Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Nhất Phong
Bên cạnh điện mặt trời, điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống. Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió cũng vì thế mà trở thành một xu thế tất yếu giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc cạnh tranh điện gió trên toàn cầu
Tua bin đầu tiên được lắp đặt trong dự án điện gió South Fork Wind của Mỹ. (Nguồn: Orsted)

Trong bối cảnh nhu cầu điện năng ở các quốc gia trên thế giới không ngừng tăng trong khi nguồn nhiên liệu than đá và khí đốt phục vụ nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường, thì năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió càng được ưu tiên phát triển.

Nguồn năng lượng tương lai

Điện gió ngoài khơi - nguồn điện xanh thế hệ mới có lịch sử phát triển khoảng 30 năm gần đây tại các nước Đan Mạch, Anh, Đức, Trung Quốc, Mỹ. Sau Hội nghị Thượng đỉnh COP 26 năm 2021 (tại Anh) trên thế giới đã hình thành liên minh các quốc gia điện gió ngoài khơi (GOWA). Xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi trên thế giới đang gia tăng mạnh, hiện tại là 57 GW và có thể đạt 500 GW lắp đặt vào năm 2040, 1.000 GW vào năm 2050.

Tin liên quan
PetroVietnam tiên phong phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi PetroVietnam tiên phong phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi

Theo báo cáo tháng 10/2020 của Tổ chức Năng lượng tái tạo thế giới (IRENA): Các nguồn năng lượng tại tạo (NLTT) có thể tạo ra 130.000 TWh điện mỗi năm (hơn gấp đôi nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu hiện nay).

Theo lịch sử phát triển, năng lượng tái tạo toàn cầu đã có bước tiến dài sau các mốc thời gian Hiệp định Kyoto (năm 1999), Hiệp định Paris (năm 2015) và Mục tiêu thiên niên kỷ SDG nhằm giảm khí thải nhà kính, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu từ năm 2005 với 50 GW điện gió, 15 GW điện mặt trời đến hết năm 2018 đã đạt kỷ lục tổng công suất điện gió là 590 GW, điện mặt trời là 400 GW.

Theo dự báo của IRENA: Tốc độ lắp đặt điện tái tạo hàng năm hiện nay đối với điện gió, mặt trời/năm là 109 GW/54 GW/năm, năm 2030 là 300 GW/200 GW/năm, năm 2050 là 360 GW/240 GW/năm. Tỷ trọng đóng góp hiện nay trong tổng nguồn điện là 25% điện tái tạo, năm 2030 sẽ là 57%, năm 2050 sẽ là 86%.

Cuộc đua đường dài

Trang trại điện gió ngoài khơi quy mô tiện ích đầu tiên của Mỹ đã đi vào hoạt động giữa tháng 3/2024 với mục tiêu phục vụ khoảng 70.000 ngôi nhà khi đạt công suất tối đa.

Với tên gọi South Fork Wind, trang trại điện gió này gồm 12 turbine cách bờ biển Long Island 56km, có công suất 130 megawatt (MW). Chính quyền New York đặt mục tiêu đạt 70% năng lượng tái tạo vào năm 2030 và 9 gigawatt (GW) điện gió ngoài khơi vào năm 2035. Việc đưa vào khai thác South Fork Wind giúp New York đến gần hơn với mục tiêu đặt ra và là sự khởi đầu cho tương lai điện gió ngoài khơi của bang.

Tại châu Âu, năm 2023 là một năm kỷ lục về xây dựng các trang trại điện gió mới và đầu tư vào lĩnh vực vốn đã gặp nhiều khó khăn trong năm 2022 trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, lạm phát tăng vọt, lãi suất và thị trường năng lượng biến động do cuộc xung đột tại Ukraine.

Trong năm 2023, đầu tư vào điện gió ngoài khơi ở châu Âu tăng lên 30 tỷ euro, từ mức 0,4 tỷ euro trong năm 2022. Các nước Liên minh châu Âu (EU) cũng đã lắp đặt các trang trại điện gió mới với tổng công suất cao kỷ lục 16,2 GW, trong đó khoảng 80% là các trang trại điện gió trên bờ.

WindEurope - hiệp hội thúc đẩy sử dụng điện gió ở châu Âu - nhận định EU có thể đạt được các mục tiêu năng lượng sạch nhờ sự phát triển và đầu tư vượt trội vào lĩnh vực điện gió trong năm 2023. WindEurope ước tính châu Âu đạt tổng công suất năng lượng gió lên tới 393 GW vào năm 2030 - tiến gần đến mức 425 GW cần thiết để đáp ứng các mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030 của EU.

Cuộc cạnh tranh điện gió trên toàn cầu
Tập đoàn năng lượng tái tạo Orsted của Đan Mạch thông báo sẽ xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới ở bờ biển miền Đông nước Anh. (Nguồn: Orsted)

Các nước Bỉ, Ireland và Anh đang tăng cường hợp tác để biến Biển Bắc thành nhà máy điện gió lớn nhất châu Âu. Giữa tháng 5/2024, ba nước đã ký tuyên bố chung về phát triển điện gió nhằm xây dựng hạ tầng kết nối các trang trại gió ngoài khơi bờ biển Ireland với đảo năng lượng Princess Elisabeth của Bỉ, qua đó tạo ra hành lang năng lượng giữa ba nước. Đây là bước tiến quan trọng hướng đến hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, đồng thời hiện thực hóa tham vọng biến Biển Bắc thành nhà máy điện gió bền vững lớn nhất châu Âu.

Trong khi đó, chính phủ Australia cuối tháng 2/2024 đã phê duyệt dự án Trang trại điện gió Yanco Delta tại bang New South Wales - một trong những dự án năng lượng sạch lớn nhất của quốc gia châu Đại Dương này. Yanco Delta dự kiến có công suất 1.500 MW, đủ để cung cấp điện cho 700.000 ngôi nhà trong bang.

Dự án bao gồm việc xây dựng 208 tuabin gió, hệ thống pin lưu trữ có công suất 800 MW và cơ sở hạ tầng kết nối với mạng lưới điện. Đây là một bước tiến lớn trong kế hoạch của chính phủ Australia nhằm đưa quốc gia này trở thành siêu cường về năng lượng tái tạo. Dự án sẽ giúp hạn chế gần 5 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, tương đương với việc loại bỏ 1,5 triệu ô tô khỏi đường phố.

Ở châu Á, Nhật Bản đặt mục tiêu các dự án điện gió ngoài khơi mới trong nước sẽ đạt tổng công suất 10 triệu KW vào năm 2030 và 30-45 triệu KW vào năm 2040. Chính phủ nước này đã phân bổ 4 tỷ yen (27,1 triệu USD) để hỗ trợ công nghệ điện gió nổi ngoài khơi, cộng thêm 400 tỷ yen khác được tài trợ thông qua trái phiếu chuyển đổi xanh (GX) để xây dựng chuỗi cung ứng liên quan.

Các công ty năng lượng lớn của Nhật Bản đã cùng thành lập một liên minh nhằm thúc đẩy và phát triển công nghệ sản xuất hàng loạt trong lĩnh vực điện gió. Đây được xem là một động thái nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Nhật Bản với các đối thủ quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gió nổi ngoài khơi.

Saudi Arabia vào tháng 1/2024 cũng đầu tư vào dự án điện gió lớn nhất Trung Đông có công suất 1,1 MW, trị giá 1,5 tỷ USD. Dự án nằm ở Vịnh Suez và khu vực Jebel El-Zeit, được liên doanh Saudi Arabia-Ai Cập tài trợ. Dự án sẽ giúp cung cấp điện cho khoảng một triệu hộ gia đình, góp phần giảm 2,4 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm, tiết kiệm khoảng 840.000 tấn nhiên liệu hàng năm và tạo ra khoảng 6.000 cơ hội việc làm trực tiếp và gián tiếp. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là dự án điện gió lớn nhất ở Trung Đông và cũng là một trong những dự án năng lượng gió trên đất liền lớn nhất thế giới.

Cuộc cạnh tranh điện gió trên toàn cầu
Cánh đồng điện gió ở Ninh Thuận, Việt Nam. (Nguồn: thanhnien)

Liên quan đến lĩnh vực điện gió nổi ngoài khơi, nhiều quốc gia trên thế giới đang phát triển công nghệ sản xuất có thể sản xuất điện gió ở những vùng nước có độ sâu lớn hơn nữa. Công nghệ này bao gồm một tuabin gắn trên một cấu trúc phụ nổi và được neo vào đáy biển bằng dây xích. Điều này có nghĩa là hoạt động sản xuất điện gió ngoài khơi có thể được triển khai ở những vùng biển có độ sâu từ 300 mét trở lên. Công nghệ này dự kiến sẽ mang năng lượng gió đến các thị trường mới, bao gồm cả Địa Trung Hải. Các chuyên gia hy vọng công nghệ này sẽ hoàn toàn được thương mại hóa đến năm 2030.

Theo số liệu từ Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu, châu Âu hiện đang dẫn đầu về điện gió nổi với công suất điện gió lên tới 208 MW, tương đương 88% công suất điện gió lắp đặt toàn cầu. Phần lớn trong số này đến từ các dự án thí điểm nhỏ, nhưng nhiều nước, trong đó có Pháp, Anh, Na Uy, Ireland… đang bắt đầu xem xét việc tăng cường sản xuất lên cấp độ thương mại.

Về phần mình, các quốc gia châu Á cũng đang chú trọng nghiên cứu và triển khai những dự án sản xuất điện gió nổi ngoài khơi. Vào tháng 10/2023, Nhật Bản đã công bố bốn khu vực có tiềm năng cho các dự án thí điểm. Hàn Quốc được đánh giá có rất nhiều tiềm năng và đang đầu tư phát triển để trở thành một trong những quốc gia có các trang trại điện gió nổi lớn nhất thế giới khi hoàn thành xây dựng chúng vào năm 2028.

Điện gió và kinh tế biển

Việt Nam có tiềm năng kinh tế kỹ thuật điện gió ngoài khơi trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án. Để phát triển bền vững ngành điện gió ngoài khơi, cần sớm có nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý thúc đẩy điện gió ngoài khơi (luật, chiến lược quốc gia về điện gió ngoài khơi và các văn bản chính sách liên quan...).

Việt Nam đã cam kết với quốc tế giảm phát thải khí carbonic về không (Net-zero) vào năm 2050. Các nguồn điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi dự tính sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn phát điện vào năm 2045. Phát triển điện gió ngoài khơi, ngoài việc khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng còn đảm bảo thực hiện tầm nhìn phát triển kinh tế biển...

Tiềm năng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có khoảng gần 600 GW. Trong đó, tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi: 261 GW điện gió ngoài khơi móng cố định (ở độ sâu <50 m), 338 gw của các dự án điện gió ngoài khơi móng nổi (ở vùng biển sâu hơn 50 m). có nơi tốc độ hàng năm vượt quá 10 m>

Tháng 12/2022, Bộ Công Thương đã dự thảo Quy hoạch phát triển điện VIII (QHĐ 8) trong đó đặt mục tiêu 7 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và 87 GW vào năm 2050. Nam 2021, Báo cáo lộ trình điện gió ngoài khơi cho Việt Nam do Ngân hàng Thế giới xuất bản đưa ra một kịch bản cao 70 GW vào năm 2050, với tầm nhìn 1 quốc gia thành công trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi và cho rằng: Việt Nam có thể đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản). Suất đầu tư cho 1 MW điện gió ngoài khơi đã giảm mạnh từ năm 2012 với 255 USD/MWh đến hiện nay vào khoảng 80 USD/1 MWh và sau 2030 sẽ vào khoảng 58 USD/1 MWh.

Với các lợi thế như vậy, điện gió được nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia biển coi là giải pháp đột phá nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu nhập khẩu, giảm phát thải chất ô nhiễm và khí nhà kính. Vì thế, cuộc cạnh tranh, phát triển trong lĩnh vực điện xanh này đang bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.

Giải phóng tiềm năng điện gió ngoài khơi thông qua quy hoạch không gian biển bền vững

Giải phóng tiềm năng điện gió ngoài khơi thông qua quy hoạch không gian biển bền vững

Ngày 20/4, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức Hội thảo 'Điện ...

Liên danh PTSC - Sembcorp được cấp phép khảo sát biển cho Dự án điện gió ngoài khơi, xuất khẩu điện sang Singapore

Liên danh PTSC - Sembcorp được cấp phép khảo sát biển cho Dự án điện gió ngoài khơi, xuất khẩu điện sang Singapore

Ngày 29/8, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore, ...

Thúc đẩy giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam

Thúc đẩy giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam

Ngày 14/12 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức tổ chức ...

Thủ tướng đề nghị Corio thuộc tập đoàn Macquarie tiếp tục mở rộng đầu tư điện gió tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Corio thuộc tập đoàn Macquarie tiếp tục mở rộng đầu tư điện gió tại Việt Nam

Chiều 8/3, tại Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yi-Hua Lu, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty Corio ...

Cần xây dựng cơ chế rõ ràng, cam kết cụ thể về tài chính, công nghệ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo

Cần xây dựng cơ chế rõ ràng, cam kết cụ thể về tài chính, công nghệ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo

Việt Nam mong muốn được trợ giúp về kỹ thuật, chuyên gia trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, chuyển giao công nghệ, đánh giá ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/11/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 20/11. Lịch âm 20/11/2024? Âm lịch hôm nay 20/11. Lịch vạn niên 20/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 20/11/2024: Cự Giải công danh rộng thênh thang

Tử vi hôm nay 20/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/11/2024: Tuổi Hợi làm việc chu đáo

Xem tử vi 20/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất về phát triển bền vững tại G20

Ngày 19/11, Thủ tướng tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng và bế mạc Hội nghị ...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Hai Phó Thủ tướng đánh giá cao đà phát triển tốt đẹp và tiến triển thực chất trong quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam ...
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Bước đi của Mỹ sẽ không có tác động lâu dài đến diễn biến xung đột tại Ukraine nhưng có thể giúp quân đội quốc gia Đông Âu trong ngắn hạn.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động