Nhỏ Bình thường Lớn

Muốn thăng hạng, giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

TGVN. Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) cho rằng, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục.
Giáo viên muốn thăng hạng phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Giáo viên muốn thăng hạng phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Giáo viên mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm

Bộ GD&ĐT vừa ban hành một loạt quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên lo lắng cho biết, có phải tất cả giáo viên có nhu cầu thăng hạng cũng như giáo viên không có nhu cầu thăng hạng đều phải học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không?

Lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT (thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) thực hiện theo quy định sau:

Luật Viên chức năm 2010 quy định việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc: "làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó" và "người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó".

Triển khai thực hiện Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).

Vì vậy, giáo viên mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm (trong đó có tiêu chuẩn "có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp", cũng là yêu cầu chung đối với các viên chức, không chỉ riêng đối với viên chức ngành giáo dục).

Theo các Thông tư liên tịch nêu trên thì hiện nay, đối với hạng chức danh nghề nghiệp thấp nhất của mỗi cấp học (hạng IV đối với cấp mầm non, tiểu học; hạng III đối với cấp THCS, THPT) thì chưa có yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, các hạng còn lại đều phải có yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Cục Nhà giáo cũng cho biết thêm, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo TCCDNN viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo TCCDNN cao hơn liền kề (điểm a khoản 3 Điều 26).

Đại diện Cục Nhà giáo nhấn mạnh, quy định giáo viên mầm non, phổ thông công lập có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN trong các Thông tư quy định TCCDNN giáo viên mầm non, phổ thông trước đây (Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) và hiện tại (Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT) bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; bảo đảm tính thống nhất trong quy định về quản lý viên chức.

Tạo điều kiện cho giáo viên giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng

Trước yêu cầu của ngành, nhiều giáo viên có băn khoăn là khi các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp có hiệu lực, họ đã được cơ quan quản lý chuyển xếp từ ngạch giáo viên hiện hành (mã số ngạch bắt đầu bằng 2 chữ số 15) sang các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng (mã số hạng bắt đầu bằng 3 chữ số V.07) rồi, tại sao họ vẫn phải tham gia học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp?

Lãnh đạo Cục Nhà giáo cho biết, Bộ GD&ĐT đã trao đổi, thống nhất với Bộ Nội vụ về việc chưa yêu cầu bắt buộc đội ngũ giáo viên phải có đủ tất cả các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định (trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp), để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên khi chuyển xếp lương từ các ngạch giáo viên hiện giữ sang hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng.

Điều đó đồng nghĩa với việc khi được chuyển từ ngạch sang hạng, đội ngũ giáo viên còn "nợ" một số điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định (trong đó, có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp).

Trong điều khoản áp dụng tại các Thông tư liên tịch đều có quy định "cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp giáo viên được bổ nhiệm".

Do đó, ngay từ khi các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập có hiệu lực, sau chuyển xếp giáo viên từ các ngạch giáo viên hiện hành sang hạng chức danh nghề nghiệp mới.

TIN LIÊN QUAN
Làm gì nếu con mất tập trung khi học trực tuyến?
Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật ‘ngọt ngào’ sao đủ sức răn đe?
Giáo dục mùa Covid-19: Cả thầy lẫn trò phải thay đổi để thích ứng
Đi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mình
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa: Đầu tư cho giáo dục phải tương xứng để tạo ra thế hệ trẻ bản lĩnh, trí tuệ

(theo Dân trí)

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu