TIN LIÊN QUAN | |
Chuyên gia cảnh báo rủi ro thực sự nằm ở cách Iran sẽ trả đũa Mỹ thế nào | |
Mỹ nêu lý do giết Tướng Soleimani, Iran khẳng định có quyền tự vệ |
Người dân Iran biểu tình lên án cuộc tấn công của Mỹ tiêu diệt Thiếu tướng Qassem Soleimani hôm 3/1. (Nguồn: Times of Israel) |
Theo bài bình luận trên mạng tin Arab News, vài ngày trước khi xảy ra cuộc tấn công nói trên, các hành động bạo lực “ăn miếng trả miếng” đã leo thang liên tục ngay trên lãnh thổ Iraq.
Lực lượng bán quân sự Iraq do Iran hậu thuẫn đã tấn công bằng tên lửa nhằm vào một căn cứ quân sự của Washington khiến một nhà thầu người Mỹ thiệt mạng. Mỹ đáp trả bằng các đợt không kích nhằm vào nhóm bán quân sự Kataib Hezbollah thân Iran, tiêu diệt ít nhất 25 thành viên của lực lượng này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng cảnh báo “Iran sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những thiệt hại về người và cơ sở vật chất của Mỹ”. Đáp lại, lãnh tụ tối cao Iran - Đại giáo chủ Ali Khamenei - nói: “Mỹ sẽ không thể làm gì được”.
Vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào người đàn ông quyền lực thứ hai Iran và là cánh tay đắc lực của Khamenei đã cho thấy Tổng thống Trump quyết đoán như thế nào.
Câu hỏi cấp bách nhất hiện nay liên quan đến những kịch bản tương lai có thể xảy ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Iran và Mỹ.
Tấn công mạng
Các nhà quan sát nhận định, Iran có thể thực hiện một cuộc tấn công mạng để đáp trả Mỹ. Các nhà phân tích tin rằng Tehran đã tăng cường khả năng tấn công cơ sở hạ tầng không gian mạng quan trọng của phương Tây và thậm chí đã xây dựng “đội quân mạng” - cam kết trung thành với Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Loic Guezo, người đứng đầu tập đoàn an ninh thông tin Pháp Clusif, cho biết, tất cả các cuộc tấn công mạng của Iran đều tìm cách hủy hoại các mục tiêu công nghiệp như đập hay nhà máy điện.
“Điều đáng sợ là điều này sẽ dẫn đến các sự cố như mất điện, ngộ độc, rò rỉ khí gas, gây nổ, hỗn loạn giao thông và bệnh viện quá tải”.
Giá dầu ngay lập tức đã tăng hơn 4% vì những lo ngại rằng việc Mỹ ám sát ông Soleimani có thể dẫn đến một sự gián đoạn nguồn cung dầu từ Trung Đông. Nỗi sợ lớn hơn cả là việc Iran có thể chặn đứng việc vận chuyển dầu ở Eo biển Hormuz - một trong những điểm trung chuyển tấp nập nhất thế giới.
Những kẻ thù phương Tây của Iran đã báo buộc Iran đứng sau một cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia, và Iran trong những tháng gần đây cũng liên tục bắt giữ các tàu chở dầu đang hoạt động ở vùng Vịnh.
Có thể thấy, sự đáp trả của Tehran phần lớn sẽ phụ thuộc vào những đánh giá về cuộc khủng hoảng, các lựa chọn sẵn có và năng lực của Iran trong bối cảnh nước Cộng hòa Hồi giáo cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế nội địa.
Tung “đòn” nhằm vào đồng minh Mỹ
Kịch bản thứ hai, Tehran sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược trước đó, tức là dựa trên chiến thuật “chiến tranh không đối xứng”, tung ra các “đòn đánh” có tính toán nhằm vào lợi ích của đồng minh Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, lựa chọn này dường như bị giới lãnh đạo Iran bảo thủ và những tướng lĩnh coi là không đủ do không thể bù đắp cho những tổn thất mà Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ trong khu vực phải gánh chịu.
Nếu Iran quyết tâm theo đuổi lựa chọn này, sự đáp trả của Iran có lẽ chỉ gói gọn trong các hoạt động quy mô tương đối nhỏ, được bộ máy tuyên truyền của Tehran và những người ủng hộ cường điệu hóa lên nhằm giữ thể diện cho nước Cộng hòa Hồi giáo ở trong và ngoài nước.
Iran sẽ tính toán kỹ hơn
Kịch bản khả thi thứ ba có thể xảy ra là Iran sẽ dành thời gian tính toán trước khi thực sự đưa ra động thái đáp trả Mỹ. Hay nói cách khác, Chính quyền Tehran sẽ bảo lưu phản ứng của mình và chỉ trả đũa trong thời gian và địa điểm thích hợp, giống như từng làm sau khi Israel nhằm vào các lực lượng ủy nhiệm hoặc căn cứ của Iran ở Syria và Lebanon.
Điều này sẽ cho phép Iran giữ “cánh cửa mở” cho đến khi nước này nắm bắt cơ hội thích hợp để nhắm vào bất kỳ quan chức quân sự cấp cao nào của Mỹ và coi đây là một phần trong cuộc trả thù về cái chết của Tướng Qassem Soleimani.
Bên cạnh đó, Iran sẽ cố gắng tránh mọi sự leo thang có thể gia tăng tổn thương và làm suy yếu vị thế của họ ở trong nước, cũng như giữa các lực lượng ủy nhiệm của nước Cộng hòa Hồi giáo ở khu vực.
Vì sao quan hệ Mỹ-Iran luôn căng thẳng? Sự đối đầu giữa Mỹ và Iran kéo dài đã hơn ba thập kỷ mà đến nay vẫn chưa có cách hóa giải. Phân tích ... |
Tấn công quân sự
Kịch bản tồi tệ nhất chính là Iran thực hiện một cuộc tấn công quân sự bằng việc sử dụng kho vũ khí tên lửa đạn đạo để chống lại các lợi ích của Mỹ, Israel hoặc Saudi Arabia trong khu vực - một động thái có nguy cơ gây ra xung đột toàn diện.
Nhà phân tích cấp cao về Iran của ICG Naysan Rafati nhận định: “Kịch bản tồi tệ nhất sẽ giống như một khoảnh khắc năm 1914”, mường tượng về các cuộc đụng độ giữa một bên là Mỹ và các đồng minh, và bên còn lại là Iran và các lực lượng ủy nhiệm ở Syria hoặc Iraq.
Tuy nhiên, ông Rafati cho biết, Iran khó có thể tấn công lãnh thổ Mỹ và các nhà phân tích tin rằng bất kỳ hành động nào mà Tehran thực hiện sẽ không gây nguy hiểm cho sự sống còn của Mỹ.
Từ việc huy động các đồng minh ở Trung Đông đến việc chặn đứng tuyến đường thủy chiến lược hoặc thậm chí là tiến hành một cuộc tấn công mạng vượt biên giới, Iran không thiếu các lựa chọn để trả đũa Mỹ vì đã tiêu diệt viên tướng hàng đầu của Iran.
Chia sẻ với hãng tin AFP, ông Heiko Wimmen - Giám đốc dự án thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) bình luận: “Chúng ta không thể biết liệu Iran sẽ quyết định việc leo thang và trả đũa là chiến thuật tốt nhất, hay họ sẽ đưa ra một phản ứng thận trọng, thậm chí là không bạo lực”.
Iran đã học được những giá trị của chiến tranh bất đối xứng - chiến đấu với một thế lực có sức mạnh quân sự lớn hơn mình - trong cuộc chiến chống lại Iraq giai đoạn 1980-1988. Ảnh hưởng mạnh mẽ ở Iraq, Syria, Lebanon và nhiều hơn nữa đồng nghĩa với việc Iran có một số đòn bẩy chống lại sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Chuyên gia Suzanne Maloney của Viện nghiên cứu Brookings lưu ý rằng trong quá khứ, Tehran “đã hứng chịu những cú đánh lớn... mà không ngay lập tức bị kích động để đánh trả theo kiểu bất cẩn nào đó” và việc trả đũa có thể không xảy ra ngay lập tức.
Treo ‘cờ báo thù’ giữa lúc căng thẳng, Iran đã sẵn sàng trả đũa Mỹ? TGVN. Lần đầu tiên trong lịch sử Iran, lá cờ đỏ trong truyền thống Shiite được treo lên trên mái nhà thờ Hồi giáo ở ... |
Căng thẳng mới lại bùng phát giữa Mỹ - Iran: Vu gián tiếp, đả trực tiếp TGVN. Mỹ tấn công tiêu diệt Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, chủ động ... |
Quan hệ Mỹ - Iran: Càng bế tắc càng đối kháng TGVN. Căng thẳng Mỹ - Iran lại gia tăng sau một loạt các động thái mới từ hầu hết các bên liên quan. Triển vọng ... |