Căng thẳng Australia-Trung Quốc: Còn đâu những cánh ‘bồ câu’?

Hoàng Mỹ
TGVN. Với việc Bắc Kinh tiếp tục gây áp lực lên Australia, những tiếng nói thúc giục sự hiểu biết về Trung Quốc đang phai nhạt trong cuộc đối thoại quốc gia. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, Thủ tướng Australia tuyên bố cứng rắn, lục đục với chính quyền bang
Căng thẳng Bắc Kinh-Canberra: Australia có thể thất thu 3,5 tỷ USD nếu số du học sinh từ Trung Quốc giảm
5508 976a94e2 abb7 11ea bf1b 7541df8028ff image hires 164523
Giới quan sát cho rằng, quan hệ Australia-Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn thử thách đầy khó khăn. (Nguồn: AFP)

Đòn trả đũa

Khi đề xuất tiến hành điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch corona, mối quan hệ của Australia với Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Trong bài phỏng vấn đăng trên trang nhất báo West Australian ngày 30/4, tỷ phú Kerry Stokes cảnh báo về việc chọc phá “người cung cấp thu nhập lớn nhất cho chúng ta”, trong khi ông trùm khai thác Andrew Forrest kêu gọi tạm dừng mọi cuộc điều tra.

Tương tự, hai cựu Ngoại trưởng Bob Carr và Gareth Evans chỉ trích Canberra đã tạo ra các căng thẳng không cần thiết, khi biến cuộc điều tra nhằm tìm kiếm các câu trả lời chính đáng thành một màn trình diễn công khai, thay vì tiếp cận bằng ngoại giao thầm lặng. Tại Victoria, Bộ trưởng Ngân khố Tim Pallas cáo buộc chính phủ liên bang “phỉ báng” đối tác thương mại lớn nhất và để mặc các nhà xuất khẩu địa phương đối phó với sự sụp đổ.

Tin liên quan
Sau thịt bò và lúa mạch, du lịch là đối tượng Sau thịt bò và lúa mạch, du lịch là đối tượng 'chịu đòn' tiếp theo trong căng thẳng Australia-Trung Quốc

Trước đó, hồi tháng 4, Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye đã cảnh báo người Trung Quốc có thể tẩy chay các sản phẩm từ Australia do việc thúc đẩy cuộc điều tra của Canberra. Ngoài ra, Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu thịt bò và lúa mạch từ Australia hồi tháng 5, đồng thời cảnh báo công dân về du lịch hoặc học tập ở Australia với lý do nạn phân biệt chủng tộc đối với người Australia gốc Á.

Mặc dù Bắc Kinh chưa thừa nhận mối liên hệ giữa kêu gọi hạn chế du lịch, hạn chế thương mại với căng thẳng trong quan hệ với Australia về cuộc điều tra, ngày 8/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hy vọng, Australia có thể làm việc với Trung Quốc “trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi và làm những việc mang tính xây dựng cho mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện của chúng ta”.

Tuy nhiên, những động thái nêu trên gây nên sự suy sụp và căm phẫn, tới mức những nhà quan sát có thiện cảm nhất về Trung Quốc cũng khó có thể lạc quan. Những tiếng nói ủng hộ Trung Quốc đã dần biến mất khỏi các cuộc thảo luận giữa phe “diều hâu” và “bồ câu”.

“Diều hâu” lấn lướt

James Laurenceson - Giám đốc Viện Quan hệ Australia-Trung Quốc, cơ quan nghiên cứu được thành lập với sự tài trợ của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Xiangmo Huang và vẫn tiếp tục nhận ngân sách từ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, cho biết hiện “không có bất kỳ tiếng nói cảm thông nào đối với những động thái mới nhất của Bắc Kinh. Điều này là trái ngược với lời kêu gọi “tôn trọng” cách tiếp cận gần gũi với Bắc Kinh trước khi cuộc điều tra được đề xuất. Ông cho rằng “đưa ra động thái quá khích là một thất bại ngoại giao của Trung Quốc”.

Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia, Jeffrey Wilson đã mô tả về “cuộc chiến thương mại không đối xứng giữa Australia và Trung Quốc” khi “Australia chỉ né tránh”. Theo ông, khi các biện pháp trừng phạt thương mại một chiều của Trung Quốc càng dồn dập, những tiếng nói ủng hộ xây dựng quan hệ với cường quốc này tại Australia sẽ càng yếu thế.

Căng thẳng Australia-Trung Quốc: Còn đâu những cánh ‘bồ câu’?
Thịt bò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Australia sang thị trường Trung Quốc. (Nguồn: Bloomberg)

Ông Salvatore Babones, học giả Trung tâm Nghiên cứu Độc lập tại Sydney nhấn mạnh: “Tại Australia, tâm lý quay lưng lại với Trung Quốc đã lên đến mức những người như ông trùm khai thác Andrew Forrest bị gọi là ‘kẻ phản bội’ và Trung Quốc càng đẩy mạnh, Australia càng trở nên cứng rắn”.

Ngày 11/6, Thủ tướng Scott Morrison nói rằng, Australia sẽ “không bao giờ bị đe dọa bởi dọa dẫm”, hoặc từ bỏ các giá trị để phản ứng với “cưỡng chế” từ Trung Quốc hoặc bất cứ nơi nào khác

Việc suy giảm dài hạn đối với du khách và sinh viên Trung Quốc có thể giáng đòn chí mạng vào ngành du lịch và giáo dục quốc tế của Australia, vốn đã chao đảo khi phải ngừng hoạt động du lịch quốc tế vì đại dịch.

Trước đó, mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người Trung Quốc đến Australia với chi tiêu khoảng 12 tỷ AUD (tương đương 8,3 tỷ USD). Du học sinh Trung Quốc (chiếm 11% du học sinh quốc tế ở Australia) cũng là động lực quan trọng trong ngành giáo dục quốc tế trị giá 38 tỷ USD của xứ sở chuột túi.

Mối quan hệ bất bình đẳng

Quan hệ Trung Quốc-Australia đã được “thử lửa” trong thời gian gần đây khi lo ngại về an ninh quốc gia đối đầu với lợi ích về mặt kinh tế. Thực tế này khiến Canberra, đồng minh quan trọng của Washington, thông qua luật chống sự can thiệp của nước ngoài, cấm Huawei tham dự vào quá trình xây dựng mạng 5G. Đồng thời, Chính phủ đã tiết lộ kế hoạch mở rộng quyền hạn để can thiệp quá trình sát nhập các doanh nghiệp do nước ngoài sở hữu nếu có rủi ro về mặt an ninh.

Tuy nhiên, cho đến trước cuộc điều tra, tiếng nói trong giới học giả và doanh nghiệp kêu gọi triển khai chính sách điều độ vẫn nổi bật hơn cả, ngay cả giữa hoài nghi ngày một lớn và sâu sắc xung quanh ý định của Trung Quốc.

Delia Lin, giảng viên cao cấp về Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Melbourne cho biết, hầu hết các động thái gần đây của Bắc Kinh đã gây ra cú sốc và sự thất vọng trầm trọng vì nhắm vào các doanh nghiệp đã “tích cực tham gia và ủng hộ Trung Quốc”.

Căng thẳng Trung Quốc - Australia: Một chiêu nhằm nhiều đích

Căng thẳng Trung Quốc - Australia: Một chiêu nhằm nhiều đích

Là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Australia với 15 năm kinh nghiệm trong thúc đẩy mối quan hệ với Trung Quốc, ông Dominic Meagher cho biết đã có “một sự thay đổi trong tâm lý khi người Australia trở nên ít quan tâm đến việc Bắc Kinh có giận chúng tôi hay không”.

Theo giáo sư người Australia gốc Hoa Mobo Gao (Đại học Adelaide), người Australia, trong đó có nhiều người Australia gốc Hoa, ngày càng mất hy vọng về tình hình. Tuy nhiên, đánh giá từ các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy một lượng lớn người dân ở Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh đã “dung túng cho sự kiêu ngạo của Canberra quá lâu".

Tuy nhiên, một số nhà quan sát vẫn giữ thái độ lạc quan. Ông Yun Jiang, Giám đốc Trung tâm chính sách Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Australia khẳng định: “Trước đây, dù nổi giận với Mỹ, Trung Quốc đã cố gắng thân thiện hơn với các quốc gia khác. Tuy nhiên, Trung Quốc thấy lập trường của Australia trong quan hệ với Mỹ không lay chuyển, do đó Trung Quốc khó có thể sử dụng chiến lược tương tự với Australia. Các hành động gần đây của Trung Quốc đã gây tác dụng ngược với Australia. Điều đó, cùng với tâm lý phổ biến trong dịch Covid-19, cho thấy không nhiều người ủng hộ Australia cải thiện quan hệ song phương”.

Liệu Thỏa thuận thương mại tự do Trung Quốc-Australia có thể làm dịu cơn sốt về virus corona?

Liệu Thỏa thuận thương mại tự do Trung Quốc-Australia có thể làm dịu cơn sốt về virus corona?

TGVN. Thỏa thuận thương mại tự do Trung Quốc-Australia (ChAFTA) nhiều khả năng sẽ xoa dịu cuộc chiến thương mại đầy tiềm năng giữa hai ...

Thủ tướng Australia nói quan hệ với Trung Quốc là 'đôi bên cùng có lợi'

Thủ tướng Australia nói quan hệ với Trung Quốc là 'đôi bên cùng có lợi'

TGVN. Ngày 1/5, Thủ tướng Scott Morrison nhận định giữa Australia và Trung Quốc là "đôi bên cùng có lợi" trong bối cảnh căng thẳng ...

Australia-Trung Quốc: Ưu tiên kinh tế lấn át các lo ngại an ninh

Australia-Trung Quốc: Ưu tiên kinh tế lấn át các lo ngại an ninh

Ngày 5/4, Thủ tướng Australia Julia Gillard dẫn đầu phái đoàn hùng hậu chưa từng có gồm các Bộ trưởng Tài chính, Ngoại giao, Thương ...

Hoàng Mỹ (theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân vẫn cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt và dự Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt và dự Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ bà con cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Vân Nam, Trung Quốc.
Tiền vệ Martin Odegaard bí mật làm đám cưới với bạn gái

Tiền vệ Martin Odegaard bí mật làm đám cưới với bạn gái

Theo truyền thông Na Uy, tiền vệ Martin Odegaard đã âm thầm tổ chức lễ cưới với cô bạn gái Helene Spilling đang mang thai.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động