TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ - Trung: Chiến tranh nóng không có cơ sở, chiến tranh lạnh khó xảy ra | |
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung: Vẫn khó đoán định |
Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tại Trung Quốc Tim Stratford đã trả lời phỏng vấn đài China Global Television Network về những vướng mắc hiện tại của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và quan hệ kinh tế giữa 2 cường quốc này.
Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Tim Stratford trong cuộc phỏng vấn với CGTN. (Nguồn: CGTN) |
Đánh giá của ông về thỏa thuận giai đoạn 1 đã được đề xuất vào tháng trước giữa Mỹ và Trung Quốc?
Về mặt tích cực, Mỹ - Trung đang tiến rất gần đến một thỏa thuận có thể giúp hai bên có thêm động lực tích cực để chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Thỏa thuận giai đoạn 1 cũng gieo hy vọng, hai nước sẽ tạm ngừng việc áp đặt mức thuế quan “trả đũa lẫn nhau”.
Điều tôi quan tâm là sau khi ký kết thỏa thuận giai đoạn 1, Mỹ - Trung sẽ tiến triển như thế nào ở thỏa thuận giai đoạn 2 vì dường như, hai bên vẫn đang gặp những vấn đề khó khăn hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Phần lớn trở ngại trong điều kiện để ký thỏa thuận giai đoạn 1 là về số lượng mua nông sản Mỹ của Trung Quốc. Đây có phải là thỏa thuận phục vụ cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 không?
Tôi nghĩ rằng, thỏa thuận này có thể hữu ích cho việc tái tranh cử của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, theo quan điểm thương mại truyền thống thì điều các quốc gia cần tập trung làm là tạo thị trường ổn định, sau đó, để thị trường quyết định giao dịch sản phẩm gì.
Các nông sản Mỹ có tính cạnh tranh, vì vậy, khi thị trường ổn định, Mỹ có thể sẽ bán được nhiều hơn. Đây là ví dụ điển hình về nguyên tắc lợi thế so sánh, điều này sẽ giúp mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên tốt đẹp hơn và đó là thứ mà Trung Quốc cần.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay - một con đường tương tự như khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ năm 2008. Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của ngành nông nghiệp sản xuất Mỹ cũng đang xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng. Theo ông, đó có phải là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại và tiến dần đến suy thoái?
Hiện tại, các nhà đầu tư đang nhận được những tín hiệu lẫn lộn về nền kinh tế và tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ - Trung. Sự không chắc chắn của cuộc chiến này đã khiến các nhà đầu tư ngần ngại đầu tư và ký các hợp đồng lớn tại Mỹ. Đó là lý do khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại và vì vậy, đó cũng là một phần của suy thoái kinh tế.
Mỹ - Trung phải đối phó với nhau. (Nguồn: Getty) |
Ông đánh giá thế nào về nền kinh tế Trung Quốc?
Nền kinh tế Trung Quốc đã hoạt động rất tốt. Tôi sống ở Trung Quốc từ năm 1982, những thay đổi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ thời điểm đó đến nay thật khó tin. Tong 37 năm, khó có thể có một quốc gia nào phát triển nhanh chóng, trên quy mô lớn giống như Trung Quốc.
Lần đầu tiên khi tôi đến Trung Quốc, phương tiện di chuyển hoàn toàn bằng xe đạp. Tôi nhớ rằng, những nhân viên trong khách sạn nơi chúng tôi sống kiếm được khoảng 25 Nhân dân tệ/tháng. Và bây giờ, mức thu nhập và trình độ học vấn của nhân viên khách sạn thực sự là một điều đáng chú ý.
Dù vậy, theo quan điểm của tôi, Trung Quốc vẫn còn một số hạn chế cần phải điều chỉnh.
Theo ông, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong tương lai sẽ như thế nào? Hai bên để giải quyết căng thẳng hiện tại bằng cách nào, thưa ông?
Hai nền kinh tế lớn nhất, hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới phải đối phó với nhau. Mỹ - Trung có thể chọn cách đối phó theo cách chín chắn và có trách nhiệm hoặc có thể chọn cách đối phó không tối ưu.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, đại đa số người dân ở cả hai quốc gia đều muốn Mỹ - Trung có mối quan hệ tốt và muốn đưa ra những cách giải quyết thương chiến trong phạm vi cho phép để mối quan hệ của Mỹ - Trung ngày càng sâu rộng và thiết thực.
Điều mà Mỹ và Trung Quốc cần làm lúc này là hai bên phải đưa ra chính sách rõ ràng đối với nhau và cần tuân thủ chính sách này một cách nhất quán. Bên cạnh đó, hai bên cần thiết lập sự tin tưởng lớn hơn bằng cách chia sẻ với nhau về những khác biệt và tìm cách giải quyết khác biệt đó để tránh xung đột.
Cơ hội cuối cùng mất đi, cuộc chiến thương mại lại leo thang TGVN. Các quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống Trump thừa nhận vẫn chưa thể nói gì về mục tiêu đạt được thỏa thuận ... |
Phát triển kinh tế địa phương - ‘liều thuốc giải độc’ cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung TGVN. Tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc 2019, một số tiểu bang của Mỹ cho rằng, việc phối hợp phát triển kinh ... |
Gây áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc, Mỹ đang toan tính điều gì? TGVN. Mỹ đang gia tăng áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc và đó có thể là một chiến lược dài hạn ... |