Chiến lược 'lát cắt salami' ở Biển Đông đang được mở rộng?

Vy Vy
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/9, trong đó yêu cầu nhiều loại tàu nước ngoài đi qua vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền phải cung cấp thông tin chi tiết cho chính quyền. Tờ Asia Times bình luận, động thái này vi phạm luật pháp quốc tế và làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cần quyết đoán trước những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
Ảnh vệ tinh do công ty Maxar Technologies (Mỹ) ghi nhận hôm 23/3/2021 cho thấy khoảng 220 tàu Trung Quốc neo đậu gần đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. (Nguồn: QT)

Mối đe dọa nghiêm trọng

Giới phân tích cho rằng các yêu cầu pháp lý mới của Trung Quốc rõ ràng nhắm đến sự hiện diện của Mỹ và các đồng minh của Washington trên các tuyến đường biển tranh chấp. Lầu Năm Góc gọi Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc là "mối đe dọa nghiêm trọng" và vi phạm luật pháp quốc tế.

Hiện chưa rõ Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi sẽ được thực thi quyết liệt và sâu rộng đến mức nào, cũng như áp dụng trên phạm vi địa lý nào. Tuy nhiên, theo phóng viên Richard Javad Heydarian của tờ Asia Times, khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng luật mới trên toàn bộ khu vực theo yêu sách “Đường 9 đoạn” của nước này.

Ông Heydarian khẳng định, chắc chắn, chiến lược mặc định của Trung Quốc là kiểm soát dần dần, từng nhịp một đối với các vùng biển lân cận hoặc ít nhất là các khu vực nằm bên trong “Đường 9 đoạn” vốn chiếm khoảng 2/3 diện tích Biển Đông mà không gây ra xung đột vũ trang và quan trọng hơn là không thu hút sự chú ý của các cường quốc như Mỹ.

Chiến lược "lát cắt salami" tiếp tục được Bắc Kinh sử dụng nhằm kiểm soát cục diện và chiều hướng của các tranh chấp trên Biển Đông trong tương lai gần.

Ngày 1/9, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức thi hành Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển".

Về thời điểm ban hành luật trên, ông Heydarian nhận định: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiến gần hơn tới giai đoạn thứ tư trong chiến lược kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Ông phân tích, giai đoạn đầu là việc phân định ranh giới các khu vực nằm trong yêu sách phi pháp của Bắc Kinh. Giai đoạn thứ hai bắt đầu vào cuối năm 2013, với việc Bắc Kinh tiến hành các hoạt động cải tạo quy mô lớn.

Giai đoạn thứ ba, bắt đầu vào khoảng năm 2015, là quá trình quân sự hóa nhanh chóng các đảo nhân tạo thông qua việc triển khai các hệ thống tên lửa tiên tiến và thiết lập các đường băng dài hàng km phục vụ các máy bay quân sự lớn.

Giai đoạn thứ tư, bắt đầu vào khoảng năm 2019, là việc Trung Quốc triển khai có hệ thống cũng như trao quyền cho lực lượng hải cảnh và lực lượng bán quân sự nhằm vây bắt, đe dọa và nếu cần có thể sử dụng vũ lực.

Ngụy tạo tính hợp pháp

Theo phóng viên Heydarian, việc ban hành Luật hải cảnh gây tranh cãi hồi đầu năm 2021 và gần đây nhất là luật mới đối với các tàu nước ngoài là những động thái nhằm ngụy tạo cho tính hợp pháp và chính thức đối với giai đoạn mới trong chiến lược này của Trung Quốc.

Trước mối lo ngại rằng việc Trung Quốc thực thi luật mới sẽ tạo thêm căng thẳng ở Biển Đông, ông Heydarian nhận định: “Cho đến nay, chúng ta thấy rằng Mỹ và các đồng minh, bao gồm cả các nước trong nhóm Bộ tứ, đều đang xem xét những biện pháp khác nhau nhằm đối phó với chiến lược kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông.

Do đó, tần suất hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ cũng như Anh, Pháp đến Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã tăng lên đáng kể”.

Cũng theo ông Heydarian, việc để Trung Quốc tự ý siết chặt các quy định của nước này đối với các tuyến hàng hải quốc tế sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng kéo dài đối với một trật tự “tự do và rộng mở” ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các khu vực khác.

Do vậy, trước mắt, Mỹ và các nước có lẽ cần cân nhắc các biện pháp quyết liệt hơn với tham vọng của Bắc Kinh.

Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định sẽ đảm bảo quyền tiếp cận tự do và cởi mở đối với các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đông, tuyên bố sẽ không bao giờ quân sự hóa khu vực này, song tất cả đã thay đổi.

Từ tháng 5-6/2021, các ảnh vệ tinh cho thấy tên lửa chống ngầm Y-8Q, KQ-200 cùng máy bay chỉ huy có trang bị ra đa KJ-500 của Trung Quốc và các trực thăng xuất hiện thường trực tại các pháo đài trên các đảo nhân tạo.

Các tàu khu trục cỡ lớn và cỡ nhỏ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng tham gia cùng các lực lượng này.

Biển Đông: Chiêu trò 'làm luật', sự nguy hiểm và cái giá phải trả

Biển Đông: Chiêu trò 'làm luật', sự nguy hiểm và cái giá phải trả

Trong lúc thế giới mỏi mệt vì đại dịch Covid-19, lo ngại sự bất ổn ở Afghanistan..., thì Trung Quốc tung ra chiêu mới trên ...

Ấn Độ, Singapore tập trận hải quân chung gần Biển Đông

Ấn Độ, Singapore tập trận hải quân chung gần Biển Đông

Thành công của tập trận SIMBEX-2021 ở rìa phía nam của Biển Đông từ ngày 2-4/9 phản ánh lợi ích ngày càng tăng của Ấn ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với ...
NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

Diễn viên múa Linh Nga thể hiện độ uyển chuyển với những mẫu áo dài thêu tay của nhà thiết kế Vũ Việt Hà.
Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 22/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động