TIN LIÊN QUAN | |
Phòng chống tác hại rượu bia - Góc nhìn mới cho đề tài cũ | |
Tăng thuế rượu bia làm giảm tử vong đường bộ |
Kết quả điều tra diện rộng về thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đồng thực hiện được công bố ngày 26/9 cho thấy, lượng người sử dụng rượu bia, lượng rượu bia được dùng, bệnh tật và tai nạn liên quan đến rượu bia… đều gia tăng mạnh tại Việt Nam.
Việt Nam đứng 29 thế giới về lượng rượu bia sử dụng
GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, có một số điều luật ở nước ta mọi người cho là mới nhưng thực tế trên thế giới đã thực hiện từ lâu. Đó là việc có nên cấm hay không cấm bán rượu bia sau 22h, hoặc cấm bán rượu cho trẻ vị thành niên, cấm quảng cáo rượu bia ở nơi công cộng, đặc biệt trong nhà trường…
Hội thảo khai mạc ngày 26/9 tại Hà Nội. (Ảnh: L.A) |
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng rượu bia ở lứa tuổi trẻ ngày càng trẻ hơn, tuổi từ 50-60 tuổi uống rượu bia hàng ngày. “Hiện có tới 45% số người uống rượu, bia từng điều khiển phương tiện giao thông trong vòng 2 giờ sau khi uống rượu”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
Theo ông Trần Quốc Bảo - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), so sánh giữa năm 2010 và 2015 đã thấy lượng người sử dụng bia rượu ở mức độ có hại tăng mạnh. Tỉ lệ nam giới dùng bia rượu ở mức độ có hại năm 2010 là 25% thì đến năm 2015 tỉ lệ này trên 44%. Năm 2010 người Việt tiêu thụ trên 2,4 tỉ lít bia thì đến năm 2015 con số này đã là 3,4 tỉ lít. Việt Nam đang đứng thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Thái Lan), thứ 10 ở châu Á và 29 trên thế giới về lượng rượu bia được sử dụng.
Tính riêng về tỉ lệ nam giới sử dụng bia rượu, ở Việt Nam hiện là khoảng 77%. Tỷ lệ này gấp gần 2 lần mức trung bình của thế giới và gần một nửa trong số đó uống ở mức nguy hại. “Không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn, mức độ uống khác nhau ở từng người. Uống rượu bia ở bất kỳ mức độ nào cũng đều gây tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Rượu bia là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh”, ông Trần Quốc Bảo nói.
Cần sớm ra Luật phòng chống tác hại của rượu bia
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Phương Nam, cán bộ của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã phải đặt câu hỏi: "Liệu Việt Nam là quốc gia khởi nghiệp hay quốc gia say xỉn?”. Thực tế, khi khảo sát trên 1.840 bệnh nhân tai nạn giao thông nhập viện thì có gần 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao, 45% tham gia giao thông hai giờ sau khi uống rượu bia.
Hiện có tới 45% số người uống rượu bia từng điều khiển phương tiện giao thông trong vòng 2 giờ sau khi uống rượu. (Nguồn: Autodaily) |
Bác sĩ Lý Trần Tình - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cũng cho biết, một ngày điều trị các chứng bệnh liên quan đến rượu, bia trung bình từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Ngoài điều trị các rối loạn tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn nhận thức, rối loạn hành vi còn phải điều trị nhiều bệnh lý cơ thể kèm theo như gan mật, tim mạch, dạ dày, viêm đa dây thần kinh chưa kể vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc.
Vì vậy, Hội thảo diễn ra trong hai ngày 26 và 27/9 rất cần thiết để cảnh báo cho người sử dụng, trên hết là đưa ra các bằng chứng thuyết phục để trình bày trước Quốc hội thông qua Luật Phòng chống tác hại rượu bia. Tại đây, các đại biểu cùng thảo luận, đề xuất các quy định mà nhiều nước đang áp dụng như: cấm bán rượu bia sau 22 giờ, cấm bán rượu cho trẻ vị thành niên và cấm bán, cấm quảng cáo rượu bia ở những nơi công cộng, gần trường học. Kết quả nghiên cứu về thực trạng này tại Việt Nam sẽ là bằng chứng khoa học và thực tiễn để Bộ Y tế nghiên cứu các chính sách pháp luật phù hợp đưa vào dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia.
Hiện Bộ Y tế cũng đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần thiết, để đưa luật này vào trong chương trình xây dựng Luật của Quốc hội năm 2018 và theo quy định thì năm 2017 sẽ quyết nội dung này. Được biết, đến tháng 11/2016, Bộ Y tế sẽ trình Dự án luật nói trên trình sang Bộ Tư pháp, sau đó Bộ Tư pháp tổng hợp và trình sang Chính phủ, rồi Chính phủ mới trình sang Quốc hội phê duyệt.
Cắt giảm lượng cồn để bảo đảm sức khỏe Dù là đàn ông hay phụ nữ đều không nên uống quá tiêu chuẩn sáu lon bia hay sáu ly rượu trong một tuần. |
Thái Lan “mạnh tay” hạn chế rượu, bia Tốc độ tăng trưởng rượu, bia lớn hơn cả tăng trưởng kinh tế đang trở thành mối lo ngại của nhiều nền kinh tế châu ... |
Nam giới Việt Nam uống rượu bia nhiều nhất thế giới Tình trạng lạm dụng rượu bia đang ngày càng gia tăng ở nước ta, không chỉ ở người cao tuổi mà còn phổ biến ở ... |