Thể hiện bản sắc riêng khi có thể

“Phải nhạy cảm hơn, quan tâm đến suy nghĩ của mọi người xung quanh nhiều hơn; phải mở lòng, suy nghĩ tích cực và giang tay đón nhận các khác biệt từ các nền văn hoá khác nhau...”
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là “bí kíp” mà anh Nguyễn Sơn Ngọc, Tổ trưởng Tổ Quan hệ Đối ngoại, Vụ ASEAN đúc kết sau bảy năm làm việc tại Ban Thư ký ASEAN (Jakarta, Indonesia), nơi mỗi đồng nghiệp của anh dù đến ngôi nhà chung ASEAN nhưng đều mang những nét văn hóa đặc trưng chính đất nước họ.

the hien ban sac rieng khi co the

Các cán bộ Ban Thư ký ASEAN chia tay Vụ trưởng Quan hệ đối ngoại tháng 4/2012.

Những thú vị, khác biệt trong môi trường làm việc tại Ban Thư ký ASEAN là gì, thưa anh?

Đó là một môi trường làm việc đa văn hoá, đa sắc tộc. Trong cùng một tầng, phòng làm việc của bạn có thể cạnh phòng làm việc của một đồng nghiệp người Philippines, Singapore, Thái Lan hoặc bất cứ nước thành viên nào khác. Khi xuống căng tin ở Ban Thư ký, buổi trưa bạn có thể gọi một số món ăn của vài nước ASEAN khác nhau.

Về ngôn ngữ giao tiếp, tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng của tất cả các nước ASEAN khác khi các nhóm đồng nghiệp cùng một nước ngồi nói chuyện với nhau. Ở góc này là giai điệu mượt mà của tiếng Thái, góc kia là tiếng Indonesia uyển chuyển hay âm tiết đặc trưng tiếng Tagalog của Philippines.

Đặc biệt, tại các sự kiện của ASEAN, Ban yêu cầu nhân viên mặc trang phục truyền thống. Đây là cơ hội để mỗi người chúng tôi cảm nhận rõ ràng sự đa dạng văn hóa. Ngày thường, các đồng nghiệp vận quần áo công sở. Nhưng mỗi dịp được mặc trang phục truyền thống, “ngôi nhà” Ban Thư ký trở nên đa sắc màu với gam trầm của batik, sắc rực rỡ của áo choàng với quần váy truyền thống của Philippines, vẻ đẹp dịu dàng từ các trang phục truyền thống Lào, Campuchia, Thái Lan và tất nhiên ở đó có nét duyên dáng của tà áo dài Việt. Tất cả tạo nên một bức tranh màu sắc rực rỡ nhưng rất gắn kết và đồng nhất.

Để thích nghi với “nồi lẩu thập cẩm” đó có lẽ không dễ dàng?

Theo tôi, để vượt qua bỡ ngỡ ban đầu trong một môi trường đa văn hoá, mỗi thành viên trong môi trường ấy phải nhạy cảm hơn, quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của mọi người xung quanh nhiều hơn. Mục đích của việc thành lập Cộng đồng ASEAN là hướng tới một xã hội “quan tâm, chăm sóc lẫn nhau”. Vì thế, tôi cho rằng không chỉ những người làm việc trong môi trường đa văn hóa ASEAN mà mỗi người dân ASEAN cần quan tâm lẫn nhau để Cộng đồng trở nên gần gũi và quen thuộc với mỗi người.

Những ngày đầu công tác tại Ban, theo thói quen, khi đi ăn trưa cùng đồng nghiệp, tôi gọi món ăn chế biến từ thịt lợn. Sau khi món ăn được dọn lên, tôi mới nhớ ra đồng nghiệp là người Hồi giáo và kiêng thịt lợn. Mặc dù mỗi người gọi một món riêng nhưng từ đó tôi cũng rút ra được bài học là mỗi khi hành động cần nghĩ đến cảm xúc của bạn đối diện.

Hiểu biết văn hóa của các nước ASEAN giúp tôi và đồng nghiệp thuận lợi hơn trong trao đổi, chia sẻ hàng ngày, góp phần vào thành công của công việc.

Anh “thu hoạch” được những gì về nền văn hóa Indonesia?

Indonesia có một nền văn hoá lâu đời và độc đáo. Nước này cũng là một ví dụ điển hình của đa dạng văn hoá với khoảng 300 dân tộc, sắc tộc và khoảng hơn 20 thứ tiếng khác nhau.

Đất nước vạn đảo này có đa số dân theo Hồi giáo và rất mộ đạo. Có lần, tôi ra ngoài ăn trưa và vào một quán cà phê. Phía trước quán có một sân rộng với rất nhiều người đang đứng. Vừa trả tiền xong và quay lại, tôi bất ngờ thấy mình đang đứng trước một biển người đang quỳ lạy! Hóa ra khi ấy đã đến giờ cầu kinh buổi trưa và hướng tôi đang đứng mua cà phê là hướng cầu kinh!

Truyền thống đa dạng văn hóa tạo cho người dân Indonesia một tinh thần cởi mở đón nhận những tôn giáo khác. Điển hình như ngay tại một khu vực trung tâm thành phố, du khách có thể bắt gặp đền thờ Hồi giáo nổi tiếng Istiqlal đối diện với nhà thờ Công giáo Jakarta, chỉ cách nhau một con đường nhỏ. Ngoài ra, du khách cũng có thể dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi chùa tại Jakarta.

Một điều khác nữa tôi cũng rất ấn tượng về người dân Indonesia là sự trung thực và kiên nhẫn. Ở Jakarta có rất nhiều khu mua sắm phức hợp lớn, nơi rất nhiều hàng hoá được bày bán ở các ki-ốt, các cửa hàng sang trọng. Tuy nhiên, người trông coi rất ít và số lượng các cổng từ chống mất cắp cũng khá hạn chế. Người dân nơi đây rất tự giác. Nạn tắc đường hay ùn ứ ở đường phố Jakarta cũng nổi tiếng, phương tiện lưu thông trên đường cũng đa dạng nhưng tôi rất ít khi nghe thấy tiếng còi xe hay việc cố tình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều…

Đặc biệt, người dân Indonesia rất có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Vải Batik, loại vải sử dụng để may quần áo dân tộc của Indonesia được sử dụng thường xuyên, trong tất cả các dịp lễ tết hay cưới hỏi ở quốc đảo này.

Theo anh, làm thế nào để mỗi công dân ASEAN có thể dễ dàng thích nghi với một xã hội đa văn hóa?

Hợp tác sâu rộng trong ASEAN tất yếu sẽ dẫn đến giao thoa văn hoá ngày càng tăng. Việt Nam cũng như các nước ASEAN khác sẽ hội nhập hơn nữa với nền văn hoá của nhau. Theo tôi, đây là lẽ đương nhiên, mang tính tích cực và đưa lại sự phong phú cũng như giàu có về văn hóa của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy hiểu biết và phát triển của các nước trong khu vực.

Với tôi, “bí kíp” để thích nghi và phát triển trong một môi trường đa văn hoá là sự mở lòng, suy nghĩ tích cực, giang tay đón nhận các khác biệt từ các nền văn hoá khác nhau, sẵn sàng tìm hiểu những điều mới lạ trong văn hoá của các nước khác, từ đó tìm điểm đồng văn hoá, sàng lọc và tiếp thu các điểm tinh tế.

Tôi cho rằng, việc nói được ngôn ngữ bản địa là một lợi thế. Chúng ta chỉ cần cố gắng học và sử dụng ngôn ngữ bản địa, đôi khi là ở mức căn bản đã được trân trọng và đánh giá cao.

Đặc biệt, kinh nghiệm của tôi là mỗi chúng ta cũng cần tìm hiểu, khám phá thêm văn hoá Việt Nam và cảm nhận sâu hơn về các nét đẹp văn hoá của nước mình để có thể giới thiệu với các bạn bè trong ngôi nhà chung ASEAN.

Thu Hiền

Bài viết cùng chủ đề

Báo Xuân Bính Thân 2016

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động