Câu chuyện an ninh lương thực

Nhất Phong
Biến đổi khí hậu, xung đột và bất ổn chính trị đang tạo ra nguy cơ đối với an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, đề cao vai trò các quốc gia có nền nông nghiệp bền vững, trong đó có Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính phủ Việt Nam luôn coi bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.
Chính phủ Việt Nam luôn coi bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), an ninh lương thực là “mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động”.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, an ninh lương thực luôn là vấn đề hệ trọng đối với mọi quốc gia, nhất là trong bối cảnh thế giới đang hứng chịu tác động của biến đổi khí hậu, xung đột và bất ổn…

Nguyên nhân sâu xa

Xung đột vũ trang là một trong những nguyên nhân chính của mất an ninh lương thực. Xung đột buộc người dân phải rời bỏ quê hương, khiến sản xuất nông nghiệp bị đình trệ, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và cản trở các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Bất ổn ở khắp các châu lục mà điển hình là các cuộc xung đột ở Afghanistan, Syria, Ukraine, Sudan hay Niger gần đây cho thấy bất ổn chính trị và xung đột vũ trang đã tác động sâu sắc đến an ninh lương thực.

Biến đổi khí hậu là yếu tố quan trọng khác làm mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng. Theo báo cáo khoa học về khí hậu cập nhật của 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới được đăng trên tạp chí Earth System Science Data, từ năm 2013 đến năm 2022, Trái đất nóng hơn với mức hơn 0,2 độ C mỗi thập kỷ. Ở Đông Nam Á, với sự ấm lên của các đại dương, việc đánh bắt hải sản sẽ giảm khoảng 20%-30%, kèm theo việc mất đi khoảng 20% đa dạng sinh học vào năm 2050.

Mất an ninh lương thực khiến làn sóng di cư tiếp tục vượt tầm kiểm soát. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 140 triệu người ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara, Nam Á và Mỹ Latinh có thể bị buộc phải di cư trong nước do tác động của biến đổi khí hậu vào năm 2050.

Dịch bệnh tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu. Theo thống kê mới nhất của Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP), số người thiếu lương thực ở mức nghiêm trọng trên toàn cầu đã tăng gấp đôi so với trước đại dịch Covid-19, lên 276 triệu người.

Đến cuối năm 2022, dưới tác động tích tụ của các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và chính trị liên tục diễn ra, con số này được cho là đã tăng lên 323 triệu người, với trên 26 quốc gia bị ảnh hưởng, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Phi như Ethiopia, Nigeria, Mozambique... Dịch bệnh cũng khiến khoảng 350 triệu trẻ em trong tổng số 1,5 tỷ trẻ em trên toàn cầu đối mặt với suy dinh dưỡng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa mất an ninh lương thực với bất ổn chính trị. Trong năm 2007-2008, việc giá gạo đột ngột tăng từ 550 USD/tấn lên 760 USD/tấn rồi 1.000 USD/tấn là nguyên nhân bùng phát các cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở nhiều nước, từ Ai Cập, đến Burkina Faso và Cameroon… Năm 2011, “Mùa xuân Arab” và các cuộc phản kháng xã hội nổ ra trên khắp lục địa châu Phi vào năm 2021 cũng bắt nguồn từ việc giá lương thực tăng cao.

Dự báo, tình hình hiện tại còn đáng lo ngại hơn khi giá lương thực năm 2023 tiếp tục leo thang, đặc biệt sau khi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực. FAO cho biết, từ năm 2019 đến tháng 3/2023, giá lương thực đã tăng 48% do giá năng lượng tăng 85%. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực để tăng dự trữ như Trung Quốc, Ấn Độ… tác động mạnh đến an ninh lương thực do chuỗi cung ứng gián đoạn.

Nỗ lực toàn cầu

Tại các diễn đàn đa phương, an ninh lương thực được coi là vấn đề đa chiều, liên ngành, đa ngành và liên quan đến nhiều vấn đề toàn cầu khác. Bảo đảm an ninh lương thực được coi là một trong những tiền đề quan trọng để đạt các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc.

Ngày 23/9/2021, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về hệ thống lương thực, hơn 150 quốc gia đã cam kết chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, trong đó ưu tiên khuyến khích sự tham gia rộng lớn hơn của xã hội và bảo đảm sự công bằng, nhất là đối với nông dân, phụ nữ, giới trẻ và các nhóm dân tộc địa phương.

Tại cuộc họp của Ủy ban Nông nghiệp ngày 27-28/3/2023, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã cam kết tăng cường nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, đặc biệt là thách thức đối với các nước kém phát triển nhất (LDC) và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực ròng (NFIDC). Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra Chương trình An ninh lương thực và nông nghiệp toàn cầu (GAFSP) thông qua các hoạt động chính đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 20/5/2023, Tổng thư ký Antonio Guterres đề xuất bốn bước có thể thực hiện để ngăn chặn xung đột và nạn đói bằng các giải pháp chính trị, ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột mới, xây dựng nền hòa bình bền vững.

Ngày 19/5, Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu. Mới đây, Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN 2023 đề xuất đưa ra Tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN về đối phó với nguy cơ khủng hoảng lương thực nhằm tăng cường hợp tác chiến lược trong việc xây dựng cơ chế tăng cường an ninh lương thực, chuỗi cung ứng khu vực và nông nghiệp bền vững. Dự kiến, bản tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 vào tháng Chín tới.

Ngày 18/6, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) do Ấn Độ chủ trì đã trao đổi sâu về tình hình và giải pháp bảo đảm an ninh lương thực. Việt Nam được Ấn Độ mời tham dự với tư cách khách mời đặc biệt. Điều này thể hiện sự coi trọng của Ấn Độ cũng như các nước G20 với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngày 3/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức Phiên thảo luận mở về “Nạn đói và mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của xung đột”. Hội nghị đồng thuận cho rằng cần tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về nguy cơ mất an ninh lương thực, củng cố hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng bền vững hơn, bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của dân thường trong xung đột.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu, thông qua duy trì xuất khẩu gạo và các nông sản khác ổn định, sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực do tác động của xung đột.

Chuyên gia Việt Nam giúp người dân châu Phi kỹ thuật trồng lúa. (Nguồn: TTXVN)
Chuyên gia Việt Nam giúp người dân châu Phi kỹ thuật trồng lúa. (Nguồn: TTXVN)

Dấu ấn Việt Nam

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam hiện nay trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, xuất khẩu gạo trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt 7,5 triệu tấn.

Không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho người dân trong nước, với những thành tựu nổi bật trong sản xuất, Việt Nam có điều kiện để đóng góp vào chương trình bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Tiêu biểu là mô hình hợp tác ba bên giữa Việt Nam, FAO và nước đối tác ở châu Phi về trồng lúa.

Việt Nam đã cử nhiều chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo cho một số nước châu Phi. Việt Nam sẵn sàng cung cấp ổn định lúa gạo, hỗ trợ lương thực cứu đói cho các nước xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, giúp đỡ phát triển trồng cây lương thực ở các vùng khó khăn ở châu Phi, châu Á, theo các chương trình của Liên hợp quốc.

Trong buổi tiếp các đại biểu cấp cao dự Hội nghị toàn cầu lần thứ tư hệ thống lương thực thực phẩm bền vững (SFS) ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời, với vai trò là một quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới, Việt Nam cũng có đóng góp rất quan trọng vào các nỗ lực chung về các thách thức về an ninh lương thực toàn cầu.

Nhiều nước lo thiếu gạo, kêu gọi Ấn Độ nối lại xuất khẩu

Nhiều nước lo thiếu gạo, kêu gọi Ấn Độ nối lại xuất khẩu

Truyền thông Ấn Độ đưa tin Singapore, Indonesia và Philippines có kế hoạch kêu gọi Ấn Độ tiếp tục xuất khẩu gạo sau quyết định ...

UAE rót 500 triệu USD giúp Ai Cập 'cứu đói'

UAE rót 500 triệu USD giúp Ai Cập 'cứu đói'

Theo thỏa thuận ký kết ngày 15/8, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) viện trợ 500 triệu USD cho Ai Cập nhập khẩu ...

Liên hợp quốc kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết nạn đói

Liên hợp quốc kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết nạn đói

Liên hợp quốc nhận định nạn đói bắt nguồn từ xung đột sẽ càng trầm trọng hơn khi có thêm những tác động của biến ...

Sừng châu Phi: Báo động tình trạng mất an ninh lương thực

Sừng châu Phi: Báo động tình trạng mất an ninh lương thực

Tình trạng mất an ninh lương thực kỷ lục ở vùng Sừng châu Phi đang diễn biến ngày càng trầm trọng, với ước tính 60 ...

Việt Nam nỗ lực trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực ở khu vực, đóng góp vào bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu

Việt Nam nỗ lực trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực ở khu vực, đóng góp vào bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu

Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu, thông qua duy trì xuất khẩu gạo và ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Philippines và Nhật Bản họp 2+2 vào tuần tới

Philippines và Nhật Bản họp 2+2 vào tuần tới

Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko và Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara sẽ tới Manila để gặp những người đồng cấp Philippines vào ngày 8/7.
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc; kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam-Croatia

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng dự WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc; kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam-Croatia

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 24/6-1/7.
Cơ hội phát triển du lịch giữa doanh nghiệp Việt Nam và Iran

Cơ hội phát triển du lịch giữa doanh nghiệp Việt Nam và Iran

Ngày 1/7, Roadshow Du lịch Iran-Đông Nam Á 2024 và Hội thảo du lịch Iran-Việt Nam đã tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội với chủ đề 'Chào mừng ...
Vietlott 2/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 2/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 2/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 2/7/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSBL 2/7, kết quả xổ số Bạc Liêu thứ 3 ngày 2/7/2024. xổ số Bạc Liêu ngày 2 tháng 7

XSBL 2/7, kết quả xổ số Bạc Liêu thứ 3 ngày 2/7/2024. xổ số Bạc Liêu ngày 2 tháng 7

XSBL 2/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 2/7/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. kết quả xổ số Bạc ...
XSBT 2/7, kết quả xổ số Bến Tre thứ 3 ngày 2/7/2024. xổ số Bến Tre ngày 2 tháng 7

XSBT 2/7, kết quả xổ số Bến Tre thứ 3 ngày 2/7/2024. xổ số Bến Tre ngày 2 tháng 7

XSBT 2/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre nhanh nhất hôm nay - XSBT 2/7/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến ...
Philippines và Nhật Bản họp 2+2 vào tuần tới

Philippines và Nhật Bản họp 2+2 vào tuần tới

Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko và Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara sẽ tới Manila để gặp những người đồng cấp Philippines vào ngày 8/7.
Tin thế giới ngày 1/7: Ukraine có thể vỡ nợ vào tháng 8,  NATO lo nếu Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua, Nga làm Chủ tịch HĐBA LHQ

Tin thế giới ngày 1/7: Ukraine có thể vỡ nợ vào tháng 8, NATO lo nếu Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua, Nga làm Chủ tịch HĐBA LHQ

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine sắp đến Mỹ, Houthi tấn công tàu trên Biển Đỏ bằng 'vũ khí đặc biệt', Mỹ chuyển tên lửa Patriot từ Israel sang Ukraine
Ấn Độ đánh giá về chủ đề Năm nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Lào

Ấn Độ đánh giá về chủ đề Năm nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Lào

Ấn Độ dành ưu tiên cao cho chủ đề tăng cường kết nối và khả năng phục hồi của ASEAN trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Lào.
Tố NATO đưa 20.000 quân đến gần biên giới, Belarus tuyên bố sẽ dùng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền và nền độc lập bị đe dọa

Tố NATO đưa 20.000 quân đến gần biên giới, Belarus tuyên bố sẽ dùng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền và nền độc lập bị đe dọa

Belarus cho biết, hiện có 10 tiểu đoàn chiến thuật của NATO, với 20.000 binh sĩ đang đóng quân gần biên giới nước này.
Nổ khí đốt tự nhiên làm hư hại 11 tòa nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ

Nổ khí đốt tự nhiên làm hư hại 11 tòa nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 30/6, một vụ nổ khí đốt tự nhiên tại tỉnh Izmir, miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ, đã khiến 4 người thiệt mạng và ít nhất 20 người bị thương.
Nga làm Chủ tịch HĐBA tháng 7: Tiết lộ 3 sự kiện quan trọng

Nga làm Chủ tịch HĐBA tháng 7: Tiết lộ 3 sự kiện quan trọng

Nga bắt đầu đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) trong một tháng.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Phiên bản di động