Nhỏ Bình thường Lớn

Cửa ải lớn mà EU phải vượt qua nếu muốn kết nạp Ukraine

Lực cản từ Hungary là thách thức không nhỏ trong nỗ lực kết nạp Ukraine của Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố rằng Budapest sẽ không tham gia “trong quyết định tồi tệ này”. (Nguồn: AP)
Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố rằng Budapest sẽ không tham gia “trong quyết định tồi tệ này”. (Nguồn: AP)

Ngày 14/12, trước sự ngạc nhiên của thế giới, EU đã “bật đèn xanh” cho đàm phán kết nạp Ukraine và Moldova. Theo Le Figaro (Pháp), đây là “quyết định mang tính lịch sử, tiến gần đến việc mở rộng một khối đang phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ Nga”.

Trên mạng xã hội X, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh quyết định này. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng, “đây là dấu hiệu về hy vọng cho Ukraine và châu lục”. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhận định: “Đây không phải hành vi từ thiện, mà là khoản đầu tư về an ninh”.

Tuy nhiên, nỗ lực ấy mới chỉ là bước chạy đà để vượt qua rào cản Hungary.

Cốc cà phê lịch sử

Thực tế, quyết định trên chỉ có sự đồng thuận của 26 nước thành viên EU. Cuộc họp tại Brussels không có mặt Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ông ghi rõ trong bản báo cáo của cuộc họp này là ông không tham gia biểu quyết. Tuy nhiên, EU vẫn sẽ cần sự ủng hộ của lãnh đạo Hungary tháng 3 hoặc tháng 6/2024 về điều kiện mà Ukraine phải tuân thủ để gia nhập khối. Hiện vẫn còn 3/7 điều kiện chưa được đáp ứng. Les Echos (Pháp) bình luận, quyết định của EU chỉ mang tính chính trị và “việc mở rộng khối sẽ là thách thức lớn cho việc quản trị EU”.

Nhiều nguồn tin cho rằng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đích thân trao đổi và đề nghị người đồng cấp Hungary ra ngoài uống cà phê. Một quan chức EU nói: “Không ai nghe thấy họ nói gì. Song không có vẻ ông Scholz ra lệnh cho ông Orban. Thủ tướng Hungary tự nguyện rời đi và tới phòng phái đoàn của mình”.

Với việc ông Orban ra ngoài theo đúng nghĩa đen, 26 nhà lãnh đạo còn lại đã tiếp tục thảo luận và cuộc bỏ phiếu không gặp trở ngại gì sau đó. Có nguồn tin cho rằng ý tưởng để ông Orban rời phòng họp nhằm cứu nỗ lực gia nhập EU của Ukraine đã được lên kế hoạch từ trước. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thừa nhận ý tưởng này là nỗ lực tập thể. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas gọi đây là “sự kiện thú vị trong sử sách” và đáng để bà đưa vào hồi ký sau này, nếu có.

Trong khi đó, ông Orban đã đăng một video lên mạng xã hội, mô tả điều này là “hoàn toàn vô nghĩa, phi lý và sai lầm”. Nói về quyết định bỏ phiếu trắng, Thủ tướng Hungary cho biết mình đã “dành tám tiếng để thuyết phục họ không làm điều này”. Theo ông, lãnh đạo EU khác muốn kết nạp Ukraine một cách “bất chấp”, vì vậy ông đồng ý với họ rằng ông sẽ mặc kệ mối nguy hiểm và để họ tự lo liệu.

Ngoài Ukraine, EU đã “bật đèn xanh” thúc đẩy hồ sơ ứng viên của Georgia và Bosnia - Herzegovina. Tuy nhiên, các nước này khó có thể gia nhập ngay trong nay mai, nhất là khi ông Viktor Orban sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên EU kể từ tháng 7/2024. Đáng chú ý, Le Monde cho biết, dù phản đối Ukraine gia nhập EU, Hungary lại ủng hộ hồ sơ của các nước vùng Balkan. Nhà nghiên cứu Ivana Rankovic tại Trung tâm Chính sách an ninh (Mỹ) nhận định từ khi trở lại nắm quyền vào năm 2010, “ông Viktor Orban muốn đưa Hungary trở thành cường quốc khu vực. Các nước vùng Balkan có thể giúp Budapest thực hiện điều này”.

Khó sẽ thêm khó

Trên thực tế, đàm phán về tư cách thành viên EU sẽ bao gồm một loạt vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc thận trọng và tính kỹ thuật. Ukraine sẽ mất nhiều năm để có thể sẵn sàng gia nhập khối. Và Thủ tướng Viktor Orban hiểu rõ ông vẫn còn nhiều cơ hội khác để ngăn quá trình này.

Nếu các nhà lãnh đạo EU nhận định Thủ tướng Hungary có thể bất ngờ rơi vào tình thế khó khăn thì họ đã phải thất vọng. Các cuộc đàm phán tiếp theo tại Brussels gặp trục trặc khi ông Orban sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn quyết định cụ thể và cấp bách hơn nhiều là gửi gói viện trợ trị giá 50 tỷ Euro (khoảng 55 tỷ USD) cho Kiev. Đây không phải là lần đầu tiên chính trị gia này sử dụng quyền phủ quyết để giành những nhượng bộ cho Budapest như miễn trừ nhập khẩu dầu của Nga, dù ông chưa bao giờ ngăn cản một thỏa thuận của EU.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: “Hungary được tôn trọng trong Hội đồng châu Âu. Chúng tôi lắng nghe tiếng nói của ông Orban, song sự tôn trọng ấy bao hàm trách nhiệm. Do đó, tôi mong rằng những tháng tới… ông ấy sẽ cư xử như người châu Âu và không ‘bắt cóc’ tiến bộ chính trị của chúng ta”.

Đáp lại, ông Balazs Orban, Cố vấn chính trị của Thủ tướng Hungary, cho rằng Budapest không tống tiền EU, mà trên thực tế là ngược lại. Ông ngụ ý nước này chỉ bắt đầu hợp tác nếu EU giải ngân khoản tiền 20 tỷ Euro, vốn bị đóng băng vì lo ngại của EU về quyền con người và tham nhũng ở nước này. Ông nhấn mạnh Hungary muốn có số tiền đó trước khi EU đồng ý chi thêm cho Ukraine.

Bất chấp diễn biến hậu trường, giới lãnh đạo châu Âu khẳng định sẽ giải quyết vấn đề viện trợ tài chính cho Ukraine đầu năm tới. Họ tin rằng có thể thuyết phục Thủ tướng Viktor Orban vào cuộc hoặc tìm cách thông qua viện trợ dù không có sự ủng hộ của Budapest. Khi được hỏi làm nào để thuyết phục chính trị gia này thay đổi lập trường về Ukraine, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel chỉ đáp lại, ông sẵn sàng đón nhận các đề xuất. EU đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất, cho phép tất cả các thành viên, trừ Hungary, cấp tài trợ song phương cho Ukraine ngoài ngân sách năm 2024.

Với tinh thần “Hy vọng vào điều tốt nhất, nhưng chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”, liệu EU và Ukraine có thể vượt “ải” Hungary?

Bảng ngân sách đau đầu với EU

Bảng ngân sách đau đầu với EU

Là lần gặp cuối cùng trong năm, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels cuối tuần này có nhiều chuyện để ...

Người cũ, cảnh mới tại Ba Lan

Người cũ, cảnh mới tại Ba Lan

Sự trở lại của ông Donald Tusk trên cương vị Thủ tướng Ba Lan có thể đem tới thay đổi quan trọng ở khu vực, ...

Xung đột Nga - Ukraine: Slovakia nói hòa đàm ngay ‘còn hơn chờ 10 năm’ mới bắt đầu, quan điểm của Lithuania về việc Kiev hội nhập EU, Đại Tây Dương

Xung đột Nga - Ukraine: Slovakia nói hòa đàm ngay ‘còn hơn chờ 10 năm’ mới bắt đầu, quan điểm của Lithuania về việc Kiev hội nhập EU, Đại Tây Dương

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 24/11 cho rằng, xung đột Nga-Ukraine có khả năng kéo dài tới năm 2030 nếu các bên không tiến ...

EU đạt thỏa thuận về quy định quản lý Trí tuệ nhân tạo AI

EU đạt thỏa thuận về quy định quản lý Trí tuệ nhân tạo AI

Ngày 8/12, sau 36 giờ thảo luận, các nước thành viên và các nghị sỹ Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận ...

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky thừa nhận 'điều cay đắng' khi đến châu Âu, EU tỏ rõ thái độ, Nga theo dõi sát một động thái của Mỹ

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky thừa nhận 'điều cay đắng' khi đến châu Âu, EU tỏ rõ thái độ, Nga theo dõi sát một động thái của Mỹ

Ngày 13/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến thăm Na Uy để gặp lãnh đạo các nước Bắc Âu, trong bối cảnh gói ...