Chiến lược mới của Mỹ tại Biển Đông: Nước cờ mở màn cho một chiến dịch dài hơi?

TGVN. Lập trường mới của Mỹ về Biển Đông tự thân nó sẽ không có tác động lớn. Nhưng nếu là một nước cờ mở màn cho một nỗ lực dài hơi nhằm buộc Trung Quốc phải trả giá và tập hợp sự ủng hộ cho các đối tác của Mỹ, thì điều này có thể có ý nghĩa quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Thêm quốc gia ASEAN ra tuyên bố về tình hình Biển Đông
Hàn Quốc lên tiếng về hòa bình, ổn định ở Biển Đông
chien luoc moi cua my tai bien dong nuoc co mo man cho mot chien dich dai hoi
Tàu Hải quân Mỹ ở Biển Đông. (Nguồn: AP)

Lập trường mới có điểm gì khác biệt?

Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề cập đến một thay đổi quan trọng trong tuyên bố chính sách của Mỹ về Biển Đông. Tuyên bố này làm rõ những ngụ ý của các chính quyền Mỹ trước đây. Qua đó, tuyên bố mở đường cho việc truyền đạt hiệu quả hơn các thông điệp ngoại giao và những phản ứng mạnh mẽ hơn trước hành động quấy rối của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.

Đoạn mở đầu của tuyên bố có viết: “Chúng tôi nói rõ: Những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên biển khơi trên hầu hết diện tích Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên này, là hoàn toàn phi pháp”. Bên cạnh đó, Mỹ thể hiện sự ủng hộ kiên định hơn đối với nội dung cơ bản của phán quyết năm 2016 do tòa trọng tài đưa ra theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Theo phán quyết này, Trung Quốc không có cơ sở để khẳng định “quyền lịch sử” hay đưa ra bất kỳ tuyên bố nào khác ngoài những gì được UNCLOS cho phép. Điều này vô hiệu hóa cái được gọi là “đường 9 đoạn” với tư cách một tuyên bố chủ quyền đối với không gian biển.

Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Obama đã tích cực ủng hộ Philippines thực thi quyền khiếu nại Trung Quốc lên tòa trọng tài. Mỹ cũng lưu ý rằng phán quyết của tòa trọng tài có tính ràng buộc pháp lý theo UNCLOS và kêu gọi cả hai bên tuân thủ. Tuy nhiên, Mỹ cũng trình bày phản ứng của mình bằng các thuật ngữ thận trọng trong ngành luật.

Chỉ vài giờ sau khi phán quyết được đưa ra, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố rằng phán quyết này là “cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý đối với cả Trung Quốc lẫn Philippines”. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý: “Mỹ đang nghiên cứu quyết định này và không bình luận về tính chất đúng luật của vụ việc”. Tại Hội nghị cấp cao Đông Á tổ chức ở Lào vào cuối tháng 7/2016, và sau đó trong chuyến dừng chân tại Manila, Ngoại trưởng John Kerry đã nhắc lại rằng phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và kêu gọi các bên tuân thủ.

Lập trường mới của Mỹ tự thân nó sẽ không có tác động lớn. Nhưng nếu là một nước cờ mở màn cho một nỗ lực dài hơi nhằm buộc Trung Quốc phải trả giá và tập hợp sự ủng hộ cho các đối tác của Mỹ, thì điều này có thể có ý nghĩa quan trọng.

Tác động tức thì nhất của sự thay đổi chính sách này sẽ là trên mặt trận ngoại giao. Sẽ dễ dàng huy động cộng đồng quốc tế chống lại hoạt động “phi pháp” hơn là chống lại các hoạt động chỉ đơn thuần gây phiền nhiễu hoặc gây bất ổn. Đối với Trung Quốc, việc bị cáo buộc vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế cũng gây tổn hại lớn hơn nhiều.

Các quan chức Mỹ có khả năng sẽ bắt đầu đưa những ngôn từ mạnh mẽ hơn vào các tuyên bố tại các diễn đàn thế giới. Có thể trông đợi điều này không chỉ tại các hội nghị khu vực như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), mà còn ở các tổ chức như nhóm Bộ tứ, nhóm G7 và nhiều hội nghị song phương và 3 bên khác.

Chính sách này cũng có thể dẫn tới thiệt hại về kinh tế cho Trung Quốc. Bằng việc tuyên bố nhiều hoạt động trên biển của Trung Quốc là phi pháp, Chính quyền Mỹ đã đưa ra lý lẽ biện minh cho những biện pháp trừng phạt có thể có nhằm vào các công ty Trung Quốc và các thực thể tiến hành các hoạt động đó. Điều này sẽ kéo theo một loạt mục tiêu tiềm năng có phạm vi rộng và kịp thời hơn so với các đạo luật trừng phạt mà Mỹ từng đưa ra trước đây.

Đương nhiên, các chuyên gia cho rằng, chính sách này cũng có những nhược điểm. Nó sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu được đưa vào một chính sách rộng hơn kết hợp giữa sức ép đối với Bắc Kinh và việc xây dựng liên minh quốc tế rộng lớn hơn thì lập trường mới có thể giúp hướng Trung Quốc tới một sự thỏa hiệp mà cộng đồng quốc tế có thể chấp nhận, tạo ra một hướng giải quyết mới cho những tranh chấp ở Biển Đông.

Các động thái tiếp theo của Mỹ

Chính sách mới của Mỹ cần được coi là một phần trong nỗ lực phối hợp giữa nhiều chính phủ nhằm đẩy lùi các yêu sách của Trung Quốc với các cách tiếp cận ngoại giao và lập luận tương tự nhau, cụ thể là nhấn mạnh UNCLOS và phán quyết năm 2016.

Điều này rất có ý nghĩa nếu các nước tin rằng chủ nghĩa đa phương, hay một “mặt trận thống nhất”, là cách duy nhất để chống lại các hành vi ép buộc của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, đây có thể được coi là bước đi đầu tiên nhằm tái khẳng định “trật tự dựa trên các quy tắc” ở Đông Á.

Nếu xem xét theo hướng này, lập trường mới của Mỹ về Biển Đông là một bước đi đúng hướng, song vẫn là một bước đi nhỏ. Dù cần thêm thời gian để xem Mỹ sẽ tiếp tục hành động như thế nào, nhưng chúng ta cũng có thể đưa ra một vài dự đoán về chính sách có thể được thực thi.

Mỹ đang chú ý sát sao hơn tới các nỗ lực gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế như Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISA) và Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS). ITLOS là cơ quan tư pháp độc lập có chức năng giải quyết các vụ việc pháp lý liên quan đến UNCLOS, tương tự như Tòa trọng tài năm 2016 từng phân xử tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Mỹ cũng có thể tăng cường sự ủng hộ đối với quyền của các nước Đông Nam Á trong việc khai thác nguồn tài nguyên biển, xác định rằng phát triển nền kinh tế biển và sinh kế của các cộng đồng ven biển có vai trò trung tâm đối với sự gắn kết và độc lập của khu vực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đã triển khai tàu chiến gần các tàu khảo sát của Trung Quốc.

Malaysia lên tiếng về vấn đề Biển Đông

Malaysia lên tiếng về vấn đề Biển Đông

TGVN. Ngày 20/7, Bộ Quốc phòng Malaysia ra tuyên bố trong đó nhấn mạnh, quốc gia này kiên định lập trường rằng, vấn đề Biển ...

Máy bay trinh sát Mỹ tăng cường hiện diện quanh khu vực Biển Đông

Máy bay trinh sát Mỹ tăng cường hiện diện quanh khu vực Biển Đông

TGVN. Theo tờ SCMP, một máy bay trinh sát của quân đội Mỹ hôm 17/7 đã được phát hiện gần bờ biển phía Nam Trung Quốc ...

Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề Biển Đông

Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề Biển Đông

TGVN. Việt Nam và Mỹ chia sẻ nhiều điểm đồng trong việc đánh giá tình hình Biển Đông.

Thu Hiền (theo CSIS)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Tờ New York Times đăng bài viết lý giải những thành tố đóng góp vào thành công của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Harris, nếu như bà chiến thắng.
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Công ty SPP thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Cuối tuần qua, Wedge Holdings từ Nhật Bản và Showa Brain Navi Vietnam (SBNV) đã làm nổi bật sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity tại TP. Hồ Chí Minh
Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp Honda BeAT tại Việt Nam, từng bước làm mới danh mục xe để gia tăng tính cạnh ...
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động