Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai
Sau gần hai tuần phát động tấn công và tiến về thủ đô, lực lượng đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do thủ lĩnh Abu Muhammed al Jolani lãnh đạo đã chiếm được thủ đô Damacus, buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời khỏi đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Syria: Cơn địa chấn bất ngờ
Người dân chào đón khi lực lượng HTS phất cờ tiến vào thủ đô Damascus, ngày 8/12. (Nguồn: AP)

Việc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ một cách nhanh chóng khiến dư luận có phần bất ngờ. Điều này đã chấm dứt cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” kéo dài hơn một thập niên ở Syria nhưng có thể sẽ lại đưa đất nước vốn chịu nhiều đau khổ ở Trung Đông đứng trước một tương lai bất định mới.

Nguyên nhân sụp đổ

Chỉ trong vòng 11 ngày kể từ ngày 27/11 khi HTS dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Abu Muhammed al Jolani cùng các nhóm đối lập khác bắt đầu hợp lực tấn công và tiến về thủ đô, sáng 8/12, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã sụp đổ. Nguyên nhân chính của sự tan rã nhanh chóng này được cho là phần lớn người dân Syria đã không còn ủng hộ chính quyền “gia đình trị” của ông vốn kéo dài hơn 50 năm nay, kể từ khi cha ông, Tổng thống Hafez al-Assad lên nắm quyền ở Syria vào năm 1971.

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria
Đại sứ Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Iraq, UAE và một số nước Trung Đông.

Khi cha ông qua đời năm 2000, ông Bashar al- Assad đã được chọn làm Tổng thống và nắm quyền ở quốc gia Trung Đông này cho đến khi HTS tràn vào Damacus. Khi lực lượng đối lập do thủ lĩnh Abu Muhammed al Jolani tiến vào các thành phố, nhiều người dân đã đổ ra đường chào đón, tỏ vẻ vui mừng.

Syria là một trong số ít quốc gia ở khu vực Trung Đông rất giàu tài nguyên thiên nhiên, từ dầu mỏ, khí đốt, đến uranium, đồng, sắt và nhiều khoáng sản quan trọng khác rất thuận lợi cho phát triển một nền công nghiệp hiện đại. Nguồn nước dồi dào của con sông Euphrat là một lợi thế lớn cho phát triển nông nghiệp ở Syria.

Tuy nhiên, xung đột sắc tộc triền miên, sự cạnh tranh giữa các phe phái và can dự của nhiều thế lực bên ngoài cùng với các vấn đề nội bộ được cho là đã kìm hãm sự phát triển của đất nước này. Kinh tế Syria rơi vào tình trạng khó khăn trong nhiều năm khiến đồng tiền Syria mất giá nghiêm trọng. Nếu như vào năm 2020, 1.150 Lira tương đương 1 USD thì đến cuối năm 2024 đã lên tới 17.500 Lira đổi được 1 USD.

heo New York Post, sau hơn hai thập kỷ là người đứng đầu nhà nước Syria, tài sản của gia đình ông Bashar al-Assad được cho là có thể đã lên tới khoảng 2 tỷ USD. Nếu con số này là chính xác, thì quả thật đó là con số rất lớn bởi đất nước Syria luôn phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây trong khi đời sống của người dân chìm trong khó khăn với khoảng 90% dân số sống dưới mức nghèo khổ.

Trong hơn 20 năm nắm quyền, ông al-Assad đã cứng rắn trấn áp các cuộc biểu tình nhằm chống lại chính phủ. Nội chiến triền miên khiến hơn nửa triệu người thiệt mạng, hơn 11 triệu người phải rời bỏ đất nước, chiếm một nửa dân số của Syria.

Trong khi đó, sau 14 năm bị cấm vận và phải đối đầu thường xuyên với các cuộc xung đột sắc tộc, quân đội Syria đã trở nên kiệt quệ, thiếu vũ khí và ý chí chiến đấu. Điều này có thể thấy khi lực lượng đối lập tiến vào các thành phố và thủ đô Damascus, hầu như đã không vấp phải sự kháng cự đáng kể nào từ lực lượng quân đội. Đặc biệt, Bộ Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Syria được cho là đã ra lệnh cho quân đội hạ vũ khí để tránh cảnh “nồi da nấu thịt”.

Ngoài các nguyên nhân nội tại, một yếu tố quan trọng khác đó là việc các đồng minh chủ chốt của Syria, bao gồm Nga, Iran, Iraq và lực lượng Hezbollah ở Syria cũng đang gặp nhiều khó khăn, không thể hỗ trợ Damascus đảo ngược được tình hình.

Thêm nữa, các nước Arab, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Damascus nhưng dường như cũng không thể làm gì hơn trước sự tan ra nhanh chóng của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Ở chiều ngược lại, các lực lượng đối lập sau bốn năm ngưng chiến với lực lượng chính phủ, đã có đủ thời gian để củng cố lại hàng ngũ, trang bị thêm vũ khí, chưa kể lại được nước ngoài ủng hộ nên đã trở nên mạnh hơn rất nhiều. Họ đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ, khiến chính quyền Syria trở tay không kịp.

Cơ hội bị bỏ lỡ

Tuy nhiên, tình hình có thể đã khác nếu Tổng thống Bashar al-Assad tận dụng được một số cơ hội tốt. Cơ hội đó có thể là tranh thủ các nước Arab đã bình thường hóa quan hệ với Syria năm 2023 như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) khi đưa nước này trở lại Liên đoàn Arab (AL) sau 11 năm đình chỉ tư cách thành viên. Đầu năm nay, ông al-Assad cũng đã có cơ hội cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, thiết lập quan hệ tốt hơn với Mỹ và các nước phương Tây để hoà giải với phe đối lập theo Thoả thuận Astana năm 2017. Nhưng ông đã từ chối gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đưa ra một số điều kiện cho cuộc gặp, trong đó có việc rút lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi lãnh thổ Syria.

Trên bình diện quốc tế, năm 2024, sau khi Syria trở lại Liên đoàn Arab, nhiều nước châu Âu, trong đó có Italy, Áo, Cyprus, Czech, Hy Lạp, Croatia, Slovenia, Slovakia và một số nước khác đã tỏ sẵn sàng đánh giá lại mối quan hệ với chính quyền của ông al-Assad. Các nước này còn đề xuất bổ nhiệm một đặc phái viên của Liên minh châu Âu (EU) tại Syria để nối lại với quan hệ với chính quyền của Tổng thống al-Assad, trong đó có việc giảm các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Syria.

Mới đây, Italy đã bổ nhiệm đại sứ tại Damascus, trở thành quốc gia châu Âu thứ bảy mở đại sứ quán tại Syria. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield tuyên bố, Washington sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria nếu đạt được tiến bộ trong giải quyết xung đột. Thế nhưng, Tổng thống Bashar al-Assad đã bỏ qua những cơ hội này.

Syria: Cơn địa chấn bất ngờ
Người dân ăn mừng tại Quảng trường Umayyad ở Damascus vào ngày 8/12. (Nguồn: AFP)

Trước tương lai bất định

Một trang mới đã mở ra trong lịch sử Syria. Nhưng phía trước không chỉ là cơ hội mà còn ẩn chứa nhiều thách thức lớn về chính trị, an ninh và kinh tế. Ông Salem Al-Musalat, lãnh đạo chính trị của phe đối lập đã đưa ra một lộ trình cho quá trình chuyển đổi. Theo đó, một cơ quan chuyển tiếp sẽ được thành lập để quản lý đất nước trong vòng 18 tháng, sau đó sẽ tiến hành bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ dân sự. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng, việc thành lập chính quyền mới ở Syria là không hề dễ dàng.

Thách thức lớn nhất ở nước này là có hơn 15 nhóm chính trị, tôn giáo và sắc tộc khác nhau, thậm chí một số tổ chức khủng bố như Al-Qaeda, Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm cực đoan vẫn chưa bị đánh bại. Mỗi nhóm này lại được hậu thuẫn bởi một thế lực bên ngoài.

Tổ chức HTS được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ. Các lực lượng Dân chủ người Kurd (SDF) và cánh vũ trang của họ (YPG) được Mỹ chống lưng. Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lại được Nga, Iran, Iraq và Hezbollah hậu thuẫn trong khi các nước Arab lại ủng hộ các tổ chức Hồi giáo dòng Sunni...

Quan trọng hơn, các lực lượng đối lập thống nhất lật đổ chính quyền Bashar al-Assad, nhưng mỗi nhóm lại có hệ tư tưởng và lợi ích chính trị, kinh tế riêng nên việc tranh giành quyền lực hậu chính quyền Bashar al-Assad sẽ không tránh khỏi, không loại trừ khả năng các nước bên ngoài sẽ can thiệp trực tiếp.

Nếu kịch bản đó xảy ra, Syria một lần nữa có thể lại rơi vào xung đột mới giữa các phe phái, thậm chí chia cắt đất nước. Ngoài ra, vấn đề tái thiết đất nước bị tàn phá, việc hồi hương hàng triệu người tị nạn, theo Liên hợp quốc, phải cần đến 400-500 tỷ USD cũng là những nhiệm vụ cấp bách và khó khăn đang chờ đợi chính quyền mới.

Hiệu ứng ở Trung Đông

Chính quyền Syria tan rã đã tạo ra cơn chấn động lớn không chỉ ở Syria mà còn làm thay đổi cán cân quyền lực tại Trung Đông, nhất là có thể làm sống lại phong trào mùa Xuân Arab. Dưới thời chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Syria là bàn đạp để Nga duy trì và mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông và Địa Trung Hải, là cầu nối để Iran vận chuyển vũ khí và đạn dược cho Hezbollah ở Lebanon. Giờ đây, Nga và Iran sẽ mất đi một đồng minh thân cận ở khu vực.

Các căn cứ quân sự của Nga ở Tartus và Hmeimem có nguy cơ phải đóng cửa. Trục kháng chiến do Iran lãnh đạo sẽ gặp nhiều khó khăn. Israel sẽ rảnh tay hơn để tăng cường tấn công chống lại Hezbollah ở Lebanon, Hamas ở Gaza và Houthi ở Yemen. Tranh thủ tình hình, Israel đã mở một loạt cuộc không kích vào các sân bay và cơ sở quân sự ở Syria. Trong khi đó, mối đe dọa khủng bố vẫn hiện hữu.

Theo Liên hợp quốc, khoảng 6.000 chiến binh IS vẫn còn ẩn náu ở Syria và Iraq. Không loại trừ khả năng các tổ chức khủng bố lợi dụng tình hình bất ổn ở Syria sẽ khôi phục lại hoạt động của mình khiến khu vực vốn bất ổn nay có thể lại rơi vào một vòng xoáy bạo lực mới.

Nga có động thái bất ngờ ở Syria, hé lộ tình hình ngày càng trầm trọng trong khu vực

Nga có động thái bất ngờ ở Syria, hé lộ tình hình ngày càng trầm trọng trong khu vực

Nhà báo Iran, Khayal Muazzin, dẫn nguồn tin tiết lộ Trung tướng Sergei Kisel, người đảm nhiệm cương vị Chỉ huy quân đội Nga ở ...

Tình hình Syria: Mỹ có hành động bất ngờ với Nga, dứt khoát nói không đưa lại quân đến quốc gia Trung Đông

Tình hình Syria: Mỹ có hành động bất ngờ với Nga, dứt khoát nói không đưa lại quân đến quốc gia Trung Đông

Nga và Mỹ đã có động thái "nhìn lại mặt nhau" giữa lúc tình hình nội chiến ở Syria đang leo thang.

Tình hình Syria: Báo Mỹ bật mí giao dịch bất thành giữa Washington và ông al-Assad ngay trước đêm lịch sử

Tình hình Syria: Báo Mỹ bật mí giao dịch bất thành giữa Washington và ông al-Assad ngay trước đêm lịch sử

Mới đây, báo The Washington Post vừa tiết lộ những thông tin "hậu trường" ngay trước đêm Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ.

Thụy Sỹ giữ tài sản bị phong tỏa của Syria, đề cử Bộ trưởng Tài chính làm Tổng thống

Thụy Sỹ giữ tài sản bị phong tỏa của Syria, đề cử Bộ trưởng Tài chính làm Tổng thống

Bộ Tài chính Thụy Sỹ ngày 11/12 thông báo nước này là nơi lưu giữ khoảng 99 triệu franc (112 triệu USD) tài sản bị ...

LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế 'làm mọi điều có thể' với tình hình Syria

LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế 'làm mọi điều có thể' với tình hình Syria

Ngày 11/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres tuyên bố cam kết ủng hộ một cuộc chuyển giao quyền lực trong êm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/12 và sáng 14/12: Lịch thi đấu La Liga - Valladolid vs Valencia; Serie A - Empoli vs Torino

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/12 và sáng 14/12: Lịch thi đấu La Liga - Valladolid vs Valencia; Serie A - Empoli vs Torino

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/12 và sáng 14/12: Lịch thi đấu La Liga - Valladolid vs Valencia; Bundesliga - Freiburg vs Wolfsburg...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 13/12/2024: Song Ngư tình duyên nở hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 13/12/2024: Song Ngư tình duyên nở hoa

Tử vi hôm nay 13/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nau 12/12/2024: Giá cà phê cao chưa từng có trong vụ thu hoạch, nông dân băn khoăn muốn giữ hàng hay nên đẩy bán lúc này?

Giá cà phê hôm nau 12/12/2024: Giá cà phê cao chưa từng có trong vụ thu hoạch, nông dân băn khoăn muốn giữ hàng hay nên đẩy bán lúc này?

Giá cà phê hôm nau 12/12/2024: Giá cà phê cao chưa từng có trong vụ thu hoạch, nông dân băn khoăn muốn giữ hàng hay nên đẩy bán lúc này?
Cập nhật bảng giá xe hãng Volvo mới nhất tháng 12/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volvo mới nhất tháng 12/2024

Bảng giá xe hãng Volvo của các dòng XC40 2021, XC60 2022, V90 2021, XC90 2021, V60 Cross Country 2022 và S90 2024 sẽ được cập nhật chi tiết nhất ...
Kinh tế thế giới nổi bật: Gazprombank của Nga giảm lo ngại bởi trừng phạt, Mỹ có thể suy thoái vì chính sách thuế quan, Đức đón lượng du khách kỷ lục

Kinh tế thế giới nổi bật: Gazprombank của Nga giảm lo ngại bởi trừng phạt, Mỹ có thể suy thoái vì chính sách thuế quan, Đức đón lượng du khách kỷ lục

OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu, Nga thay đổi phương thức thanh toán khí đốt… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Lễ bàn giao nhà số 2 Lê Hồng Phong: Gắn kết tình hữu nghị Việt Nam-Iraq

Lễ bàn giao nhà số 2 Lê Hồng Phong: Gắn kết tình hữu nghị Việt Nam-Iraq

Lễ bàn giao nhà số 2 Lê Hồng Phong tạo ra cột mốc mới cho tình đoàn kết và cam kết hợp tác bền chặt giữa Việt Nam-Iraq trong thời ...
Hàn Quốc: Tổng thống quyết 'chiến' tới cùng, Quốc hội 'mở đường' tới Đệ nhất phu nhân, Mỹ nói tình hình rất nghiêm trọng

Hàn Quốc: Tổng thống quyết 'chiến' tới cùng, Quốc hội 'mở đường' tới Đệ nhất phu nhân, Mỹ nói tình hình rất nghiêm trọng

Quốc hội Hàn Quốc tiến hành phiên họp toàn thể để mở đường cho việc điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Số quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc liệu có 'rung chuyển' khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại?

Số quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc liệu có 'rung chuyển' khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại?

Ủy ban Quân lực thuộc Thượng viện và Hạ viện Mỹ ngày 10/12 thống nhất dự thảo Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng (NDAA) tài khóa 2025, trong đó duy trì lực lượng quân đội ...
Somalia-Ethiopia khép lại tranh cãi gay gắt để hướng tới khởi đầu mới, Thổ Nhĩ Kỳ ca ngợi 'lịch sử'

Somalia-Ethiopia khép lại tranh cãi gay gắt để hướng tới khởi đầu mới, Thổ Nhĩ Kỳ ca ngợi 'lịch sử'

Các lãnh đạo Somalia và Ethiopia đã đạt được thỏa thuận chấm dứt tranh chấp gay gắt kéo dài gần một năm giữa hai nước về quyền tiếp cận Biển Đỏ.
Tổng thống Mexico: Tất cả chúng ta cần đối xử bình đẳng với nhau

Tổng thống Mexico: Tất cả chúng ta cần đối xử bình đẳng với nhau

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum hôm 11/12 lên tiếng bảo vệ Canada sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gọi Thủ tướng Justin Trudeau là “'thống đốc bang Canada vĩ đại”.
LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế 'làm mọi điều có thể' với tình hình Syria

LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế 'làm mọi điều có thể' với tình hình Syria

Ngày 11/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres tuyên bố cam kết ủng hộ một cuộc chuyển giao quyền lực trong êm thấm ở Syria.
Tình hình Lebanon: Israel bắt đầu rút quân, Beirut dồn lực lượng đến tiếp quản

Tình hình Lebanon: Israel bắt đầu rút quân, Beirut dồn lực lượng đến tiếp quản

Israel đã tiến hành đợt rút quân đầu tiên khỏi thị trấn ở miền Nam Lebanon và trao trả lại quyền kiểm soát cho quân đội nước sở tại.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Phiên bản di động