Cấp cao ASEAN - Nhật Bản: Nâng tầm quan hệ Đối tác

Cùng với các chuyến thăm tất cả 10 quốc gia ASEAN chỉ trong vòng một năm sau khi lên cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo từ 13-15/12/2013 được xem như một điểm nhấn quan trọng nhất trong "Năm ngoại giao ASEAN - Nhật Bản".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các nhà Lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản, Tokyo (15/12/2013).

Kể từ khi thiết lập quan hệ đối thoại với ASEAN năm 1973, Nhật Bản trở thành nước lớn và quốc gia Đông Á đầu tiên có quan hệ đối thoại với ASEAN.

Đối tác phát triển

Trải qua 40 năm, quan hệ ASEAN - Nhật Bản phát triển khá tốt đẹp, mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân hai bên. Tuy nhiên bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay đang có nhiều chuyển biến nhanh và phức tạp, đòi hỏi ASEAN và Nhật Bản có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, đưa ra tầm nhìn chiến lược "trung và dài hạn" giúp định hướng quan hệ hai bên.

Tại hội nghị lần này, ASEAN và Nhật Bản tiếp tục khai thác các tiềm năng kinh tế của mỗi bên để cùng phát triển như thúc đẩy Thỏa thuận Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tận dụng các mặt tích cực của chính sách kinh tế "Abenomics"

Nhằm giúp ASEAN cải thiện hệ thống hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển và cải thiện khả năng phòng chống thiên tai, Nhật Bản đã cam kết khoản viện trợ chính thức ODA trị giá 2 nghìn tỷ Yên (tương đương 20 tỷ USD) cho các quốc gia Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới và hỗ trợ 100 triệu USD cho Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN. Cụ thể, Nhật cam kết tăng ODA và đầu tư vào Myanmar, giúp nước này cải thiện cơ sở hạ tầng; ký thỏa thuận hàng không dân dụng với Lào để mở đường cho hợp tác kinh tế trong thời gian tới; thông qua khoản viện trợ 1 tỷ USD cho Việt Nam (giai đoạn 2 năm 2013) để giúp Việt Nam tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng. Đây là những trợ giúp có ý nghĩa, tạo nền tảng kinh tế cho việc xây dựng cộng đồng ASEAN trong bối cảnh chênh lệch phát triển là một trong những nguyên nhân chính tạo sự phân cách trong ASEAN.

Vì hòa bình thịnh vượng

Không chỉ là đối tác quan trọng trong phát triển, Nhật Bản và ASEAN cũng là các đối tác quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Á - một yếu tố quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững của khu vực. Trong tuyên bố chung cuối cùng, Nhật Bản và ASEAN đều nhấn mạnh việc thúc đẩy an ninh và an toàn hàng hải; tự do hàng hải, tự do và an toàn hàng không; và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Để cụ thể hóa chủ trương trên, Nhật Bản cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Cảnh sát Biển Việt Nam thời gian tới, đồng thời ký với Campuchia thỏa thuận về trao đổi quốc phòng.

Có thể thấy, các diễn biến mới của tình hình khu vực thời gian gần đây đã thúc đẩy cả ASEAN và Nhật Bản có tiếng nói chung trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế. Điều này hết sức quan trọng đối với cả ASEAN lẫn Nhật Bản, bởi lẽ nếu không có tự do hàng hải và hàng không, thì thương mại song phương ASEAN-Nhật Bản, cũng như thương mại quốc tế không thể vận hành trơn tru được. Tại hội nghị lần này, Thủ tướng Abe đã đưa ra đề nghị tổ chức cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Nhật Bản nhằm tăng cường đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống như cứu trợ thiên tai… Về phần mình, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết của việc cải tổ Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, để tăng cường hiệu quả của cơ chế này.

Mặc dù quan hệ ASEAN - Nhật Bản đã đạt được nhiều tiến bộ trong thời gian qua, nhưng cũng cần thấy rằng tiềm năng hợp tác, đặc biệt là hợp tác kinh tế, hai bên vẫn chưa được khác thác hết. Hiện nay Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN sau Trug Quốc, nhưng kim ngạch thương mại của Nhật với từng quốc gia thành viên ASEAN lại không đều nhau. Điển hình là trường hợp Myanmar. Năm 2012, nhập khẩu từ Nhật Bản của Myanmar chỉ chiếm 5,3% tổng giá trị nhập khẩu của Myanmar, thua xa con số 27% mà nước này nhập từ Trung Quốc. Ngoài thách thức trong hợp tác kinh tế thì hiến pháp Nhật Bản cũng là một yếu tố làm chậm lại quá trình hợp tác an ninh - quốc phòng ASEAN - Nhật Bản thời gian qua do Hiến pháp Nhật Bản không cho phép nước này trực tiếp trợ giúp lực lượng quân sự của nước ngoài.

Nhìn chung, dù còn có những khó khăn, thách thức nhất định, nhưng các nỗ lực thúc đẩy quan hệ ASEAN - Nhật Bản thời gian qua rất đáng ghi nhận xét trong bối cảnh tình hình kinh tế và an ninh khu vực đang có nhiều biến động. Tuy nhiên, để quan hệ ASEAN-Nhật thực sự phát triển bền vững về lâu dài thì ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, đặt quan hệ với Nhật trong tổng thể chiến lược chung thúc đẩy và giữ cân bằng quan hệ với các nước lớn và trung tâm quyền lực khác.

Nguyễn Văn Bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động