Nhỏ Bình thường Lớn

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Kinh tế ‘thất sủng’, khai hỏa vũ khí tấn công mới

Thương mại và kinh tế từng là những nhân tố chi phối quan hệ Mỹ-Trung, nhưng giờ đây chúng được đánh giá là không còn quá quan trọng.
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Kinh tế ‘thất sủng’, khai hỏa vũ khí tấn công mới. (Nguồn: Getty Images)
Khi những bất đồng thương mại và kinh tế không còn giữ vị trí hàng đầu, nghị trình quan hệ Mỹ-Trung Quốc lại hứa hẹn những diễn biến mới. (Nguồn: Getty Images)

Trong phần lớn thời gian tại nhiệm của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, vấn đề trọng tâm trong quan hệ Mỹ-Trung là thương mại. Nỗi ám ảnh về tình trạng thâm hụt thương mại đã khiến ông Trump áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ. Còn Trung Quốc cũng tỏ ra không kém cạnh, khi liên tục “ăn miếng trả miếng” bằng loạt biện pháp tương tự. Các biện pháp trừng phạt trở thành tâm điểm và các vấn đề kinh tế luôn phải ở vị trí quan trọng hàng đầu trong nghị trình tương ứng của mỗi bên

Khi ông Biden đổi “vũ khí tấn công”

Trong hơn 2 tháng dưới thời tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, quan hệ Mỹ-Trung vẫn “căng như dây đàn”, nhưng có một yếu tố quan trọng đã thay đổi.

Các vấn đề về thương mại và đầu tư được xếp xuống vị trí dưới cùng. Đội ngũ mới của Tổng thống Biden lặng lẽ xếp tất cả các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc từ người tiền nhiệm Trump vào tủ và tạm “khóa lại”. Thay vào đó, họ bận tâm tới các vấn đề được cho là mang tính chiến lược, Tổng thống Biden thích bàn tới hơn về phạm vi nhân quyền của Trung Quốc ở Tân Cương hay Hong Kong.

Minh chứng cho sự thay đổi này là cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung đầu tiên dưới thời Chính quyền Tổng thống Biden tại Anchorage, Alaska (ngày 18-19/3). Sự khác biệt có thể thấy ngay từ thành phần tham dự. Các đại diện kinh tế cấp cao như Bộ trưởng Tài chính hay Đại diện thương mại Mỹ - những người luôn dẫn dắt các cuộc thảo luận Mỹ-Trung thời gian vừa qua đều không có tên trong thành phần đoàn.

Thay vào đó, phía Mỹ là sự tham dự của Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan. Ở phía bên kia là Chủ nhiệm văn phòng công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.

Trọng tâm của Đối thoại lần này cũng được nêu rõ là các vấn đề chiến lược và chính trị, kinh tế bị đưa về thứ yếu. Trong các thông cáo báo chí của hai ông Blinken và Sullivan sau cuộc gặp, thương mại chỉ được đề cập như một đề mục trong danh sách dài, gồm rất nhiều vấn đề được thảo luận, bên cạnh vấn đề Iran, Triều Tiên và biến đổi khí hậu...

Ngay cả trước cuộc gặp, ông Sullivan cũng đã phát biểu rõ ràng rằng, kinh tế không phải là nội dung quan trọng trong các cuộc đàm phán tại Anchorage. “Chúng tôi muốn trao đổi rõ ràng với Chính phủ Trung Quốc về những dự định chiến lược, những lợi ích và giá trị cơ bản, cũng như những quan ngại của chúng tôi trước các hành động của Trung Quốc”, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.

Tương tự, bản tóm tắt của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng liệt kê mối quan hệ kinh tế như một phần trong danh sách dài hơn gồm các chủ đề như kinh tế và thương mại, quân sự, thực thi pháp luật, văn hóa, y tế, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân Iran, Afghanistan, bán đảo Triều Tiên và Myanmar.

Tại sao kinh tế không còn là vũ khí quan trọng?

Sự thiếu điểm nhấn kinh tế phần nào gây hoang mang. Rõ ràng, Mỹ vẫn quan ngại sâu sắc đến các vấn đề kinh tế, từ tham vọng công nghệ của Trung Quốc đến các biện pháp hạn chế thương mại và việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. Các thông lệ kinh tế mang tính ép buộc và bất công của Bắc Kinh đứng đầu danh sách những mối quan ngại cơ bản mà Tổng thống Joe Biden đã chia sẻ với Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc điện đàm đầu tiên hồi tháng 2/2021.

Hơn nữa, Nghị trình chính sách thương mại năm 2021 do Văn phòng đại diện thương mại Mỹ ban hành vào tháng 3/2021 đã nêu bật rằng, các thông lệ thương mại mang tính ép buộc và bất công của Trung Quốc gây tổn hại cho người lao động ở Mỹ, đe dọa lợi thế công nghệ, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và làm xói mòn lợi ích quốc gia của Mỹ. Nghị trình này đề cập các vấn đề quen thuộc là tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế các công ty Mỹ tiếp cận thị trường trong một số lĩnh vực nhất định, sản xuất dư thừa và bán phá giá một số mặt hàng.

Tất nhiên, cùng với việc bổ sung vấn đề sử dụng lao động cưỡng ép người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm người thiểu số khác tại Trung Quốc, Nghị trình còn cho thấy, chính quyền Tổng thống Biden đã cam kết sử dụng tất cả các công cụ sẵn có để xử lý những thông lệ thương mại bất công của Bắc Kinh mà tiếp tục gây tổn hại cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ.

Phía Mỹ cũng cho thấy, phải chờ đến khi quá trình đánh giá toàn diện chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc, vốn đang diễn ra, được hoàn tất thì nội dung làm việc cụ thể mới được công bố. Trước khi quá trình đánh giá được hoàn tất, các quan chức của chính quyền ông Biden sẽ không có nhiều điều để nói với những người đồng cấp Trung Quốc. Và quan điểm của Mỹ là vẫn chưa đến lúc để đề cập vấn đề này, đó là quan điểm mà ông Sullivan đã thông báo rõ với giới truyền thông trước chuyến đi Alaska

Bắc Kinh không lùi bước

Trong khi đó, phía Trung Quốc dường như cũng giảm mức độ ưu tiên đối với các vấn đề thương mại – không phải vì Bắc Kinh không còn quan tâm, mà vì ngay cả những vấn đề kinh tế then chốt cũng trở nên mờ nhạt so với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền. Hay nói một cách đơn giản, Bắc Kinh sẽ ưu tiên bảo vệ các chính sách của mình ở Tân Cương và Hong Kong. Chừng nào Mỹ còn quan tâm đến những vấn đề này, thì thương mại sẽ vẫn ở vị trí thứ yếu đối với Trung Quốc.

Điều đáng nói là trong bối cảnh đó, ít nhất là theo thông tin chính thức từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch nước này Tập Cận Bình đã không đề cập cụ thể đến các vấn đề thương mại, kể cả các khoản thuế cao còn lại của Mỹ đối với Trung Quốc trong cuộc điện đàm với ông Biden. Tuy nhiên, bản tóm tắt của Bộ Ngoại giao cho biết, ông Tập nhấn mạnh vấn đề rằng, “Đài Loan và các vấn đề liên quan đến Hong Kong... là công việc nội bộ của Trung Quốc và liên quan đến chủ quyền. Do đó, Mỹ nên tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và hành động thận trọng.

Tương tự, “không can thiệp” là yêu cầu đầu tiên mà Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đưa ra để khôi phục quan hệ Mỹ-Trung. Trong một bài phát biểu hôm 22/2, ông nói: “Điều quan trọng trước tiên là phải tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây là nguyên tắc cơ bản chi phối các mối quan hệ quốc tế”. Chỉ đến cuối bài phát biểu, ông Vương Nghị mới đề cập yêu cầu Mỹ xóa bỏ các khoản thuế phi lý đối với hàng hóa Trung Quốc, bãi bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với các công ty, các viện nghiên cứu và giáo dục của Trung Quốc, đồng thời chấm dứt các hành động phi lý cản trở sự tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc, để tạo điều kiện cần thiết cho sự hợp tác Trung-Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn ngay trước cuộc gặp ở Alaska, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cũng nói rằng: “Trung Quốc không thể lùi bước trong những vấn đề liên quan đến các lợi ích cốt lõi của mình. Lập trường này cũng sẽ được trình bày rõ ràng trong cuộc đối thoại”.

Còn trong bài phát biểu “gây sốc” mở đầu cuộc đối thoại, ông Vương Nghị chỉ đề cập đến vấn đề thương mại và kinh tế trong một câu, phần còn lại đều là đáp trả những quan ngại của Mỹ về các vấn đề quyền lợi liên quan đến Tân Cương và Hong Kong.

Trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt từ những năm 1990, các vấn đề kinh tế luôn giữ vị trí nổi bật và quan trọng nhất trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Thậm chí, khía cạnh kinh tế cũng được coi trọng như khía cạnh chiến lược. Nhưng đến nay, khi cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Biden đối với Trung Quốc đều mang tính chiến lược, những bất đồng thương mại và kinh tế không còn giữ vị trí hàng đầu, nghị trình quan hệ Mỹ-Trung lại hứa hẹn những diễn biến mới.

TIN LIÊN QUAN
Giá cà phê hôm nay 8/4: Tạm đảo chiều, dòng vốn đang chảy về, giá cà phê có thể được hỗ trợ
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (2-7/4): Mỹ 'thẳng tay' chỉ trích kế hoạch Made in China 2025, đổi mới quan hệ năng lượng chiến lược với Ấn Độ
Giá vàng hôm nay 7/4: Cú nhảy vọt, giá vàng lại áp sát ngưỡng 1.750 USD, cách giới đầu tư lướt sóng?
Mỹ-Trung Quốc: Đối thoại để xích lại gần nhau hay chỉ là ‘có còn hơn không’?
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Nắm 'quân át chủ bài', tại sao Bắc Kinh không 'chơi tất tay'?

Tin cũ hơn

Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây