Cựu Đại sứ Gokhale: Mỹ-Trung 'lên gân' và Ấn Độ không thể 'lớt phớt' với vấn đề Biển Đông

Hồng Phúc
TGVN. Bài viết của cựu Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Vijay Gokhale, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc trên báo Indian Express là một sự lý giải cho việc Ấn Độ không thể ở ngoài cuộc trong bối cảnh vấn đề Biển Đông đang trở nên nóng bỏng. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Mỹ đang gửi những thông điệp quan trọng tới Trung Quốc tại Biển Đông
Đối phó với Trung Quốc, Indonesia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông
5905 china sea oped
Theo cựu Đại sứ Ấn Độ Vijay Gokhale, những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông không hề tử tế hay có ích đối với sự ổn định và hòa bình trong dài hạn. (Nguồn: Indian Express)

Trong bài bình luận gần đây đăng trên trang Foreign Affairs - một tạp chí chuyên về quan hệ quốc tế của Mỹ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nêu rõ tình thế tiến thoái lưỡng nan mà quốc gia này, hay đúng hơn là toàn bộ các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đang phải đối mặt. Đó là khi 2 cường quốc thế giới là Mỹ - “cường quốc hiện diện thường trực” theo cách gọi của nhà lãnh đạo Singapore, và Trung Quốc – “thực tế ngay trước thềm nhà” – đang ở trong một giai đoạn chuyển đổi quan hệ căn bản.

Không ai còn nghĩ rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận thế giới quan của Mỹ, và rằng Trung Quốc sẽ tự do trỗi dậy mà không gặp phải bất kỳ thách thức nào.

Sự hiện diện của hai thái cực

Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã phát triển thịnh vượng dưới sự thâu tóm của Mỹ suốt 40 năm qua không chỉ nhờ vào những khoản đầu tư lớn – khoảng 328,8 tỷ USD cho thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 107 tỷ USD tại Trung Quốc – mà còn bởi những bảo đảm an ninh mà nước này mang lại.

Theo cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vijay Gokhale, Bắc Kinh có thể thay thế Washington trở thành động lực tăng trưởng hàng đầu trong thập kỷ vừa qua, song tất cả đều đi kèm cái giá của nó – sự lấn lướt của quyền lực từ Bắc Kinh.

Thực tế là sự hiện diện về mặt quân sự của Mỹ đã đem đến cho nhiều quốc gia cơ hội để thúc đẩy thịnh vượng kinh tế mà không cần phải gia tăng chi tiêu quốc phòng hay phải cân nhắc quá nhiều. Có thể nói rằng, ASEAN là nhóm nước được hưởng lợi nhiều nhất từ sự hiện diện của Mỹ.

Trong khi đó, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc lại gây ra nhiều lo ngại nhất là sau khi nước này vào năm 2009 đã đơn phương công bố cái gọi là “Đường 9 đoạn” để khẳng định Biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền. Những hành động của Trung Quốc không hề tử tế hay có ích đối với sự ổn định và hòa bình trong dài hạn.

Trong bài viết của mình, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều đang đứng trước những lựa chọn căn bản, và đó cũng là những gì mà các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang đối mặt. Vai trò của Mỹ trong việc bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực không phải là thứ được cho đi “miễn phí”.

Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp Covid-19 gây thiệt hại nặng nề đối với các nền kinh tế, Mỹ có thể sẽ phải cân nhắc các lựa chọn của mình. Trong thời đại hậu Covid-19, sẽ không còn chuyện các nước khu vực có thể tận hưởng cùng lúc những lợi ích từ việc duy trì mối quan hệ như thông thường với cả Mỹ và Trung Quốc.

Lựa chọn của ASEAN

Tuy nhiên, không thể cho rằng ASEAN sẽ ngay lập tức thay đổi lộ trình của mình khi đối mặt với cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng leo thang. Trung Quốc là cường quốc sẽ tiếp tục có được sự tôn trọng nhất định của ASEAN và nhiều nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhất là trong thế giới thời hậu Covid-19 khi nhu cầu phục hồi kinh tế trở nên mạnh mẽ.

Trong quý đầu năm 2020, ASEAN đã qua mặt Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, trong khi quốc gia này đã là nhà đầu tư lớn thứ ba tại ASEAN (với tổng số vốn ước tính vào khoảng 150 tỷ USD).

"Những hành động của Trung Quốc không hề tử tế hay có ích đối với sự ổn định và hòa bình trong dài hạn". (Cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vijay Gokhale)

Trên thực tế, các nước Đông Nam Á đã có nhiều kinh nghiệm tìm cách xoay xở trong cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường để vẫn có thể thúc đẩy các lợi ích riêng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ASEAN không lo ngại về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, và rõ ràng khối này cần những lực lượng bên ngoài giúp kiểm soát tình hình.

Sự hiện diện mạnh mẽ về mặt quân sự của Mỹ là một trong những đảm bảo đó. Sự đồng thuận và ủng hộ của các nước duyên hải Biển Đông có thể tạo tiền đề để chính quyền Mỹ hợp pháp hóa sự hiện diện trong khu vực trước công dân Mỹ, những người đóng thuế để phục vụ các hoạt động này.

Các quốc gia có liên quan và lợi ích trong khu vực cần cùng nhau khích lệ một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ theo đuổi các lợi ích chiến lược theo con đường hợp pháp, dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

Lựa chọn thực tế không phải là giữa Trung Quốc và Mỹ, theo ông Vijay Gokhale, mà chính là giữa việc đảm bảo các giá trị và lợi ích chung toàn cầu được dành cho tất cả các bên với một bên là “đầu hàng” và từ bỏ quyền được chọn lựa những đối tác trong tương lai.

Năm lý do của Ấn Độ

Nhà ngoại giao kỳ cựu của Ấn Độ cho rằng bối cảnh Biển Đông sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề an ninh và sự phát triển của khu vực, và nhất là Ấn Độ.

Trước hết, Biển Đông là một vùng biển quốc tế.

Thứ hai, đây là tuyến thông tin liên lạc và vận tải quan trọng suốt nhiều thế kỷ qua.

Thứ ba, Ấn Độ đã đi qua vùng biển này từ 1.500 năm trước, bởi vậy họ có bằng chứng lịch sử và khảo cổ về sự hiện diện của hoạt động giao thương trên tuyến đường từ Kedah (Malaysia) cho tới thành phố Tuyền Châu ở tình Phúc Kiến (Trung Quốc).

Thứ tư, khối lượng hàng hóa thương mại của Ấn Độ qua Biển Đông hàng năm ước tính lên tới 200 tỷ USD, trong khi hàng nghìn công dân Ấn Độ đang học tập, làm việc và đầu tư tại các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thứ năm, Ấn Độ có lý do để thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực đồng điệu với các nước khu vực, và việc đảm bảo quyền tự do đi lại cũng như các hoạt động thông thường với những quốc gia thân thiện là điều có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ.

Nói một cách ngắn gọn, Biển Đông cũng là vấn đề của Ấn Độ, và Ấn Độ cần có những phản hồi trước sự kỳ vọng của ASEAN trong các vấn đề khu vực.

Thông điệp từ 'bóng ma' Ladakh, Ấn Độ sẽ không chần chừ tiến vào Biển Đông?

Thông điệp từ 'bóng ma' Ladakh, Ấn Độ sẽ không chần chừ tiến vào Biển Đông?

TGVN. Sự thay đổi lớn nhất đang xảy ra trong chính sách ngoại giao và quân sự của Ấn Độ là về vấn đề Biển Đông, ...

Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - 'Mổ xẻ' những luận điệu của Trung Quốc (Kỳ cuối)

Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - 'Mổ xẻ' những luận điệu của Trung Quốc (Kỳ cuối)

TGVN. Giáo sư Luật quốc tế Jonathan G. Odom thuộc Trung tâm George C. Marshall về an ninh châu Âu tại Garmisch-Partenkirchen (Đức) phân tích ...

Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)

Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)

TGVN. Trang mạng www.lawfareblog.com mới đây có bài viết của Giáo sư Luật quốc tế Jonathan G. Odom nghiên cứu những khó khăn và triển vọng ...

(theo Indian Express)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Con bạn theo đuổi ước mơ du học, bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường bất động sản tại Australia.
Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Người đồng sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov nói về kinh doanh, triết lý sống và ý đồ của đặc vụ Mỹ.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động