Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyên gia Nga lo ngại Mỹ và phương Tây vũ khí hóa thiên thể có mục đích

Một chuyên gia Nga cảnh báo rằng, Mỹ và các đồng minh có thể đang phát triển và thử nghiệm vũ khí thiên thể dưới vỏ bọc là các hệ thống bảo vệ Trái đất.
Chuyên gia Nga lo ngại Mỹ và phương Tây vũ khí hoá tiểu hành tinh có mục đích
Mô phỏng thiên thể đang hướng về Trái đất. (Nguồn: ESA)

Trong một cuộc phỏng vấn với TASS mới đây, ông Anatoly Zaitsev, Giám đốc điều hành Trung tâm bảo vệ hành tinh của Nga (Planetary Protection Center) và là thành viên danh dự của Học viện vũ trụ Tsiolkovsky, đã bày tỏ lo ngại của mình về việc Mỹ và các đồng minh phương Tây phát triển loại vũ khí thiên thể.

Lo ngại của Nga

Ông Zaitsev nhấn mạnh: "Cần phải lưu ý rằng, Mỹ có cơ hội để thử nghiệm vũ khí động học, vũ khí laser và thậm chí sử dụng các thiên thể làm vũ khí dưới vỏ bọc tạo ra các công cụ bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thể nguy hiểm".

Đồng thời, ông Zaitsev cũng chỉ ra khả năng tích hợp vũ khí này vào lực lượng không gian Mỹ nhằm thiết lập ưu thế ở không gian vũ trụ.

Tin liên quan
Đằng sau khói lửa bạo loạn ở Pháp Đằng sau khói lửa bạo loạn ở Pháp

Cụ thể, vị chuyên gia Nga cung cấp thêm thông tin về hai cách thức tiềm năng mà Washington và các nước phương Tây có thể sử dụng thiên thểh như một loại vũ khí.

Cách thức thứ nhất liên quan đến việc che giấu thông tin về một thiên thể nguy hiểm, tuy nhiên, điều này được coi là khó xảy ra do tỷ lệ phát hiện thiên thể như vậy trên toàn thế giới rất thấp. Mỗi năm, chỉ khoảng 0,1% trong khoảng 2.500 thiên thể tiến gần đến Trái đất được phát hiện.

Cách thức thứ hai, theo giải thích của chuyên gia, có vẻ thực tế hơn. Đó là cố tình thay đổi quỹ đạo của một thiên thể để gây va chạm với lãnh thổ Nga.

Giám đốc điều hành Trung tâm bảo vệ hành tinh của Nga cho biết, trong hơn ba thập niên, Mỹ và các quốc gia khác đã tổ chức 12 cuộc thám hiểm tới 14 thiên thể và 6 sao chổi.

Những nhiệm vụ này được sử dụng để kiểm tra và phát triển các phương pháp và công nghệ nhằm kiểm soát quỹ đạo của những thiên thể ngoài thiên hà này.

Ví dụ, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã thành công thể hiện khả năng thay đổi quỹ đạo thiên thể thông qua sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng thiên thể kép (DART). Ra mắt vào năm 2021, sứ mệnh đã hoàn thành mục tiêu thay đổi quỹ đạo của thiên thể mục tiêu Dimorphos vào tháng 10/2022.

Chuyên gia này nhận định rằng, mặc dù phương pháp vũ khí hóa thiên thể thứ nhất ít có khả năng xảy ra do hạn chế trong việc phát hiện, nhưng phương pháp thứ hai có thể thay đổi quỹ đạo của các thiên thể nhằm gây tác động chiến lược là một mối quan ngại thực tế, đặc biệt là với lịch sử nhiều sứ mệnh khám phá thiên thể do Mỹ và các đồng minh thực hiện.

Mặt khác, ông Zaitsev cũng cho biết, Nga đang tham gia độc lập vào lĩnh vực bảo vệ hành tinh mà không cần sự phối hợp chung với các nước. Việc phát triển hệ thống để bảo vệ Trái đất khỏi mối đe dọa từ thiên thể và sao chổi không chỉ nâng cao năng lực phòng thủ của Nga mà còn góp phần bảo vệ toàn cầu và thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống giám sát không gian gần Trái đất, bao gồm cả dự án “Dải Ngân hà”, thể hiện cam kết của Moscow trong việc tăng cường khả năng của mình trong lĩnh vực này. Dự án liên quan đến một mạng lưới các kính viễn vọng trên mặt đất và các vệ tinh chuyên dụng, với việc phóng vệ tinh đầu tiên dự kiến vào năm 2027.

Chuyên gia Nga lo ngại Mỹ và phương Tây vũ khí hoá tiểu hành tinh có mục đích
Mô phỏng tàu DART của NASA tiếp cận thiên thể ngoài vũ trụ. (Nguồn: Reuters)

Nghi ngờ về khả năng triển khai

Vũ khí hóa thiên thể không phải khái niệm quá mới là vì nhiều nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu khoa học đã đưa ra khả năng việc vũ khí hóa thiên thể về mặt lý thuyết.

Bàn về vấn đề này, ông Thomas Bania, Giáo sư thiên văn học tại Đại học Boston (Mỹ), đã từng nói rằng, khái niệm vũ khí hóa thiên thể là có thể. Điều này sẽ bao gồm việc tiếp cận thiên thể, lắp đặt hệ thống đẩy và thay đổi quỹ đạo của nó để nhắm vào một địa điểm cụ thể trên Trái đất.

Một phương pháp tiềm năng để đạt được điều này là sử dụng công cụ phóng điện từ (mass driver), áp dụng gia tốc điện từ sử dụng động cơ tuyến tính để đẩy các vật thể trong không gian mà không cần phụ thuộc vào tên lửa.

Khái niệm công cụ phóng điện từ ban đầu được phát triển bởi nhà vật lý Gerard O'Neill thuộc Đại học Princeton, người đã thiết kế Mass Driver 1 vào năm 1976 để chứng minh khả năng của nó.

Mặc dù vài mẫu công cụ phóng điện từ đã được xây dựng sau đó, nhưng các quốc gia lớn vẫn chưa phát triển công cụ đẩy khối lượng với quy mô cần thiết để vũ khí hóa thiên thể.

Tuy nhiên, đây sẽ là một loại vũ khí tốc độ chậm, vì thay đổi quỹ đạo của thiên thể sẽ mất vài tháng và hành trình đến Trái đất cũng đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể.

Giáo sư Thomas Bania nhấn mạnh rằng, bên phòng thủ sẽ có đủ cảnh báo để triển khai phản công và tiêu diệt mối đe dọa do tiểu hành tinh vũ khí hóa gây ra.

Trong khi đó, một nhà khoa học giấu tên tại Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) lại bác bỏ ý tưởng vũ khí hóa thiên thể, coi điều này là hoàn toàn viễn tưởng, đồng thời nhấn mạnh sự đầu tư đáng kể cần thiết để theo đuổi những nỗ lực như vậy.

Hơn nữa, nhà khoa học này cảnh báo rằng, các kết quả mong muốn có thể không được đạt được, bởi vì các quốc gia lớn như Nga và Trung Quốc cũng có khả năng sử dụng các chiến thuật có thể thay đổi quỹ đạo của các thiên thể.

Tóm lại, vũ khí hóa thiên thể đòi hỏi các yếu tố đa dạng, bao gồm xác định thiên thể phù hợp, điều khiển chuyển động của các thiên thể ngoài thiên hà này và nhắm chính xác vào các mục tiêu đã định.

Những nhiệm vụ phức tạp này yêu cầu kế hoạch chi tiết trong nhiều năm để đạt được kết quả mong muốn. Dự án kỳ tích như vậy cũng đòi hỏi nhiều công sức, nguồn lực và sự chuẩn bị tỉ mỉ đáng kể.

UAV Inokhodets của Nga sẽ là 'cơn ác mộng' với pháo binh Ukraine?

UAV Inokhodets của Nga sẽ là 'cơn ác mộng' với pháo binh Ukraine?

Theo Bộ Quốc phòng Nga, phương tiện bay không người lái (UAV) Inokhodets sẽ sớm được đưa vào chiến dịch quân sự của nước này ...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Brunei phát triển ngày càng sâu rộng, hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Brunei phát triển ngày càng sâu rộng, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Brunei tạo thuận lợi nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, góp phần đưa quan hệ thương mại ...

Bất chấp xung đột với Nga, dự trữ ngoại hối của Ukraine vẫn đạt kỷ lục, vì sao?

Bất chấp xung đột với Nga, dự trữ ngoại hối của Ukraine vẫn đạt kỷ lục, vì sao?

Ngày 6/7, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ukraine Andriy Pyshnyi thông báo, dự trữ ngoại hối của nước này đã đạt mức kỷ lục, ...

Ngoại giao ‘chớp nhoáng’ của Tổng thống Ukraine

Ngoại giao ‘chớp nhoáng’ của Tổng thống Ukraine

Ngay sau khi kết thúc các hoạt động ở Bulgaria, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên đường sang CH Czech và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ: ‘Sẽ không có gì về Ukraine mà không có Ukraine’

Mỹ: ‘Sẽ không có gì về Ukraine mà không có Ukraine’

Quan chức Mỹ khẳng định nước này sẽ không tham gia các cuộc đàm phán không chính thức với Nga mà vắng mặt đại diện ...

(theo Eurasian Times)