Chiến tranh Việt Nam: Từ góc nhìn của người Mỹ

Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã trôi qua 36 năm, nhưng cho đến tận bây giờ, nhiều người Mỹ vẫn không thể quên những ngày tháng đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong lịch sử hơn 200 năm, nước Mỹ đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến ở Việt Nam là dài nhất, tốn kém nhất và hao binh, tổn tướng nhất.

Dài nhất, tốn kém nhất

Theo US News & World Report (Mỹ) số ra năm 1975, chiến tranh xâm lược VN kéo dài 11 năm 1 tháng (tính từ 22/12/1961 khi lính Mỹ đầu tiên chết ở VN). Nhưng theo tạp chí Lịch sử Quân sự VN, ngay từ đêm 6/7/1959, tại TP. Biên Hoà, bộ đội đặc công VN đã nổ mìn tiêu diệt 2 cố vấn quân sự Mỹ. Tên của 2 cố vấn này đứng đầu danh sách binh lính Mỹ tử trận tại VN ghi trên bức tường ở Washington. Như vậy, cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mỹ phải là 14 năm 7 tháng và là cuộc chiến tranh dài nhất từ trước đến nay.

Theo tài liệu khảo sát Harrison and Stevens (1976), ước tính chi phí của Mỹ cho chiến tranh VN là 925 tỷ USD, nghĩa là cứ mỗi phút chiến tranh, Mỹ phải chi khoảng 32.000 USD. Đây là một trong những chi phí chiến tranh lớn nhất so với nhiều cuộc chiến khác như chiến tranh Triều Tiên (164 tỷ USD), Thế chiến II (664 tỷ USD)...

Các loại vũ khí tối tân nhất cũng được quân Mỹ sử dụng từ bom chùm, bom bi, bom từ trường, bom thông minh điều khiển bằng laser, pháo lớn “Vua chiến trường” 203mm, cho đến các loại vũ khí bị cấm như bom Napan, chất độc hoá học, đặc biệt là chất độc da cam. Trong chiến tranh VN, Mỹ đã ném 7 triệu tấn bom và bắn hơn 7 triệu tấn đạn các loại (gấp 3 lần số bom đạn Mỹ ném xuống Châu Âu trong Thế chiến II và bằng sức nổ của 70 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945. Trung bình, mỗi người dân VN phải chịu 500kg bom đạn, còn mỗi người lính VN phải chịu tới vài tấn bom, đạn!

Hao binh, tổn tướng nhất

Theo các số liệu trong sách Sổ tay sự kiện chiến tranh VN của Jeff Stein - Marc Leepson và hồi ký Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về VN của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.McNamara, đã có tới 6,6 triệu lượt binh sĩ Mỹ: 70% Lục quân, 60% Lính thuỷ đánh bộ, 40% Hải quân, 60% Không quân đã tham chiến ở VN. 22.000 xí nghiệp quốc phòng và dân sự gián tiếp hoặc trực tiếp phục vụ chiến tranh VN.

Cụ thể hơn, về lục quân, năm 1969 là năm số quân Bộ binh Mỹ tham chiến cao nhất tại VN: 11 Sư đoàn và 11 trung đoàn với 543.400 quân. Trong số đó có nhiều Sư đoàn nổi tiếng thiện chiến như Sư đoàn 3 Lính thuỷ đánh bộ đã tham gia Thế chiến II ở Thái Bình Dương. Sư đoàn Bộ binh số 25 “Tia chớp nhiệt đới” tham gia Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên. Sư đoàn “Kỵ binh bay số1” là sư đoàn cơ động đường không đầu tiên, tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ và Sư đoàn Bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” nổi tiếng nhất Lục quân Mỹ…

Về không quân, vào thời kỳ leo thang cao điểm nhất năm 1972, Mỹ có tới 1.192 máy bay hoạt động: 999 máy bay chiến thuật và 193 máy bay ném bom B52.

Về hải quân, Mỹ điều cả tàu sân bay túc trực thường xuyên. Máy bay của Hải quân Mỹ cất cánh từ các tàu sân bay ném bom, bắn phá dữ dội đất liền. Vào năm cao điểm 1972, có tới 55 - 59 tàu các loại (60% tàu Hạm đội 7) gồm 3-5 tàu sân bay, 1 tàu chống ngầm, 30 - 33 tàu Khu trục, 5 tàu tuần dương, 4 tàu ngầm và 11 tàu đổ bộ tham chiến.

Ngoài ra, Mỹ còn viện trợ lực lượng ngụy quyền Sài Gòn, có lúc lên tới 1,1 triệu quân các loại, chưa kể 5 nước (Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, Philippines và New Zealand) cũng đem gần 73.000 quân đến VN tham chiến.

Không chỉ đông quân, nhiều súng đạn, với tham vọng giành thắng lợi, Mỹ còn đưa đến VN rất nhiều tướng tài như Wesmoreland, Harkins, Abrams... Tuy nhiên, không những không thắng, mà ngược lại, họ còn phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Theo The New York Times, 12 Tướng Mỹ tử trận và 8 Tướng Mỹ khác bị thương trong chiến tranh VN. Theo thống kê được ghi trên bức tường tại Washington, số binh sĩ Mỹ chết trận là 57.939 người, bị thương là 365.000 người.

Những bức thư tuyệt mật

Nếu tính từ năm 1945 khi Tổng thống Mỹ Harry Truman tuyên bố gửi cố vấn và viện trợ quân sự cho thực dân Pháp, đã có 6 đời Tổng thống Mỹ dính líu và trực tiếp can thiệp vào chiến tranh VN với các chiến lược khác nhau.

Thậm chí, Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Gerald Ford đã gửi cho cựu Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu tới 31 bức thư tuyệt mật (trong đó riêng Nixon gửi 27 thư) để thường xuyên chỉ đạo, vỗ về. Các bức thư này đều được giữ tuyệt mật, chỉ riêng Tổng thống ngụy quyền được đọc và sau này giao cho Ts. Nguyễn Tiến Hưng, phụ tá đặc biệt của Tổng thống, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, sử dụng trong những ngày cuối cuộc chiến để xin Quốc hội Mỹ tăng cường viện trợ quân sự khẩn cấp hòng cứu chế độ ngụy quyền sụp đổ.

Chẳng hạn như trong bức thư gửi ngày 14/11/1972, Nixon hứa với Thiệu sẽ: “Phản công mãnh liệt và nhanh chóng bất kỳ một vi phạm Hiệp định Paris nào” hay trong bức thư ngày 5/1/1973, Nixon cam kết nếu miền Nam VN ngoan ngoãn làm theo Mỹ thì “chúng tôi sẽ dốc toàn bộ lực lượng nếu Bắc Việt vi phạm”...

Thế nhưng gánh nặng chi phí chiến tranh khổng lồ, sự phản đối chiến tranh mạnh mẽ của dân chúng và cựu chiến binh Mỹ, tâm lý mệt mỏi, chán chường vì chiến tranh kéo dài... đã làm cho Quốc hội, Tổng thống Mỹ nản chí.

Và cuộc hành binh cuối cùng

Theo cuốn Từ Toà Bạch ốc đến Dinh Độc lập của Ts. Nguyễn Tiến Hưng (phụ tá đặc biệt của Tổng thống ngụy, nay là Giáo sư kinh tế ở ĐH Haward) và Jerrold L.Schecter, lúc 10h51 phút sáng ngày 29/4/1975 giờ Sài Gòn (đang đêm ở Washington), Tổng thống Gerald Ford ra lệnh bắt đầu cuộc hành quân mang tên “Cơn lốc” (Operation Frequent Wind). Đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản nhạc Tôi mơ về một mùa Noel tuyết trắng, đó là mật hiệu cho cuộc rút quân cuối cùng, chấm dứt sự dính líu của Mỹ ở VN.

Trước đó một ngày, tình hình căng thẳng. 6h20 chiều ngày 28/4/1975, một biên đội 5 máy bay A-37 đã tiến vào không phận sân bay Tân Sơn Nhất. Tại Văn phòng Tùy viên quân sự Mỹ cạnh sân bay, Von Marbod chăm chú quan sát những máy bay đang tới gần và nghi ngờ hỏi: “Tôi tưởng Không quân VN (ngụy) nghỉ làm lúc 6 giờ?”. Kiểm soát viên không lưu lập tức hỏi những máy bay đang tiến đến: “Máy bay của Không đoàn nào?”. Một giọng lạ vang lên qua máy điện đàm: “Máy bay do Mỹ chế tạo đây!”, rồi bất ngờ trút hàng loạt bom xuống sân bay. 3 máy bay AC-119 và nhiều máy bay C-47 khác đang đỗ trên đường băng chính bị phá hủy. Sau đó, người Mỹ mới biết đó là những máy bay của Không lực VN Cộng hòa bị đối phương chiếm dụng. Tình hình nguy cấp, họ cho rằng toàn bộ nhân viên quân sự Mỹ phải rời VN trong vòng 24 giờ.

Trong cuộc rút lui này, những máy bay vận tải C-130 “Thần lực sỹ” khổng lồ, mỗi chiếc chở 180 người di tản, liên tục cất cánh, đưa 1.373 người Mỹ và khoảng hơn 6.000 người VN đến các tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ đang neo đậu ngoài khơi. 8h sáng ngày 30/4/1975, Đô đốc Gayler đã chuyển lệnh của Tổng thống Ford buộc Đại sứ Mỹ G.Martin lên máy bay rời VN, trở thành người Mỹ cuối cùng rời khỏi Sài Gòn, kết thúc chiến dịch “Cơn lốc”.

Viên Hoà (Tổng hợp theo tài liệu nước ngoài)

Đọc thêm

Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Nóng và khô do biến đổi khí hậu mang lại sẽ làm giảm số khu vực thích hợp cho việc truyền bệnh sốt rét từ năm 2025 trở đi.
Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công...
Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nam Phi - SANSA ngày 10/5 (giờ địa phương) đã đưa ra cảnh báo thời tiết không gian khắc nghiệt 3 ngày tới.
Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết một điều. Ông Tập ca ngợi quan hệ ở mức tốt nhất lịch ...
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản ...
ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Đầu tư công được đẩy mạnh và điều kiện kinh doanh được cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân trong năm 2024.
Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công...
Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết một điều. Ông Tập ca ngợi quan hệ ở mức tốt nhất lịch sử...
Mỹ gửi gói viện trợ thứ 3 liên tiếp bù đắp những tháng hỗ trợ hạn chế, Czech cung cấp mô hình chiến đấu cơ F-16 đầu tiên

Mỹ gửi gói viện trợ thứ 3 liên tiếp bù đắp những tháng hỗ trợ hạn chế, Czech cung cấp mô hình chiến đấu cơ F-16 đầu tiên

Đây là gói viện trợ thứ 3 của Mỹ dành cho Ukraine trong vòng chưa đầy 3 tuần qua, Mỹ đang tìm cách bù đắp những tháng hỗ trợ hạn chế?
Nga phát động cuộc tấn công bất ngờ trên bộ vào vùng Đông Bắc Ukraine, mở mặt trận mới

Nga phát động cuộc tấn công bất ngờ trên bộ vào vùng Đông Bắc Ukraine, mở mặt trận mới

Nga phát động cuộc tấn công bất ngờ trên bộ vào vùng Đông Bắc Ukraine - khu vực biên giới mà nước này đã bị đẩy lùi từ gần hai năm trước, mở mặt trận ...
Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow

Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow

Philippines kêu gọi trục xuất nhà ngoại giao Trung Quốc, LHQ cảnh báo hoạt động viện trợ phải dừng lại tại Dải Gaza, Cuba tố Mỹ bảo vệ khủng bố trên lãnh thổ...
Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Bộ Quốc phòng Malaysia đã ký tổng cộng 40 thỏa thuận và 4 ý định thư, với tổng số tiền lên tới hơn 1,89 tỷ USD tại các Triển lãm vừa diễn ra.
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động