Chuyên gia quốc tế bình về cục diện 'vừa đánh vừa đàm' trong xung đột Nga-Ukraine

Vy Anh
Các kênh đàm phán không chính thức là hy vọng tốt nhất lúc này đối với xung đột Nga-Ukraine để tránh leo thang nguy hiểm và giảm thiểu một số tác động tồi tệ nhất của xung đột.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga và Ukraine
Nga và Ukraine đã triển khai một số kênh đàm phán không chính thức. (Nguồn: Reuters)

Trong một bài viết đăng tải ngày 22/12 trên trang Asia Times, David Lewis, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Exeter (Anh) đã phân tích cục diện "vừa đánh vừa đàm" trong xung đột Nga-Ukraine hiện nay.

Theo Giáo sư David Lewis, mặc dù các thỏa thuận hậu trường giữa Nga và Ukraine chỉ giới hạn trong lĩnh vực an ninh hạt nhân, xuất khẩu phân bón và trao đổi tù nhân, nhưng chúng cũng cho thấy các cuộc đàm phán không chính thức có thể giảm thiểu những kịch bản xung đột tồi tệ nhất.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali, Indonesia tháng 11 vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công bố kế hoạch 10 điểm mới để chấm dứt chiến sự. Ông không yêu cầu gì khác ngoài việc rút quân đội Nga ra khỏi toàn lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea và các khu vực khác của đất nước bị Nga chiếm đóng kể từ năm 2014. Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy 85% người Ukraine ủng hộ lập trường không khoan nhượng này của ông Zelensky.

Tuy nhiên, lập trường của Nga cũng cứng rắn không kém. Tổng thống Vladimir Putin kiên quyết rằng mọi giải pháp chính trị sẽ phải dựa trên “thực tế đang hình thành trên thực địa”. Moscow muốn ép buộc Kiev công nhận việc Nga chiếm đóng gần 20% lãnh thổ của Ukraine.

Giáo sư David Lewis cho rằng hiện giới tướng lĩnh Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công mới của Nga. Nhưng điều này không có nghĩa là hai bên không đối thoại với nhau. Đã có các cuộc đàm phán bí mật về một loạt vấn đề, với sự trung gian hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia.

Theo Giáo sư David Lewis, Abu Dhabi và Ankara được ví như Helsinki và Vienna của cuộc "Chiến tranh Lạnh mới" này. Đó là những thành phố nơi các nhà ngoại giao, doanh nhân, điệp viên của Nga, Ukraine và phương Tây có thể dễ dàng gặp gỡ mà không bị giới truyền thông để ý.

An ninh hạt nhân

Giáo sư David Lewis nhận định đàm phán khó khăn nhất là về vấn đề an ninh hạt nhân. Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã làm trung gian cho các cuộc đàm phán để thiết lập một “khu vực bảo vệ” xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Nga đã chiếm đóng nhà máy ngay từ đầu cuộc chiến và đã cố gắng sáp nhập toàn bộ khu vực sau một cuộc trưng cầu ý dân.

Ukraine, cũng như hầu hết lực lượng lao động Ukraine tại nhà máy, đã bác bỏ những tuyên bố này. Nhưng giờ đây họ đang ở tuyến đầu của cuộc xung đột. Hồi tháng 11, ông Grossi gọi đợt pháo kích xung quanh nhà máy Zaporizhzhia là “sự điên rồ”. Nga cáo buộc Ukraine đã liều lĩnh nã pháo vào nhà máy và tiến hành các cuộc tấn công để cố gắng chiếm lại nhà máy. Về phía Ukraine, họ tuyên bố Nga lợi dụng nhà máy làm lá chắn để bắn vào lực lượng Ukraine.

Đầu tháng này, đã xuất hiện thông tin về một thỏa thuận tiềm năng – nhưng hai bên bất đồng về ý nghĩa của “khu vực được bảo vệ”. Theo đó, Ukraine muốn Nga rút toàn bộ lực lượng và quân nhân. Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ủng hộ quan điểm này trong một tuyên bố đưa ra vào tháng 10. Nhưng Nga lo ngại rằng nếu tiếp tục rút quân sẽ tạo cơ hội cho Ukraine thực hiện một cuộc phản công mới.

Đầu tháng này, ông Grossi cho biết ông hy vọng sẽ làm trung gian được một thỏa thuận vào cuối năm nay, nhưng kể từ đó đã có rất ít dấu hiệu tiến triển.

Nga và Ukraine
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen là một ví dụ về kết quả đàm phán Nga-Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Xuất khẩu phân bón

Một cuộc đàm phán bí mật thứ hai cũng đã được tổ chức để thảo luận về xuất khẩu phân bón, một vấn đề quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Nga là nước xuất khẩu amoniac lớn, thành phần chính trong phân bón.

Trước xung đột, phần lớn hàng xuất khẩu của Nga đi qua một đường ống cũ từ thời Liên Xô, từ Tolyatti ở miền Trung nước Nga đến cảng Odesa của Ukraine. Đường ống này đã bị đóng cửa hồi tháng 2 năm nay sau khi xung đột nổ ra.

Tuy nhiên, theo một thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian hồi tháng 7, Nga đã đồng ý cho phép nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine. Đổi lại, xuất khẩu amoniac của Nga cũng sẽ được tái khởi động - nhưng Ukraine đã từ chối cho phép mở cửa lại đường ống. LHQ đã tổ chức một số cuộc thảo luận với cả hai bên, và thuyết phục các phái đoàn Nga và Ukraine gặp nhau vào ngày 17/11 tại Abu Dhabi.

Thỏa thuận đề xuất rất phức tạp, theo đó một công ty Mỹ sẽ mua amoniac từ công ty của Nga ở biên giới Nga-Ukraine trước khi bán lại trên thị trường quốc tế. Nhưng trở ngại dường như là yêu cầu của Ukraine về việc trao đổi tù binh – một điều kiện tiên quyết để khôi phục đường ống dẫn amoniac.

Ngày 15/12, Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng một số biện pháp trừng phạt đối với các nhà sản xuất phân bón Nga để cho phép các chuyến hàng rời cảng tới châu Âu. Động thái này đã làm dấy lên sự phản đối từ Ukraine, Ba Lan và Litva, đồng thời cho thấy sự khó cân bằng giữa một chế độ trừng phạt nghiêm ngặt và an ninh lương thực toàn cầu. Nhưng đường ống amoniac Nga-Ukraine vẫn bị đóng cửa.

Trao đổi tù binh

Giáo sư David Lewis đánh giá các cuộc đàm phán về trao đổi tù binh đã thành công hơn. Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia đều tham gia đàm phán về cuộc trao đổi 300 tù binh vào tháng 9. Các đợt trao đổi tù binh đã diễn ra thường xuyên. Tính đến ngày 7/12, Ukraine cho biết 817 tù binh Ukraine đã được trả tự do.

Qua đó, Giáo sư David Lewis tin tưởng tia hy vọng cho các cuộc đàm phán rộng hơn. Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) Mirjana Spoljaric Egger cho biết những trao đổi như vậy đôi khi có thể dẫn đến những thỏa thuận lớn hơn. Đàm phán trao đổi tù binh thuận lợi có thể tạo đòn bẩy cho các cuộc đàm phán về các vấn đề khác.

Theo Giáo sư David Lewis, không có thỏa thuận hậu trường nào cho thấy các cuộc đàm phán hòa bình sẽ sớm diễn ra. Khi lập trường của hai bên còn quá nhiều khác biệt thì triển vọng về một thỏa thuận hòa bình thực sự sẽ rất khó khăn. Nhưng chúng cho thấy cả hai bên đều có các kênh đàm phán không chính thức. Đây có thể là hy vọng tốt nhất lúc này để tránh leo thang nguy hiểm và giảm thiểu một số tác động tồi tệ nhất của xung đột đối với dân thường.

Ukraine lạc quan về 'tương lai tốt đẹp', đặt mục tiêu gia nhập EU trong vòng 2-3 năm tới

Ukraine lạc quan về 'tương lai tốt đẹp', đặt mục tiêu gia nhập EU trong vòng 2-3 năm tới

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, nhiệm vụ chiến lược của nước này là sẽ gia nhập EU không phải trong 1 thập kỷ, mà là ...

Iran cảnh báo ‘giới hạn kiên nhẫn’ với Ukraine; Triều Tiên nói ‘không đáng bình luận’ cáo buộc cung cấp vũ khí cho Nga

Iran cảnh báo ‘giới hạn kiên nhẫn’ với Ukraine; Triều Tiên nói ‘không đáng bình luận’ cáo buộc cung cấp vũ khí cho Nga

Bộ Ngoại giao Iran và Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã có những tuyên bố rất mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc của Ukraine về ...

Tổng thống Nga tuyên bố muốn 'xuống thang' xung đột ở Ukraine, Mỹ không thấy 'bằng chứng xác đáng'

Tổng thống Nga tuyên bố muốn 'xuống thang' xung đột ở Ukraine, Mỹ không thấy 'bằng chứng xác đáng'

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine thông qua biện pháp ngoại giao, trong khi Mỹ ...

Ba Lan sẽ nhận thêm vũ khí để bảo vệ sườn Đông NATO, Hàn Quốc 'xích gần' hơn với một nước láng giềng của Ukraine

Ba Lan sẽ nhận thêm vũ khí để bảo vệ sườn Đông NATO, Hàn Quốc 'xích gần' hơn với một nước láng giềng của Ukraine

Hà Lan tuyên bố sẽ gửi 8 máy bay chiến đấu F-35 tới Ba Lan vào năm 2023 để tham gia nhiệm vụ của NATO, ...

Nhìn lại thế giới năm 2022: Bức tranh xám màu (Kỳ cuối)

Nhìn lại thế giới năm 2022: Bức tranh xám màu (Kỳ cuối)

Xung đột bùng phát cùng sự căng thẳng trở lại của nhiều điểm nóng cũ là chủ đề xuyên suốt, song chỉ là một phần ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu Phi: Đối mặt tình trạng quản trị đình trệ, Tổng thư ký LHQ hối thúc hành động để 'nâng tầm' lục địa

Châu phi đang phải đối mặt với những thách thức có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử và ngày càng trầm trọng hơn.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Trung Quốc từ ngày 5-10/11 tại thành phố Thành Đô và Trùng Khánh, Trung Quốc.
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Hội nghị thượng đỉnh BRICS có thể ‘nhấn ga’ tái thiết tài chính toàn cầu, khi đó "chiến dịch trường kỳ" phi USD hóa được đẩy nhanh, SWIFT lung lay...
Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Dự báo bão Trà Mi: Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, đi vào Biển Đông

Hồi 13h ngày 23/10, bão Trà Mi, vị trí tâm vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác phẩm 'Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng' là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho Chulhyeon.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Không kích liên tiếp ở Sudan, 50 người tử vong

Hai vụ không kích nhằm vào các khu vực ở Sudan đã khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các 'chiến trường' ác liệt, bà Harris đang thắng lớn so với ông Trump trong một cuộc đua

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các 'chiến trường' ác liệt, bà Harris đang thắng lớn so với ông Trump trong một cuộc đua

Cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao trong bối cảnh còn hơn 2 tuần nữa là tới ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (5/11).
Động thái mới của Chủ tịch Kim Jong Un, Triều Tiên lấy hạt nhân cảnh báo Hàn Quốc và Ukraine

Động thái mới của Chủ tịch Kim Jong Un, Triều Tiên lấy hạt nhân cảnh báo Hàn Quốc và Ukraine

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, tên lửa chiến lược là cốt lõi trong lực lượng răn đe chiến tranh của nước này.
Liên đoàn Arab kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Israel, cảnh báo nguy cơ Houthi tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ

Liên đoàn Arab kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với Israel, cảnh báo nguy cơ Houthi tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ

Liên đoàn Arab kêu gọi thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Israel.
Đức lập lực lượng chỉ huy Baltic mới đã chạm vào giới hạn của Nga? Moscow hành động khẩn, cảnh báo hậu quả 'cực kỳ nghiêm trọng'

Đức lập lực lượng chỉ huy Baltic mới đã chạm vào giới hạn của Nga? Moscow hành động khẩn, cảnh báo hậu quả 'cực kỳ nghiêm trọng'

Đức đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm chỉ huy Baltic và khánh thành trụ sở của lực lượng trên, khiến Nga lập tức phản đối.
Ba Lan đi bước cực 'căng', Nga nổi giận dọa đáp trả 'đau đớn'

Ba Lan đi bước cực 'căng', Nga nổi giận dọa đáp trả 'đau đớn'

Bộ Ngoại giao Ba Lan quyết định đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Poznan, đồng thời ra lệnh trục xuất tất cả nhân viên của cơ quan này về nước.
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Phiên bản di động