lý do nào khác?

canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi
Người tị nạn bị cảnh sát chặn lại tại biên giới Mỹ-Canada. (Nguồn: LA Times)

Ào ạt tị nạn

Canada từ lâu đã có tiếng tốt trong việc nồng nhiệt đón nhận người nhập cư Syria. Nhưng hầu hết người tị nạn đến Canada bây giờ lại đến từ những nơi khác trên thế giới. Ban đầu, đó là cuộc di cư của người Haiti tại Mỹ, những người được cấp phép tạm trú tại Mỹ do hậu quả của trận động đất năm 2010 tại quê hương họ. Còn những tháng gần đây lại là làn sóng nhập cư người Nigeria. Từ tháng 2/2017 đến tháng 3/2018, chỉ khoảng 9% người được chấp nhận nhập cư vào Canada là người Haiti, trong khi con số đó với người Nigeria là 34% và người Syria là 84%. Phần lớn trong số họ được cấp thị thực du lịch Mỹ, sau đó họ đến ngoại ô New York và bắt đầu cuộc bộ hành tới Quebec, thậm chí đi thẳng qua biên giới bất chấp việc lính biên phòng Canada đang chờ bắt họ.

Việc này đã đẩy hệ thống hỗ trợ người xin tị nạn của Canada tới mức quá tải, khiến các cơ quan viện trợ bị xáo trộn trong việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cao về nhà ở và các dịch vụ xã hội. Những người di cư thường bị giam giữ một vài giờ, sau đó được đưa tới khu tạm trú ở Montreal để hoàn thành các giấy tờ xin tị nạn. Trong khi chờ đợi xét xử, họ được nhận dịch vụ y tế và gửi con đi học ở trường công miễn phí. Nhưng phần lớn người dân Canada không thích điều này.

Các nhóm cánh hữu ở Canada như Storm Alliance và La Meute thậm chí còn tổ chức tranh luận trực tuyến về vấn nạn này và gọi đây là một “cuộc xâm lăng của những kẻ bất hợp pháp”. Họ cũng thể hiện rõ quan điểm này tại đường Roxham, con đường giao nhau giữa Quebec và New York và là nơi người nhập cư đi bộ vào Canada nhiều nhất. Trong những tháng vừa qua, một vài chính khách và nhà bình luận Canada đã kêu gọi xây dựng một bức tường hoặc hàng rào ở đó. Họ cho rằng chí ít cũng phải hỏi ý kiến người dân Canada xem họ muốn ai có thể đến sống và làm việc tại quốc gia của mình vì họ lo sợ những người nhập cư sẽ làm mờ nhạt lịch sử và văn hóa của người Canada gốc châu Âu.

Tuy nhiên, một số nhà hoạt động cánh tả lại nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình chống người tị nạn là phân biệt chủng tộc. Moira Kilmainham, thành viên của nhóm tình nguyện giúp đỡ người tị nạn Solidarity Across Borders (Đoàn kết xuyên biên giới), cho biết: “Việc cố tình mô tả những người tìm kiếm cuộc sống an toàn là những kẻ cướp quyền lợi, tội phạm và đe dọa an ninh là thái độ phân biệt chủng tộc. Người Canada rất ghét khi nghe bạn nói rằng chúng tôi phân biệt chủng tộc, nhưng chúng tôi thực sự đang thể hiện như vậy”.

Hợp pháp hay không?

Giáo sư Đại học Toronto Audrey Macklin, từng là thành viên của Ban Di trú và Tị nạn Canada, cho biết: “Có khuynh hướng xem những người xuất hiện ở biên giới như một mối đe dọa đến chủ quyền, bởi họ không được sàng lọc trước. Hiện nay, những người xin tị nạn vẫn đang tiếp cận Canada qua những đường bất thường, và điều đó tạo ra một hình ảnh của sự hỗn loạn và bất hợp pháp”. Đa số những người nhập cư từ Syria được rà soát an ninh và y tế ở nước ngoài trước khi được cấp thị thực vào Canada. Những người xin tị nạn qua đường bộ chưa phải trải qua quá trình này, và đó là lý do người Canada nhìn họ tiêu cực hơn.

Họ vượt qua biên giới, bị biên phòng bắt và đưa đến nơi nhập cảnh gần nhất để hoàn thiện quá trình rà soát và việc xin nhập cư kiểu này đã khiến hệ thống tị nạn của Canada bị quá tải.

Giáo sư Macklin cũng cho biết thêm, chính quyền Canada đang tiêu tốn rất nhiều nhân lực và vật lực nhằm hạn chế người nhập cư. Theo Reuters, chính phủ Canada đã phái Bộ trưởng Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch tới Nigeria nhằm thuyết phục chính quyền nước này giúp ngăn cản làn sóng công dân nước họ tới Canada, đồng thời yêu cầu Mỹ từ chối cấp thị thực cho những người có thể có ý định tới Canada.

Tuy nhiên, một cuộc thăm dò dư luận hồi tháng 4 vừa qua cho thấy những biện pháp trên dường như trái với quan điểm của hầu hết người Canada được hỏi ý kiến, những người tin rằng việc chấp nhận người nhập cư và người tị nạn là cách tốt nhất để đất nước của họ trở thành một hình mẫu tốt đẹp.

Có điều, dù cho người dân Canada chia thành hai nhóm quan điểm trái ngược nhau, song họ đều nhất trí với nhau ở một điểm: Chính quyền của Thủ tướng Justin Trudeau cần phải có biện pháp phù hợp, kịp thời để ngăn chặn tình trạng di dân một cách ồ ạt qua biên giới bằng những con đường không chính thức và đúng với những gì ông đã cam kết khi tranh cử.

canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi UNHCR lên tiếng về tình hình người tị nạn châu Phi tại Yemen

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) mới đây cho biết, người di cư và người tị nạn châu Phi đang là ...

canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi Libya giải cứu 252 người di cư ở ngoài khơi

Ngày 10/3, lực lượng Hải quân Libya đã giải cứu 252 người di cư đang tìm đường đến châu Âu, trong hai hoạt động cứu ...

canada dau dau voi lan song di cu qua bien gioi Số vụ vượt biên trái phép vào EU giảm mạnh

Trong năm 2017, số vụ vượt biên trái phép vào Liên minh châu Âu (EU) bị phát hiện ghi nhận ở mức thấp nhất kể ...

Đào Thế (theo The Atlantic)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động