Chuyên gia: Hội nghị Cấp cao đặc biệt sẽ thảo luận về vai trò của ASEAN tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Minh Quân
Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam, Giáo sư Chintamani Mahapatra thuộc Đại học JNU (Ấn Độ) nhận định về một số chủ đề sẽ được thảo luận trong Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Mỹ sắp tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 10/2021. (Nguồn:A AP)
Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN - Mỹ đã diễn ra vào tháng 10/2021 theo hình thức trực tuyến. (Nguồn: AP)

Xin Giáo sư có thể đưa ra một vài nhận định về tình hình thế giới và khu vực trước thềm Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Mỹ? Theo ông, đâu sẽ là những chủ đề chính được thảo luận tại sự kiện lần này?

Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Mỹ diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang chứng kiến nhiều biến động chưa từng có về chiến lược, chính trị và kinh tế.

Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế chính trị toàn cầu gián đoạn nghiêm trọng trong hai năm vừa qua, mang tới những khó khăn chưa từng có cho các doanh nghiệp, tập đoàn và cả người dân. Tương tự, nó cũng để lại hệ quả đáng kể tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực như du lịch, khách sạn, trao đổi giáo dục và ngoại giao.

Tất cả các nước trên thế giới đang nỗ lực để trở lại bình thường. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể quá lạc quan về tương lai.

Sự kiện thứ hai khiến thế giới bất ổn, nguy hiểm hơn là xung đột quân sự Nga-Ukraine. Moscow nhấn mạnh chiến dịch quân sự quy mô của mình hướng tới giải quyết mối đe dọa mang tính sống còn từ việc Ukraine muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Việc NATO mở rộng về phía Đông và sáp nhập Ukraine sẽ tạo cơ hội để các lực lượng Mỹ áp sát biên giới của Nga. Điều này đi ngược lại với những cam kết trước đó của Nhà Trắng với Điện Kremlin.

Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã chỉ trích kịch liệt cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine, gọi đây là hành động vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như nguyên tắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Song song với giao tranh ác liệt tại nhiều vùng ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hàng nghìn lệnh trừng phạt nhằm cô lập, suy yếu nền kinh tế Nga.

Cộng đồng quốc tế cũng cho thấy sự khác biệt trong quan điểm về tình hình hiện nay tại Ukraine. Mỹ đã cố gắng sử dụng ảnh hưởng của mình để kêu gọi các quốc gia ủng hộ lập trường của Washington trong xung đột quân sự Nga-Ukraine.

Cùng lúc đó, tình hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng chứng kiến nhiều chuyển biến phức tạp. Bất chấp sự phản đối và nỗ lực tìm kiếm lập trường chung của ASEAN, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự trên các đảo đá trên Biển Đông, phớt lờ nguyên tắc về chủ quyền quốc gia. Trong khi đó, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ tự do hàng hải, phản đối các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN – Mỹ diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang chứng kiến nhiều biến động chưa từng có về chiến lược, chính trị và kinh tế.

Đặc biệt, tại Eo biển Đài Loan, các cuộc tập trận của phía Trung Quốc và sự hiện diện ngày càng thường xuyên của Mỹ cũng khiến tình hình thêm phần căng thẳng.

Cuộc “Chiến tranh Lạnh” về kinh tế do chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng và được duy trì dưới thời người kế nhiệm Joe Biden cũng để lại một số bài toán khó với các nước thành viên ASEAN.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Mỹ có thể tập trung thảo luận về tình hình, ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga-Ukraine, các hành động ngày một quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như vai trò của ASEAN trong đảm bảo hòa bình, ổn định tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh về vai trò trung tâm của ASEAN trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mới đây nhất, trong văn bản về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF). Vậy hai bên có thể làm gì để củng cố hơn nữa lợi ích chung cũng như vai trò trung tâm của ASEAN? Theo Giáo sư, liệu hai bên có đưa ra các tuyên bố quan trọng trong Hội nghị tới?

Theo tôi, quyết định đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và việc Mỹ, dưới thời ông Joe Biden, chưa gia nhập CPTPP cho thấy Washington cần dành sự quan tâm lớn hơn cho hợp tác kinh tế tại khu vực.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng lớn trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thì CPTPP, thiếu vắng sự góp mặt của Mỹ, sẽ khó có đủ sức nặng tập thể để thúc đẩy thương mại và hợp tác đầu tư.

Tuy nhiên, IPEF thì khác. Là sáng kiến được chính quyền ông Joe Biden đề cập tại Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ năm 2021, IPEF là cách Mỹ thể hiện cam kết đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những chi tiết về hợp tác cụ thể trong sáng kiến này vẫn chưa được tiết lộ. Khi đó, Hội nghị Cấp cao Đặc biệt sắp tới sẽ là cơ hội để các bên thảo luận sâu hơn về câu chuyện này.

Ngoài ra, trong bối cảnh sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang gặp một số khó khăn nhất định liên quan tới vấn đề minh bạch và hệ quả môi trường, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nên đưa ra một số phương án thay thế nhằm thể hiện sự tham gia tích cực hơn tại khu vực. Thay vì đối đầu với Trung Quốc, những sáng kiến này sẽ hướng tới cung cấp thêm lựa chọn mới, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong khu vực. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả quốc gia tại đây, đặc biệt là các nước thành viên ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ và thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc
Việt Nam có thể thúc đẩy thảo luận trong ASEAN và với Mỹ về các chuỗi cung ứng và tăng cường trao đổi thương mại sau đại dịch - Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Mỹ và thăm, làm việc tại Mỹ và Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)

Là một thành viên quan trọng của ASEAN, Việt Nam có thể làm gì để đóng góp tích cực vào hợp tác kinh tế và an ninh ASEAN-Mỹ?

Ở thời điểm hiện tại, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang bận rộn với xung đột quân sự Nga-Ukraine, đại dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế trong nước. Song theo tôi, đóng góp tích cực, mang tính dẫn dắt của Washington trong cung cấp các chuỗi cung ứng thay thế với tính ổn định cao, tăng cường trao đổi thương mại hoàn toàn có thể ngăn chặn các hành vi đơn phương, cưỡng ép tại khu vực. Là thành viên quan trọng của ASEAN, Việt Nam có thể thúc đẩy thảo luận về vấn đề này trong Hội nghị Cấp cao Đặc biệt sắp tới tại Washington D.C.

Mỹ cũng cần hiểu rằng không thể kỳ vọng ASEAN ủng hộ lập trường của mình trong các vấn đề quốc tế ở mọi lúc, mọi nơi. Tìm kiếm tiếng nói chung trong ASEAN về tất cả các vấn đề chính trị là không hề đơn giản. Do đó, các bên cần nỗ lực để vun đắp quan hệ mang tính xây dựng giữa Mỹ và ASEAN, vượt lên trên khác biệt về chính trị trong một số vấn đề như xung đột Nga-Ukraine.

Chuyên gia: Hội nghị Cấp cao đặc biệt sẽ thảo luận về vai trò của ASEAN tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Giáo sư Chintamani Mahapatra từng đảm nhận cương vị trợ lý Phó Hiệu trưởng trường Đại học Jawaharlal Nehru (JNU). Ông từng nhận phần thưởng danh giá từ Khối Thịnh vượng chung và Quỹ Fulbright. Ông đã tham gia soạn thảo, biên tập 8 đầu sách và một số bài báo nghiên cứu về quan hệ quốc tế.

Hiện ông tham gia giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực Mỹ học, Chính sách đối ngoại và An ninh quốc gia Mỹ, An ninh quốc tế, An ninh châu Á và Toàn cầu hóa.

Giáo sư Nhật Bản: Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cố gắng lôi kéo ASEAN về phía mình

Giáo sư Nhật Bản: Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang cố gắng lôi kéo ASEAN về phía mình

Giáo sư Mie Oba, chuyên gia về chính trị châu Á của Đại học Kanagawa (Nhật Bản), nhận định, cạnh tranh chiến lược gia tăng ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Washington dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Washington dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ

Rạng sáng 11/5 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã hạ cánh xuống sân ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Thời gian trực tiếp làm việc cùng Báo Thế giới và Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc về tinh thần ...
Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Quảng Ninh đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động