TIN LIÊN QUAN | |
Ông Donald Trump ca ngợi Tổng thống Nga "khôn ngoan" | |
Ông Trump chọn nhân sự: Chỉ dấu cho nước Mỹ “vĩ đại trở lại” |
Nhà sử học người Anh Niall Ferguson, chuyên gia cao cấp tại viện Hoover, Đại học Stanford đã nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn the Nikkei Asian Review ngày 27/12 vừa qua.
Nhà sử học người Anh Niall Ferguson. (Nguồn: The Nikkei Asian Review) |
Ông đánh giá như thế nào về “hiện tượng Trump” trong thời gian qua?
Nhiều người cho rằng chủ nghĩa dân túy chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế bởi những người theo chủ nghĩa dân túy chú ý tới vấn đề nhập cư, tự do thương mại. Tuy nhiên, có một vấn đề “phi kinh tế” bên trong sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy, đó là người dân đang phản ứng chống lại không chỉ toàn cầu hóa mà còn cả sự đa dạng văn hóa.
Nếu nhìn vào dữ liệu bỏ phiếu ở Anh và Mỹ có thể thấy rõ rằng các cử tri dân túy, những người đã ủng hộ Anh rời khỏi EU (Brexit) và bình chọn cho ông Trump đều bày tỏ sự bất mãn của họ không chỉ đối với vấn đề việc làm, nền kinh tế nói chung mà còn về chính sách vốn không mang lại lợi ích cho nhóm thiểu số và tạo ra bất bình đẳng trong xã hội giữa tầng lớp bình dân và giới thượng lưu. Bên cạnh đó, điều khiến ông Trump thuyết phục được người dân và là tác nhân gây nên Brexit chính là phản ứng dữ dội của người dân đối với vấn đề nhập cư.
Tôi muốn trích dẫn cuốn sách “Coming Apart” (Tan rã) của tác giả Charles Murray, học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, trong đó nhận định rằng trong xã hội Mỹ có một sự phân hóa xã hội sâu sắc giữa tầng lớp thượng lưu có học vấn cao và tầng lớp lao động không chỉ ở khía cạnh kinh tế mà cả văn hóa. Lý do mà khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” đi vào lòng nhiều người dân Mỹ là bởi họ cảm thấy ông Trump đã có biện pháp khắc phục những bất lợi cho họ.
Nhiều chuyên gia cho rằng bối cảnh toàn cầu hiện nay tương tự với thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ Nhất và thứ Hai, ông nghĩ sao?
Chúng ta không nên so sánh bối cảnh toàn cầu hiện nay với những năm 1930 bởi vì tôi cho rằng sự so sánh này không phù hợp. Tình hình kinh tế của thế giới hiện nay không tồi tệ như những năm 1930 và những biến chuyển trong châu Âu và Mỹ không mang tính “phát xít”. Chủ nghĩa dân túy và phát xít hoàn toàn khác biệt. Chủ nghĩa dân túy không có yếu tố quân sự. Rõ ràng, không có những người ủng hộ Brexit và ông Trump mặc quân phục diễu hành qua các đường phố ở Washington hay London.
Tôi nghĩ bối cảnh quốc tế hiện tại có phần giống như bối cảnh của giai đoạn sau năm 1873 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính đã dẫn tới sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế, lạm phát tăng cao và đẩy mạnh phong trào chống lại tự do thương mại, nhập cư, các thể chế tài chính lớn và giới chính trị gia tham nhũng.
Pháp và Đức sẽ tổ chức cuộc bầu cử quan trọng trong năm 2017. Ông có cho rằng tình hình ở châu Âu sẽ tồi tệ hơn?
Tôi cho rằng Brexit và chiến thắng của ông Trump là thực tế cho thấy tính nguyên trạng ở EU và Mỹ đang bị phá vỡ. Rõ ràng, châu Âu phải thay đổi nhiều thứ, cả về chính sách tiền tệ và nhập cư. Brexit chính là một thông điệp gửi tới các nhà lãnh đạo châu Âu rằng họ phải thay đổi. Trong lịch sử không có gì tồn tại mãi mãi.
Nếu muốn “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” chính quyền Trump nên thực hiện một chính sách ngoại giao thực tế. (Nguồn: Reuters) |
Liệu rằng chính sách đối ngoại của ông Trump có thay đổi cách mà Mỹ hành xử như một siêu cường trong quan hệ quốc tế?
Tôi nghĩ rằng chính quyền của ông Trump sẽ thay đổi chính sách đối ngoại Mỹ nhiều hơn bất kỳ tổng thống tiền nhiệm nào. Ông đang có vẻ đi ngược lại với những kịch bản rằng Mỹ tập trung quan hệ với các đồng minh ở châu Âu và Đông Á. Trên thực tế, chính quyền của ông Trump đang khá “mở” trong quan hệ với Nga.
Kể từ năm 1972, Mỹ cơ bản có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới thời ông Trump, mối quan hệ này có thể có nhiều thay đổi. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng sẽ không được ông Trump đánh giá cao. Bên cạnh đó, ông Trump sẽ thay đổi chính sách ở Trung Đông, đi ngược lại hoàn toàn với chính sách của ông Obama trong quan hệ với các nước ở khu vực này.
Ngoài ra, tôi nghĩ sự ổn định của NATO sẽ bị thách thức khi chính quyền của ông Trump có lập trường ủng hộ Nga. Trật tự ở Đông Á cũng sẽ bất ổn hơn nếu như Trung Quốc phản ứng lại với những khởi động của chính quyền ông Trump trong hoạt động hải quân. Có thể khẳng định rằng, sẽ có một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Trump và điều này sẽ tạo ra những hệ quả lớn.
Liệu rằng ông Trump có thực hiện một cách tiếp cận biệt lập trong chính sách đối ngoại Mỹ? Nếu điều này là đúng thì liệu nó có làm suy yếu sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ?
Tôi không nghĩ rằng ông Trump là một người theo chủ nghĩa biệt lập. Vấn đề cốt lõi ở đây là ông Trump sẽ làm cho nước Mỹ mạnh hơn hay yếu đi. Theo tôi, nếu ông Trump quá thiếu kiên nhẫn với các liên minh truyền thống như NATO hay các thể chế quốc tế như Liên hợp quốc, ông Trump có thể làm suy yếu nước Mỹ bởi vì sức mạnh của Mỹ được đẩy mạnh một phần bởi mạng lưới các tổ chức và liên minh.
Mặt khác, nếu ông Trump thành công trong việc phục hồi nền kinh tế Mỹ, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng một cách đáng kể và kiềm chế các cường quốc đối trọng thì ông Trump sẽ thành công trong việc gia tăng sức mạnh của nước Mỹ. Tất cả phụ thuộc vào sự tinh tế của đội ngũ cố vấn chính sách cho ông Trump.
Hai thách thức đối ngoại đối với ông Trump Theo Anatol Lieven, Giáo sư Đại học Georgetown, thành viên Chương trình New America, định hướng quan hệ với Trung Quốc và Nga là hai ... |
Mỹ: Ông Trump chỉ trích LHQ "không hiệu quả" Ngày 28/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ trích rằng Liên hợp quốc (LHQ) làm việc không tương xứng với tiềm năng và ... |
Mỹ: Ông Trump chọn đại diện đàm phán quốc tế Ngày 27/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm ông Jason Greenblatt, luật sư làm việc tại Tổ chức Trump, làm đại diện ... |