Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia: Đừng là sân chơi để lấy thành tích

Mạc Doanh
Khi nào cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia vẫn còn là sân chơi của trường để lấy thành tích, của phụ huynh lấy vé vào đại học cho con thì khi ấy sẽ vắng dần những học trò đam mê khoa học thật sự và dư luận sẽ quay lưng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật: Đừng ‘cố đấm ăn xôi’
Khi nào cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia vẫn còn là sân chơi của trường để lấy thành tích, của phụ huynh lấy vé vào đại học cho con thì khi ấy sẽ vắng dần những học trò đam mê khoa học thật sự và dư luận sẽ quay lưng.

"Sân chơi" nhưng lại không khuyến khích người chơi

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia thực hiện qua 9 năm. Từ năm 2019 trở về trước, theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi đơn vị dự thi được cử không quá 6 dự án dự thi cấp quốc gia.

Tuy nhiên, sau một số ồn ào từ giải thưởng cuộc thi này, từ năm học 2019 - 2020, Bộ GD&ĐT rút xuống chỉ cho phép mỗi đơn vị dự thi được cử tối đa 2 dự án, riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và đơn vị đăng cai được cử tối đa 4 dự án.

Do vậy, tiếng là sân chơi nhưng lại không khuyến khích người chơi một cách thoải mái. Cũng vì hạn chế số lượng nên có tâm lý là phải những dự án thật hoành tráng mới xứng tầm đi thi.

Đây cũng là nguyên nhân khiến tên các đề tài dự thi và đoạt giải mấy năm gần đây toàn là những đề tài "khủng" mà ngay cả những nhà khoa học nghe qua cũng... giật mình.

Con dao hai lưỡi

Không ít dự án nghe rất quen tai đối với các trường đại học. Theo quy chế cuộc thi, Bộ GD&ĐT cho phép: "Dự án dự thi có thể có thêm nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường ĐH, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ (có thể là cha, mẹ, người thân của HS) hướng dẫn".

Quy định này giống như con dao hai lưỡi. Một mặt học sinh được trải nghiệm, tham gia môi trường nghiên cứu khoa học. Thậm chí ngay cả giáo viên phổ thông với vai trò bảo trợ cũng một lần nữa được tập huấn, được "học" phương pháp nghiên cứu.

Nhưng mặt tối của nó mà khiến nhiều người băn khoăn đó là sân chơi này đã không còn dành riêng cho học sinh. Có một tiến sĩ ở trường đại học lớn tại Hà Nội từng tiết lộ có không ít giáo viên trường phổ thông đặt vấn đề về việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh. Nếu được giải sẽ có kinh phí hỗ trợ.

Từ những lời mời đó, vị tiến sĩ mới tìm hiểu các đề tài của học sinh đã tham gia dự thi những năm vừa qua. Có những đề tài ông không khỏi choáng váng khi chỉ có những siêu máy tính ở nước ngoài mới cho ra được kết quả nghiên cứu.

Học sinh được giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế không chỉ mang về thành tích cho trường, cho giáo viên mà bản thân sẽ có tấm vé vào thẳng đại học. Do được vào thẳng đại học mà đôi khi trong nhóm nghiên cứu nào đó xuất hiện những thí sinh "chân gỗ". Đây là nguyên nhân dẫn đến những ồn ào về cuộc thi này bấy lâu nay.

Làm sao để cuộc thi thực sự là "sân chơi" của học sinh?

Những biến tướng từ sân chơi dành cho học sinh, sinh viên không phải là ít. Chuyện Sở GD&ĐT Hà Nội quyết định bỏ điểm cộng ưu tiên, tuyển thẳng học sinh đoạt giải vào lớp 10 đã cho thấy điều đó.

Hiện nay ý kiến bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật đang áp đảo so với ý kiến muốn "giữ". Tuy nhiên, vẫn có người mong muốn cuộc thi được duy trì nhưng phải là sân chơi thật sự của học sinh chứ không phải của người lớn.

Khi nào cuộc thi vẫn còn là sân chơi của trường để lấy thành tích, của phụ huynh lấy vé vào đại học cho con thì khi ấy sẽ vắng dần những học trò đam mê khoa học thật sự và dư luận sẽ quay lưng.

Ngược lại, nếu cuộc thi thực chất và bổ ích, là nơi để học sinh thi thố và sáng tạo cùng nhau thì khi ấy dư luận chắc chắn sẽ ủng hộ hết mình, chứ không lên tiếng đòi bỏ như hiện nay.

Nó giống như câu chuyện sân chơi Robocon châu Á-Thái Bình Dương dành cho sinh viên thời gian trước đây. Những năm đầu, đây là nơi những sinh viên ngành kỹ thuật của các trường ĐH trong cả nước thỏa sức sáng tạo những chú robot với chi phí khiêm tốn.

Dạo ấy, sinh viên ăn ngủ ở trường, đục đẽo những vật liệu tận dụng đâu đó hay mua ở chợ về để hì hục làm robot đi thi. Cuộc thi hấp dẫn ở tính sáng tạo tràn đầy năng lượng của người trẻ và khó đoán kết quả.

Thế rồi sau đó, một trường đại học tư thục đã đầu tư tiền tỉ để sinh viên trường lấy giải nhiều năm liền. Dần dần, sinh viên những trường mạnh về kỹ thuật như bách khoa, sư phạm kỹ thuật, bưu chính viễn thông, Học viện Kỹ thuật quân sự, Đại học Công nghiệp Hà Nội... và cả khán giả cũng không còn mặn mà với cuộc thi này nữa. Sân chơi này đã thực sự biến mất trong lòng sinh viên cũng như người quan tâm.

Khi các sân chơi bị gắn một mục đích nào đó, thì thật khó để sân chơi đó thực sự là "chỗ chơi" của học sinh, sinh viên.

Vụ học viên trường Múa kêu cứu: Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết sớm việc cấp bằng
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia: Không thể vì tiêu cực mà... bỏ
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia: ‘Cần minh bạch hóa quy trình xét giải’
Bộ GD&ĐT lên tiếng về nghi vấn có 'bàn tay' người lớn trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
TIN LIÊN QUAN
(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Phiên bản di động