Châu Âu với covid-19: Gặp khó ló bất cập

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Từ thực tế “vỡ trận” của châu Âu trong đối phó dịch covid-19 cần rút ra bài học nào? Hơn thế, dịch bệnh covid-19 đặt ra nhiều suy ngẫm về thế giới này và nhân loại sau đại dịch. Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Covid-19: Mỹ chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2
chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Du học sinh có nên về nước khi dịch Covid-19 đang hoành hành ở châu Âu?
chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap
EU đã quá tự tin vào hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ đến mức không nghĩ rằng nó sẽ nhanh chóng bị quá tải một khi dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Minh họa của tác giả Len (VoxEurop)
Dịch bệnh tạo ra tình huống đặc biệt, vì thế cần phải có biện pháp chính sách đặc biệt để đối phó nó và những khi như thế, lợi ích quốc gia càng phải được kiên định ưu tiên hàng đầu.

Trong lịch sử hình thành và phát triển đến nay, chưa có sự việc bất ngờ nào khiến Liên minh châu Âu EU bị tổn hại thể diện và uy danh nhanh chóng như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp covid-19 do chủng mới của virus corona gây ra hiện tại. EU đã tốn rất nhiều công của và thời gian để xây dựng nên "Châu Âu không biên giới" thì bây giờ, chủng virus trùng tên với một loại bia nổi tiếng của Mexico lại buộc nhiều thành viên EU phải dựng lại biên giới quốc gia.

Châu Âu lộ diện nhiều bất cập

Hiệp ước Schengen được coi là biểu tượng cho thành công của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hoá châu lục và vì thế là một trong những niềm tự hào của EU thì bây giờ bị chính chủng virus kia biến thành một trong những hiểm hoạ đe doạ EU. Nó không huỷ hoại hoàn toàn nhưng đang làm phá sản hiệp ước ấy trong thời gian nhất định, tuy chỉ tạm thời và nhất thời nhưng như vậy không thôi cũng đã đủ để EU bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập, dễ bị tổn thương và thiếu ổn định bền vững.

Tất cả những điều ấy đều lộ diện trong tình cảnh khó khăn và khó xử như hiện tại. Như cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công đối với số phận của đồng tiền chung EU. Như việc nước Anh ra khỏi EU đối với niềm tin "chỉ hướng tâm chứ không ly khai" của EU. Như sự trỗi dậy của các lực lượng dân tuý, dân tộc chủ nghĩa cực đoan và của nhà nước quốc gia đối với quan điểm của EU cho rằng nhất thể hoá châu lục đã thành công đến mức độ không còn có thể bị đảo ngược.

Không ai có thể phủ nhận những thành tựu to lớn, thậm chí còn có ý nghĩa lịch sử, mà EU đã đạt được cho đến nay. Đâu có sai gì khi cho rằng, EU xứng đáng là một trong những mô hình đáng được các khu vực khác học hỏi, thậm chí cả sao chép nữa, về hợp tác và liên kết khu vực cũng như châu lục. Nhưng cũng phải khách quan và công bằng thật sự để xác nhận là EU hoàn toàn không có sự chuẩn bị thật sự hữu hiệu trên thực tế để đối phó với những dịch bệnh như dịch bệnh hiện tại. Nếu không thì EU nói chung và các nước thành viên EU nói riêng đã không lâm vào thảm cảnh bị động đối phó và bế tắc đối sách, hỗn loạn cục bộ và mạnh ai nấy tự lo liệu như hiện tại.

EU có thị trường nội địa chung mà quốc gia thành viên thiếu khẩu trang đến mức độ phải cấm xuất khẩu khẩu trang. Có hiệp ước tự do đi lại Schengen đấy mà quốc gia thành viên đóng cửa biên giới và cấm công dân của quốc gia thành viên khác nhập cảnh. Châu Âu tự coi là châu lục phát triển mà chính phủ Anh phải chủ trương "miễn dịch cộng đồng" hay chính phủ Đức đóng cửa biên giới còn nhằm cả mục đích không để cho người ở bên kia biên giới chạy sang mua hàng hoá tích trữ.

Uỷ ban EU chi ra 25 tỷ Euro để đối phó khủng hoảng nhưng cho đến khi từ số tiền này làm ra được khẩu trang hay nước rửa tay diệt khuẩn thì không biết dịch bệnh còn lan rộng và thêm nghiêm trọng đến mức độ nào. Thế giới bên ngoài thật khó tin có thành viên EU tính đến khả năng 60-70% dân bị nhiễm dịch bệnh.... Cho nên dịch bệnh này đã làm cho cả EU lẫn thế giới bên ngoài không thể không thấy là EU không hẳn hoàn toàn như vẫn được nhìn nhận chung cho đến nay.

Bài học nào cho châu Âu?

Bạn có thể quan tâm:

chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Covid-19: Cuộc chơi với Thuyết âm mưu
chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Dịch virus corona: Ba suy ngẫm từ đại dịch
chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Dịch virus corona: Hệ luỵ từ đại dịch mới

Bài học thành công của những nơi đối phó tốt nhất dịch bệnh này cho đến nay là kết hợp ngăn chặn nguồn bệnh từ bên ngoài và không để cho dịch bệnh lây lan ở bên trong. Để ngăn chặn nguồn bệnh từ bên ngoài, nếu không đóng cửa biên giới quốc gia thì phải kiểm soát chặt chẽ biên giới quốc gia trên phương diện dịch tễ và lại còn phải làm những việc này càng sớm càng tốt, càng nghiêm ngặt càng tốt. EU đã không làm như vậy.

Bài học thành công ở những nơi đối phó dịch bệnh này là cách ly triệt để con người và khu vực có dính líu đến dịch bệnh và cũng phải làm những việc này càng sớm càng tốt, càng quyết liệt càng tốt. Đấy là bài học về cách ly số ít để bảo vệ số đông, cách ly cục bộ để khỏi phải cách ly cả vùng lớn, thậm chí cách ly cả đất nước. EU đã không làm như thế.

Một bài học thành công nữa là xét nghiệm lây nhiễm dịch bệnh trên diện rộng và bắt buộc ở những người từ nghi nhiễm trở lên để cách ly ngay lập tức ổ dịch và ngăn ngừa hình thành ổ dịch mới và lây lan mới từ thời điểm rất sớm. EU đã không xử lý như thế. Trong khi các nơi thành công kia đồng thời tập trung dập dịch bệnh với ngăn ngừa dịch bệnh lây lan thì EU dường như chỉ coi trọng hàng đầu việc ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Chính phủ hành động quyết liệt và từ rất sớm, người dân đồng hành, thông tin đầy đủ và kịp thời, giải thích và vận động hiệu quả là những nhân tố quyết định thành công ở những nơi chống dịch thành công đến nay. Ở EU hiện không thấy có đủ những nhân tố ấy.

Cả thế giới không còn như trước nữa!

Không chỉ có EU mà cả thế giới cũng không còn được như trước nữa. Không đáng được chú ý và suy ngẫm sao được khi một dịch bệnh lại có thể đặt ra cho nhân loại trên thế giới nhiều vấn đề nan giải mới liên quan đến toàn cầu hoá và liên kết khu vực, đến hội nhập quốc tế và sự phòng vệ của quốc gia trong hợp tác và hội nhập quốc tế, đến phân công lao động quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo các nhà khoa học, dịch bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người cao tuổi và có tiền sử bệnh nền. Người cao tuổi ở các nước thành viên EU chiếm tỷ lệ cao. Nhưng cả điều này cũng chỉ biện minh giúp phần nào cho những bất cập hiện bộc lộ rõ nét đối với EU. Hiệp ước Schengen được thiết kế mà bỏ qua một thực tế là đối với virus dịch bệnh thì không hề có khái niệm biên giới quốc gia hay châu lục.

EU đã quá tự tin vào hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ hiện tại đến mức không nghĩ rằng nó sẽ nhanh chóng bị quá tải một khi dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. EU đã quá chủ quan khi luôn cho rằng Trung Quốc ở cách rất xa và dịch bệnh này chỉ như một dịch cúm bình thường.

Cho nên EU hiện tại phải trực diện một cuộc khủng hoảng thực sự mà bản chất của nó hoàn toàn khác với những cuộc khủng hoảng trước. EU hiện chưa có đối sách thích hợp nên không thể nói đến khi nào mới có thể xoay chuyển được tình thế và làm chủ được tình hình. Nhưng điều hiện đã có thể chắc chắn được là dịch bệnh này làm cho EU không còn được như trước nữa.

Không chỉ có EU mà cả thế giới cũng không còn được như trước nữa. Không đáng được chú ý và suy ngẫm sao được khi một dịch bệnh lại có thể đặt ra cho nhân loại trên thế giới nhiều vấn đề nan giải mới liên quan đến toàn cầu hoá và liên kết khu vực, đến hội nhập quốc tế và sự phòng vệ của quốc gia trong hợp tác và hội nhập quốc tế, đến phân công lao động quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dịch bệnh tạo ra tình huống đặc biệt, vì thế cần phải có biện pháp chính sách đặc biệt để đối phó nó và những khi như thế, lợi ích quốc gia càng phải được kiên định ưu tiên hàng đầu.

chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Các bệnh viện ở Italy căng mình đối phó với dịch Covid-19

TGVN. Các bệnh viện vùng Lombardy miền Bắc Italy đang phải căng mình đối phó dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong bối cảnh họ ...

chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp thông tin về tình hình Covid-19 ngày 16/3

TGVN. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cập nhật tình hình dịch Covid-19 và các biện pháp ứng phó tại Pháp.

chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ thông tin về diễn biến dịch Covid-19

TGVN. Đến 15h ngày 15/3, Thụy Sỹ đã có 2.217 người nhiễm Covid-19, 14 người tử vong. Riêng trong ngày 15/3, Thụy Sỹ đã có ...

chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Anh: Lấy con người làm 'lá chắn sống' chống dịch Covid-19, WHO hoài nghi cách tiếp cận miễn dịch cộng đồng

TGVN. Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang lây lan mạnh tại nhiều nước châu Âu, trong đó có Anh, Tổ ...

chau au voi covid 19 gap kho lo bat cap Kinh tế châu Âu 'chấn thương' vì Covid-19

TGVN. Theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh), sự bùng phát của dịch ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Chi tiết lịch thi lớp 10 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2024.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động