Chính trường Libya: 3 kịch bản, 1 vận mệnh

Minh Quân
Giao tranh giữa Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự phong của Tướng Khalifa Haftar và Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) rồi sẽ có “điểm dừng” hay kết cục ngã ngũ? Bình luận của Báo Thế giới và Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh truong libya 3 kich ban 1 van menh Libya: Lực lượng của Tướng Haftar bắn hạ máy bay của chính quyền Tripoli
chinh truong libya 3 kich ban 1 van menh Libya: Quân chính phủ giành lại quyền kiểm soát sân bay quốc tế Tripoli

6 ngày sau khi Tướng Khalifa Haftar tuyên bố mở màn chiến dịch tấn công Thủ đô Tripoli (Libya), thành trì then chốt của chính quyền Thủ tướng Fayez al-Sarraj ngày 4/4, LNA đã đụng độ với GNA tại nhiều trọng điểm như sân bay quốc tế Tripoli bỏ hoang và Mitiga, sân bay quốc tế hiếm hoi còn hoạt động. Trong những ngày đầu tiên, LNA chiếm ưu thế song sau đó, GNA đã phản công và hiện hai bên đang giằng co nhau trên từng tấc đất.

Thống kê của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy đến thời điểm hiện tại, đã có 47 người chết, 81 người bị thương. Con số này nhiều khả năng sẽ gia tăng trong vài ngày tới, khi chiến sự trở nên ác liệt hơn, bất chấp chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế nhắm vào LNA. Trong bối cảnh đó, điều được quan tâm hơn cả là Tripoli liệu có thất thủ, và Libya rồi sẽ đi về đâu?

chinh truong libya 3 kich ban 1 van menh
Các chiến binh của LNA trên xe tham gia chiến dịch tấn công Tripoli ngày 7/4. (Nguồn: Reuters)

Xét tương quan lực lượng, tình hình chiến sự cùng ý định của LNA, ba kịch bản lớn có thể xảy ra.

Knock-out không là tất cả

Kịch bản đầu tiên được nhiều người nghĩ tới chính là việc LNA áp đảo, đánh bật GNA và giành quyền kiểm soát Tripoli. Thủ đô là trung tâm chính trị - kinh tế - quân sự của đất nước và LNA cần kiểm soát Tripoli nếu Tướng Haftar muốn nắm trong tay quyền lãnh đạo Libya.

Xét về tương quan lực lượng, LNA hiện có hàng chục nghìn lính thiện chiến sau 4 năm chống “khủng bố”, với nhiều vũ khí, trang thiết bị hiện đại cùng sự hỗ trợ đến từ Pháp, Nga, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Tướng Haftar là người dày dạn kinh nghiệm chiến trường khi từng "kề vai sát cánh" cùng cố Tổng thống Muammar Gaddafi chiến đấu giành độc lập cho Libya, trước khi góp phần lật đổ “chiến hữu” cũ vào năm 2011. Trong khi đó, Quân đội của GNA chủ yếu là dân quân từ các tỉnh ven biển như Misurata và Zawiyah, với ít kinh nghiệm chiến đấu. Một lực lượng chủ chốt trong GNA đến từ đảng Xây dựng và Công lý, chi nhánh của đảng Anh em Hồi giáo tại Libya.

Tuy nhiên, tương quan lực lượng có thể làm nên chiến thắng về mặt quân sự, xong không thể mang đến tính chính danh, điều mà Tướng Haftar cần nếu ông muốn thực sự nắm quyền lâu dài tại Libya. Đặc phái viên của LHQ về Libya Ghassan Salame, cùng nhiều nước lớn, trong đó có Mỹ, khẳng định sẽ không chấp nhận một giải pháp quân sự cho Libya.

Thêm vào đó, ngay cả khi chiến thắng, Tướng Haftar cùng LNA phải tính đến khả năng phương Tây can thiệp quân sự nhằm cứu vãn thất bại của GNA. Ở thời điểm hiện tại, khả năng này là không nhiều: Mỹ không muốn nhúng tay vào Libya một lần nữa, còn Pháp tiếp tục ủng hộ Tướng Haftar dù không hài lòng với việc “khai hỏa” chiến dịch Tripoli. Tuy nhiên những bước đi trong thời gian qua cho thấy Tướng Haftar rất cẩn trọng trong hành động và chẳng ai mong muốn phải đối mặt với tình huống xấu nhất.

Kịch bản thứ hai là khi GNA đẩy lùi LNA ra khỏi Tripoli, khôi phục hiện trạng trước khi Tướng Haftar tấn công Thủ đô. Ở thời điểm hiện tại, GNA đã bước đầu thành công trong việc cầm chân LNA tại sân bay quốc tế Tripoli. Song về lâu dài, xét trên tương quan lực lượng, GNA khó có thể cầm cự.

chinh truong libya 3 kich ban 1 van menh
Bản đồ Libya. (Nguồn: cnbc)

Những biện pháp ngoại giao, hòa giải của LHQ hay các nước lớn chưa tỏ ra hiệu quả, trong khi các quốc gia bảo trợ cho LNA, trong đó có Mỹ, đang khẩn trương sơ tán nhân viên ngoại giao và binh lính đồn trú tại khu vực này. Ngày 7/4, Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM) đã sơ tán một đơn vị lính Mỹ khỏi Libya vì lý do an toàn. Trong bối cảnh đó, khó kỳ vọng GNA sẽ làm nên chuyện trước một LNA đang trên đà chiến thắng.

Giành điểm chiến thắng

Khi đó, kịch bản cuối cùng sẽ diễn ra là việc LNA giành ưu thế tuyệt đối tại các điểm chủ chốt trước khi ngừng bắn, nối lại hòa đàm trong tư thế người chiến thắng. Không phải ngẫu nhiên Tướng Haftar chọn ngày 4/4, thời điểm Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tới Tripoli để chuẩn bị cho Hội nghị Toàn quốc về Libya (dự kiến từ 14-16/4), để triển khai chiến dịch. Do đó, nhiều nhà quan sát cho rằng chiến dịch tấn công thủ phủ Libya là nhằm giành ưu thế trước khi trở lại bàn đàm phán vãn hồi hòa bình, tổng tuyển cử và thống nhất đất nước.

Thêm vào đó, chiến dịch của LNA cũng diễn ra vào thời điểm hàng xóm của Libya là Algeria đang tập trung giải quyết khủng hoảng chính trị. Từ lâu, Alger đã theo dõi sát sao mọi động tĩnh trên chiến trường Libya, đặc biệt là khu vực biên giới hai nước. Việc Algeria đang vướng bận với chính trị nội bộ sẽ tạo khoảng trống để LNA của Tướng Haftar có thể dễ dàng triển khai chiến dịch quân sự tại Tây Bắc Libya mà không gặp trở ngại từ quốc gia láng giềng.

Tuy nhiên, ngày 9/4, Đặc phái viên của LHQ về vấn đề Libya Ghassan Salame tuyên bố Hội nghị Toàn quốc về Libya nhiều khả năng sẽ không thể diễn ra do giao tranh tiếp tục leo thang. Đây là một bước đi hợp lý từ LHQ, xét trong bối cảnh Tướng Haftar cần tham dự sự kiện này, nhằm khẳng định tính chính danh về chính trị, và bởi chiến thắng về mặt quân sự là chưa đủ để nắm quyền kiểm soát Libya.

Tuy nhiên, giành số phiếu áp đảo trong một cuộc bầu cử được LHQ bảo trợ, danh chính ngôn thuận đảm nhiệm vị trí lãnh đạo của một nước Libya thống nhất, lại là câu chuyện khác. Điều này sẽ đòi hỏi Tướng Haftar phải chọn một “điểm dừng” để có được sự ủng hộ của LHQ, chứ không đơn thuần chỉ là Pháp, Nga và “những người bạn”. Giành ưu thế trên chiến trường, thỏa thuận ngừng bắn và ngồi vào bàn đàm phán ở “cửa trên”, đạt mục đích chính trị, rồi chuẩn bị cho tổng tuyển cử, thống nhất Libya có lẽ là mục tiêu mà Tướng Haftar hướng tới.

Đây cũng là kịch bản nhiều người mong muốn bởi xét cho cùng, vận mệnh của một đất nước cần được định đoạt bởi lá phiếu người dân hơn là những viên đạn trên nòng súng.

chinh truong libya 3 kich ban 1 van menh

Lybia: Hơn 80 người thương vong trong các vụ giao tranh

Ngày 7/4, Bộ Y tế Libya cho biết đã có ít nhất 32 người thiệt mạng và khoảng 50 người khác bị thương trong các vụ giao ...

chinh truong libya 3 kich ban 1 van menh

Tình hình Libya: Nga chặn HĐBA LHQ ra tuyên bố nhằm vào quân của Tướng Haftar

Ngày 7/4, Nga đã ngăn chặn một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi lực lượng trung thành ...

chinh truong libya 3 kich ban 1 van menh

Libya: Giao tranh ác liệt ở phía Nam Tripoli phớt lờ kêu gọi ngừng bắn của LHQ

Ngày 7/4, truyền thông khu vực Bắc Phi dẫn nguồn tin từ các nhân viên cứu trợ và Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, các ...

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Libya

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động