Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia: Không thể vì tiêu cực mà... bỏ

Nguyễn Ngọc Long
(Chuyên gia truyền thông)
Từ ồn ào nghi vấn cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia có 'bàn tay' người lớn đứng sau những đề tài 'tầm cỡ' của học sinh, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cho rằng, câu chuyện ở đây không phải là ngăn cản việc chạy theo thành tích, quan trọng phải làm sao để các thành tích đó thực chất và xứng đáng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia: Thành tích thực ra không có lỗi…
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long. (Ảnh: NVCC)

Thực sự tôi thấy tội cho các em học sinh bởi nếu đúng là có “bàn tay” của người lớn, rõ ràng sân chơi của các em đã bị mất tính công bằng.

Đồng thời, nếu vì sự mất công bằng đó mà các em bị mất luôn sân chơi, sự trải nghiệm - thứ mà các em nên và xứng đáng được nhận còn đáng tiếc hơn gấp nhiều lần.

Dường như cả việc “thao túng” các cuộc thi (nếu có) và cả việc đề xuất huỷ bỏ các cuộc thi này đều chưa đứng ở góc nhìn của học sinh và suy nghĩ nhiều cho quyền lợi của các em.

Câu chuyện ở đây là mình phải tiếp cận từ hướng một cuộc thi không có tiêu cực thì có lợi cho các em hay không? Nếu như câu trả lời là có thì đương nhiên chúng ta sẽ không bỏ. Đồng thời, không thể vì nó tiêu cực mà mình bỏ qua những cái có lợi cho các em. Nếu có tiêu cực, chúng ta phải tìm cách làm cho nó trong sạch trở lại chứ không thể hy sinh quyền lợi của các em.

Bất kể vì lý do gì, việc huỷ bỏ cuộc thi mà không đề cập tới quyền lợi của học sinh, chỉ chăm chăm đi giải quyết vấn đề của “người lớn” là việc rất không nên. Người lớn gây ra chuyện thì cần đưa ra giải pháp để xử lý một cách vẹn toàn. Ngay cả bệnh thành tích cũng xuất phát từ người lớn chứ không phải là ý muốn của con trẻ.

Tôi thấy thành tích thực ra không có lỗi. Cụm từ bệnh thành tích thường được gắn cho ý nghĩa tiêu cực nhưng rõ ràng trong thi đấu, thành tích rất quan trọng. Cả việc tôn vinh hay trao đặc quyền đặc lợi cho những em học sinh đạt thành tích cao là việc hết sức bình thường.

Vậy tại sao chúng ta không đưa ra giải pháp để các cuộc thi đáp ứng chặt chẽ tiêu chí công bằng và minh bạch? Tôi cho rằng khi có đủ 2 tiêu chí ấy thì chất lượng cuộc thi sẽ được nâng cao và đảm bảo tính trung thực, khách quan, vì đó là những thứ “nâng đỡ” cho sự trung thực của tất cả các bên.

Người thắng thì xứng đáng được tôn vinh, người thua cũng tâm phục khẩu phục và nỗ lực hơn. Cho nên, câu chuyện ở đây không phải là ngăn cản việc chạy theo thành tích, quan trọng phải làm sao để các thành tích đó thực chất và xứng đáng.

"Bất kể vì lý do gì, việc huỷ bỏ cuộc thi mà không đề cập tới quyền lợi của học sinh, chỉ chăm chăm đi giải quyết vấn đề của “người lớn” là việc rất không nên. Người lớn gây ra chuyện thì cần đưa ra giải pháp để xử lý một cách vẹn toàn. Ngay cả bệnh thành tích cũng xuất phát từ người lớn chứ không phải là ý muốn của con trẻ" - Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long.

Thực ra tôi nghĩ bất cứ cuộc thi nào cũng phải có những quy chế để giám sát sự minh bạch và dù quy chế nào cũng nên “mở” nó ra. Do đó, tôi đưa ra 2 gợi ý.

Thứ nhất, tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ vào các cuộc thi, máy móc sẽ không biết “ăn gian”.

Thứ hai, xã hội hoá các cuộc thi theo hướng để chất lượng cuộc thi gắn chặt với quyền lợi nhà tài trợ. Ví dụ, người thắng cuộc sẽ được nhận vào vị trí ABC với mức lương XYZ nào đó trong doanh nghiệp.

Khi ấy, doanh nghiệp tài trợ sẽ dành toàn tâm toàn ý để giám sát và đảm bảo mọi thứ diễn ra công bằng, vì quyền lợi của chính bản thân họ. Thay vì họ chỉ xuất hiện mờ nhạt và đổi lại chút ít quyền lợi truyền thông như nhiều cuộc thi hiện nay.

Có người hỏi tôi, việc chạy theo thành tích từ các cuộc thi nhằm đánh bóng hồ sơ của học sinh bằng những giải thưởng ảo sẽ để lại hệ lụy gì?

Theo tôi, hệ lụy ngay trước mắt, đó là có cơ số cuộc thi gian dối sẽ như “nấm mọc sau mưa”, thầy trò gian dối và khi các em lớn lên sẽ tạo thành một thế hệ gian dối, hay nói cách khác là thiếu hụt đức tính trung thực.

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia: Không thể vì tiêu cực mà... bỏ
Các sản phẩm trưng bày tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp TP Đà Nẵng năm học 2019-2020. (Nguồn: Infonet)

Tôi cũng thường đặt câu hỏi với các bạn trẻ, có biết trung thực với ai là quan trọng nhất và khó nhất hay không? Đó là trung thực với chính bản thân mình. Nếu cha mẹ, thầy cô không trao tặng cho con em bài học giá trị về lòng trung thực thì sau này, các em sẽ khó lòng thực hiện các cam kết, lời hứa do chính bản thân mình tự đặt ra.

Ví dụ, một người tự hứa sẽ ngủ sớm, chạy bộ, chăm chỉ học bài, ăn uống lành mạnh, đọc mỗi ngày 5 trang sách... Tất cả những điều đó sẽ không bao giờ thực hiện được nếu thiếu đi lòng trung thực với chính bản thân mình. Tức là, nền tảng căn bản nhất để thành công của các em đã bị lung lay, mục ruỗng.

Tóm lại, hệ lụy từ những cuộc thi gian dối sẽ tạo ra sự bất công cho các em, tước đi cơ hội của những em xứng đáng, trao cơ hội đó cho những em không xứng đáng.

Nhưng hệ lụy lớn nhất, với sự non nớt của các em, liệu cả những em chiến thắng lẫn thất bại vì sự không trong sáng, không trung thực ấy sẽ để lại ấn tượng gì, bài học tốt xấu như thế nào trong cả hiện tại và tương lai?

Chắc chắn rằng, thành tích ảo, thiếu trung thực trong các cuộc thi năng khiếu sẽ ảnh hưởng cả phần tâm lý và tác động đến phát triển nhân cách của các em chứ không chỉ dừng lại ở giải thưởng và quyền lợi.

TIN LIÊN QUAN
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia: ‘Cần minh bạch hóa quy trình xét giải’
Vụ cô giáo tố bị trù dập: Đừng đem con trẻ vào những toan tính của người lớn
Vụ cô giáo tố bị trù dập: Đâu là ‘cái khiên’ lớn để nhà giáo bảo vệ chính mình?
Vụ cô giáo tố bị trù dập: Giáo viên có sai cũng không đến lượt học sinh phán xét
Bộ GD&ĐT lên tiếng về nghi vấn có 'bàn tay' người lớn trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
Phi Khanh (ghi)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động