Chọn cách “chơi” với Trung Quốc

Nhằm "tái cân bằng" với sự suy giảm kinh tế, Trung Quốc đang vươn mạnh ra bên ngoài thông qua hàng loạt sáng kiến hợp tác kinh tế và tài chính đa phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
chon cach choi voi trung quoc
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Năm 2015 trôi qua với nhiều gam màu trầm trong bức tranh kinh tế Trung Quốc với mức tăng trưởng xoay quanh mục tiêu 7%, khu vực sản xuất tiếp tục suy giảm mạnh do tác động của chính sách tái cơ cấu của Chính phủ. Những vấn đề căn bản nhất của nền kinh tế Trung Quốc chưa được giải quyết, thị trường bất động sản đóng băng làm liên lụy toàn bộ hệ thống sản xuất công nghiệp và ngân hàng trong khi Chính phủ vẫn chưa có phương án hiệu quả để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp và địa phương.

Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc vươn mạnh ra bên ngoài thông qua hàng loạt sáng kiến hợp tác kinh tế và tài chính đa phương được coi là một biện pháp "tái cân bằng" với sự suy giảm kinh tế trong nước, góp phần giúp thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc thúc đẩy cải cách đang đi vào "vùng nước sâu, nước xoáy". Là quốc gia láng giềng, dù muốn hay không Việt Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, tuy nhiên, ảnh hưởng không có nghĩa là phụ thuộc. 

Tính toán trong "cuộc chơi" đa phương

Tháng 9/2013, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Indonesia đã nhấn mạnh một "cộng đồng Trung Quốc - ASEAN khăng khít với vận mệnh chung", cùng với đó đề xuất một "quan hệ đối tác hàng hải" trong nỗ lực nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI. Những hỗ trợ tài chính cần thiết sẽ do các thể chế tài chính do Trung Quốc dẫn đầu cung cấp. Trong đó đáng chú ý nhất là Quỹ Con đường tơ lụa và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Nhiệm vụ của hai định chế này là sử dụng các công cụ tài chính để tạo nên các "quan hệ đối tác liên kết".

Đến cuối tháng 3/2015, AIIB được các nhà quan sát đánh giá là một thành công trong cuộc chơi đa phương do Trung Quốc dẫn dắt. Chỉ dấu được nhắc đến nhiều nhất là sự tham gia "rầm rộ" của 57 nước (trong đó 35 quốc gia là quốc gia sáng lập). AIIB có số vốn ban đầu 100 tỷ USD, trong đó các nước châu Á đóng góp 75 tỷ USD.

Không lâu sau, đến tháng 7/2015, cùng nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khác, Trung Quốc lập nên Ngân hàng phát triển mới (NDB) với số vốn ban đầu 50 tỷ USD được chia đều cho năm thành viên và mỗi nước đều có quyền bỏ phiếu như nhau. Trên website chính thức của NDB có ghi rằng "định chế tài chính này được thành lập như một sự thay thế đối với sự tồn tại của WB và IMF được dẫn dắt bởi Mỹ".

chon cach choi voi trung quoc
TS. Phạm Sỹ Thành

Tôi cho rằng, sự xuất hiện của AIIB và NDB là cách thức để Trung Quốc xác lập vị thế cường quốc mới của mình trong trật tự thế giới hiện có. Ở thời điểm này, dù từ góc độ nào, Trung Quốc đã có một sự tích lũy và một bước tiến dài về năng lực/sức mạnh. Nhưng để có thể có tầm ảnh hưởng, sức mạnh của Trung Quốc phải được thể chế hóa - tức là ràng buộc bởi luật lệ.

Về cơ bản, có ba cách để Trung Quốc "phản ứng" với trật tự/luật lệ hiện thời: (i) chấp nhận hoàn toàn luật chơi hiện có - như những gì đang làm với WTO, IMF, ADB; (ii) tạo ra một hệ thống mô phỏng để điều chỉnh luật chơi trong hệ thống đó cho phù hợp với lợi ích của Trung Quốc và thu hút các quốc gia khỏi hệ thống hiện có; (iii) không chấp nhận các luật chơi hiện thời và tạo ra một hệ thống luật mới theo kiểu diễn giải của Trung Quốc. Sự xuất hiện của AIIB và NDB cho thấy Trung Quốc đang tiếp cận theo cách xây dựng một hệ thống mô phỏng với trật tự hiện thời của phương Tây (AIIB so với WB và ADB; NDB so với IMF).

Tuy nhiên, bản thân hệ thống mô phỏng cũng có nhiều nhược điểm: Dựa trên các mẫu hình sẵn có, do đó không mang tính mới và chưa có đủ thời gian để kiểm chứng mức độ vượt trội so với hệ thống hiện thời; sự quan tâm của các thành viên; và các quốc gia thành viên không theo đuổi cùng hệ giá trị.

Ảnh hưởng không có nghĩa là phụ thuộc

Sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" do Trung Quốc công bố tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 nhằm hướng đến kết nối một vùng không gian địa lý xuyên Âu-Á. Lấy Trung Quốc ở vị trí trung tâm, nó liên kết với các khu vực lân cận, bao gồm Trung Á, khu Viễn Đông của Nga, Đông Nam Á, và cuối cùng là thị trường châu Âu.

Vào tháng 3/2015, với sự cấp phép của Hội đồng quốc gia Trung Quốc, sách trắng về Một vành đai, Một con đường (OBOR) do Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC), Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung Quốc cùng đứng tên được ban hành. Văn kiện phác họa tầm nhìn và các hành động tương lai về OBOR, cũng như các ưu tiên và các cơ chế hợp tác. Nhằm phối hợp tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan tới OBOR, Nhóm Lãnh đạo Trung ương đã được thành lập vào đầu 2015, do Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ chịu trách nhiệm. Điều này khiến OBOR trở thành một trong những tầm nhìn chính trị đầy tham vọng, trong đó nhấn mạnh ba đặc tính chủ chốt: (i) tính toàn diện của sáng kiến và cơ hội hợp tác cùng thắng cho các quốc gia tham gia; (ii) tính toàn cầu của OBOR, bao gồm nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Phi và (iii) tính kết nối thông qua một mạng lưới thông suốt về kinh tế và chính trị dùng để đẩy mạnh sự liên kết giữa các quốc gia dọc Con đường tơ lụa.

Bản chất của Một vành đai, Một con đường trước hết là một siêu dự án về cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ đặt ra một số thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải xử lý tốt để hóa giải khó khăn, tận dụng được thời cơ đồng thời tránh gia tăng phụ thuộc vào một đối tác kinh tế.

Thứ nhất, những khác biệt trong ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước và kết nối với cơ sở hạ tầng khu vực đòi hỏi Việt Nam có những ưu tiên phân bổ vốn hợp lý.

Thứ hai, trong cơ cấu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, Việt Nam chỉ cần 53% vốn để xây mới, trong khi đó cần tới 47% để duy trì, bảo dưỡng và vận hành các cơ sở hạ tầng hiện có. Điều này cho thấy, Việt Nam đứng trước áp lực của việc cân đối tài chính cho các dự án xây mới và các dự án hiện có.

Thứ ba, sự hình thành của các đòn bẩy cơ sở hạ tầng và những tác động tích cực, cũng như tiêu cực của nó. Câu hỏi đặt ra là tích cực cho ai, và các hệ quả tiêu cực sẽ đẩy về hướng nào, ai sẽ phải là người gánh chịu? Việc hình thành mạng lưới cơ sở hạ tầng Đông Nam Á kết nối với Nam Á và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc chẳng hạn có thể thúc đẩy sự phát triển của Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia nhưng làm suy giảm lợi thế của Việt Nam do hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực này có thể làm gia tăng quy mô thương mại, đầu tư, do đó đem lại ích lợi cho các quốc gia này.

Thứ tư, sự kết nối cơ sở hạ tầng với Trung Quốc sẽ giảm chi phí thương mại, gia tăng ích lợi trong việc buôn bán với Trung Quốc, điều này làm gia tăng quy mô và giá trị thương mại, do đó có thể tạo ra sự phụ thuộc lớn hơn của nền sản xuất Việt Nam vào nguồn cung và thị trường tiêu thụ Trung Quốc.

TS. Phạm Sỹ Thành Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bài viết cùng chủ đề

Báo Xuân Bính Thân 2016

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà giảm.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Doanh nhân Stephen P. Lynch đề nghị các quan chức Mỹ cho phép đấu thầu đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?
Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Chuyên gia cảnh báo rằng sự tăng giá của bitcoin đang tạo cảm giác an toàn giả tạo cho nhà đầu tư, cho rằng tiền điện tử không ổn định như vàng.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động