Cảnh báo hậu quả nặng nề của nước biển dâng vào năm 2050

Nước biển dâng do tình trạng ấm lên của Trái đất sẽ làm tăng đáng kể tần suất lũ lụt ở các vùng duyên hải, đặc biệt là tại các khu vực nhiệt đới, vào giữa thế kỷ này. Đây là cảnh báo của các nhà nghiên cứu đưa ra trên tạp chí Báo cáo Khoa học, số ra ngày 18/5.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
canh bao hau qua nang ne cua nuoc bien dang vao nam 2050 Hiểm họa khi băng đang tan rất nhanh ở Nam Cực
canh bao hau qua nang ne cua nuoc bien dang vao nam 2050 Vì sao có hiện tượng “lũ lụt ngày nắng” ở Mỹ?

Theo các nhà nghiên cứu, nếu nước biển tăng thêm 25cm vào năm 2050, tần suất lũ lụt 50 năm một lần ở các khu vực nhiệt đới sẽ xảy ra hàng năm hoặc thậm chí mau hơn. Trong khi đó, nếu nước biển toàn cầu chỉ dâng ở mức vừa phải là từ 10-20cm, nguy cơ lũ lụt tại các khu vực có khí hậu ấm áp sẽ tăng gấp đôi.

Các thành phố lớn dọc bờ biển khu vực Bắc Mỹ, trong đó có Vancouver của Canada, Seattle, San Francisco và Los Angeles của Mỹ cùng với bờ biển Đại Tây Dương ở châu Âu có nguy cơ lũ lụt cao. 

canh bao hau qua nang ne cua nuoc bien dang vao nam 2050
Các thành phố như Mumbai (Ấn Độ) sẽ bị tác động đáng kể bởi nước biển dâng. (Nguồn: AFP)

Thậm chí, nếu mực nước biển chỉ tăng từ 5-10cm, tần suất xảy ra lũ lụt ở các nước nhiệt đới cũng sẽ tăng hơn gấp đôi, đặc biệt là các vùng đồng bằng đông dân ở châu Á và châu Phi. Nếu nước biển chỉ tăng ở mức thấp, các thành phố như Mumbai, Kochi của Ấn Độ và Abidjian của Côte d'Ivoire cũng như nhiều thành phố khác cũng sẽ bị tác động đáng kể. 

Theo ông Sean Vitousek, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Illinois (Chicago, Mỹ), đứng đầu nhóm nghiên cứu, việc tăng tần suất lũ lụt do biến đổi khí hậu sẽ thách thức sự tồn tại và bền vững của các đảo quốc nhỏ vốn dễ phải hứng chịu lũ lụt trên khắp toàn cầu. 

Lũ lụt xảy ra ở các khu vực duyên hải chủ yếu là do các cơn bão lớn và mức độ tàn phá của nó sẽ nặng nề hơn khi các đợt sóng lớn, gió bão và thủy triều lên cao kết hợp với nhau. Cơn bão Sandy xảy ra ở Mỹ (năm 2012) vốn gây ra thiệt hại hàng chục tỷ USD và bão Haiyan ở Philippines (năm 2013) khiến hơn 7.000 người thiệt mạng và mất tích, đều gây ra lũ lụt tàn phá. Một trong những yếu tố gây ra mức thiệt hại trên là do nước biển nóng lên và băng tan chảy. 

canh bao hau qua nang ne cua nuoc bien dang vao nam 2050
Quốc đảo Maldives sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng khi nước biển dâng. (Nguồn: AFP)

Mực nước biển hiện nay tăng từ 3-4 mm mỗi năm song tốc độ lại cao hơn khoảng 30% so với thập kỷ trước. Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng khoảng 2,5 m vào năm 2100. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng thêm 1 độ C kể từ giữa thế kỷ 19, và tình trạng Trái đất ấm lên chủ yếu diễn ra trong 70 năm trước. 

Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, được đại diện 175 quốc gia, trong đó có những nước phát thải nhiều khí thải như Mỹ và Trung Quốc, ký kết tháng 4/2016 tại trụ sở LHQ ở New York và chính thức có hiệu lực 7 tháng sau đó. Theo văn kiện này, các nước tham gia thỏa thuận sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.

Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD/năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.

canh bao hau qua nang ne cua nuoc bien dang vao nam 2050 Phóng vệ tinh giám sát mực nước biển dâng

Các cơ quan khoa học Mỹ và châu Âu vừa phóng vệ tinh hợp tác mới để theo dõi mực nước biển dâng trên toàn ...

canh bao hau qua nang ne cua nuoc bien dang vao nam 2050 Hiệu ứng nhà kính & những tác động lạ

Hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ tăng, băng tan chảy, mực nước biển dâng… ảnh hưởng đến hàng loạt công trình từ thiên tạo ...

canh bao hau qua nang ne cua nuoc bien dang vao nam 2050 Mực nước biển đang tăng lên rất nhanh

Mực nước biển toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng nhanh hơn so với bất kỳ giai đoạn nào trong suốt 27 thế kỷ qua.

(theo AFP)

Đọc thêm

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Trong ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.
Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Lamborghini Urus SE chính thức trình làng với thay đổi lớn nhất nằm ở hệ động cơ Hybrid nhưng tổng thể phần thiết kế không thay đổi quá nhiều.
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Mỹ đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Nga trong xung đột ở Ukraine
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Thủ tướng Cuba Marrero Cruz gửi lời chúc mừng nhân dân và Chính phủ Việt Nam nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động