TIN LIÊN QUAN | |
Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình trạng bình thường mới | |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp đại diện Trung tâm phát triển OECD |
Như tin đã đưa, các diễn giả đều khẳng định Việt Nam có những bước đi về hội nhập rất thành công, nhất là hội nhập quốc tế về kinh tế, đóng góp lớn cho thành tựu kinh tế-xã hội trong 30 năm đổi mới và những năm gần đây.
Hiện, Việt Nam là thành viên của nhiều diễn đàn ở cấp khu vực và toàn cầu, vì vậy, theo TS. Vũ Duy Khương của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), bất cứ biến động nào của kinh tế, địa chính trị của khu vực và thế giới đều có tác động ngay lập tức đến nền kinh tế của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam. |
Trong diễn biến đó, các chuyên gia từ Ngân hàng thế giới (WB), Bộ Công Thương,... cho biết, mặc dù hội nghị thượng đỉnh của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra tại Argentina vừa qua có nhiều tín hiệu quả khả quan, nhưng kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất định; thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những phương thức quản lý, kinh doanh có tính chất “phá hủy” các phương thức cũ, nhưng đi kèm với “rủi ro” phi truyền thống liên quan tới chủ quyền kinh tế số, an ninh mạng ngày càng tăng lên.
Các diễn giả cho rằng, tình hình thế giới, khu vực hiện nay mang lại những cơ hội lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong củng cố nội lực, bảo đảm “chủ quyền” của đất nước trong kinh tế, không bị lệ thuộc vào các quốc gia khác.
Bày tỏ đồng tình với những nhận định, khuyến cáo của các chuyên gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt câu hỏi “Chính phủ sẽ phải ứng xử thế nào?” đồng thời cho rằng: “Tích cực, chủ động hội nhập với bên ngoài theo đúng chủ trương của Đảng và cải cách thể chế mạnh mẽ từ bên trong để tiếp tục hội nhập thành công, củng cố nội lực quốc gia, khơi dậy khát vọng và nỗ lực sáng tạo của cá nhân, nâng cao sức mạnh tổng thể của quốc gia, lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm”.
Đây là mục tiêu “bất biến” để “ứng vạn biến” là những thách thức từ tình hình thương mại đầu tư quốc tế, sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, biến thách thức thành cơ hội và tận dụng triệt để những cơ hội từ bên ngoài mang lại.
Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam. |
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tới việc Chính phủ, Quốc hội phải giải quyết đồng bộ các vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế ở trong nước trong dài hạn, định vị được vị trí của Việt Nam trên toàn cầu và hướng phát triển trong tương lai chứ không chỉ trong ngắn hạn.
Để có những bước đi vững chắc trong dài hạn, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục đặt nhiệm vụ ổn định vĩ mô lên hàng đầu, gia tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế, nhất là hệ thống tài chính và ngân hàng, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng.
Đồng thời xác định chiến lược phát triển của Việt Nam hiện nay và những năm tới thông qua các động lực tăng trưởng mới gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 và lợi thế của đất nước như công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, đô thị thông minh, các ngành dịch vụ phát triển trên nền tảng công nghệ như thương mại điện tử, logistics, chuỗi cung ứng và vận tải thông minh, công nghệ tài chính…
“Muốn đi nhanh, đi xa và quan trọng là đi về đích thì phải đi cùng nhau. Người Việt Nam hoàn toàn có thể gây ngạc nhiên cho thế giới trong phát triển kinh tế thì không chỉ phải đi cùng nhau mà còn phải hợp tác với các quốc gia khác trong dòng chảy đa phương, cân bằng thương mại”, Phó Thủ tướng bày tỏ.
20 năm Việt Nam gia nhập APEC: một quyết định mang ý nghĩa chiến lược Ngày 30/11, nhân dịp kỉ niệm 20 năm Việt Nam gia nhập APEC, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị “APEC và Việt Nam: ... |
Doanh nghiệp Việt “nước đến chân” vẫn “không thèm nhảy” Chia sẻ tại Hội thảo “CPTPP - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” ngày 28/11, ông Ngô Chung Khanh - ... |
Hội nghị bộ trưởng APEC thảo luận về mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế khu vực Theo hãng tin Kyodo, ngày 15/11, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao và thương mại của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác ... |