Đằng sau câu chuyện về kế hoạch xả thải ở Fukushima

Minh Vương
Cuối tuần qua, Nhật Bản đã công bố kế hoạch xả nước thải nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tuy nhiên, quyết định này đã gây nên nhiều tranh cãi tại khu vực và quốc tế. Tại sao lại có câu chuyện trên?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.12) Các bể chứa nước thải được lấy từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 8/3/2023. (Nguồn: Reuters)
Các bể chứa nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại thị trấn Okuma, Fukushima, Nhật Bản ngày 8/3. (Nguồn: Reuters)

Tại sao lại có câu chuyện trên? Trước hết, vụ động đất và sóng thần năm 2011 gây tổn hại cho hệ thống nguồn điện và làm mát, khiến các lõi trong lò phản ứng bị quá nhiệt và làm cho nguồn nước bị nhiễm xạ. Nhật Bản đã tăng cường đổ nước vào để hạ nhiệt lò phản ứng. Cùng lúc đó, các cơn mưa cùng đất cát rơi vào lò phản ứng đã tạo nên một nguồn nước thải bị nhiễm xạ, cần phải được trữ lại và xử lý.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã xây dựng 1.000 bể chứa khổng lồ với dung tích 1,32 triệu tấn nước thải. Qua thời gian, dung tích của các bể này đang dần đạt giới hạn và TEPCO cần thêm chỗ chứa để tiếp tục công cuộc sửa chữa nhà máy. Do đó, Tokyo công bố kế hoạch xả thải 1,32 triệu tấn nước thải này.

Thông tin này lập tức gây tranh cãi với hai luồng ý kiến chính.

Tin liên quan
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius: Nhật Bản đạt được thỏa thuận hợp tác mới với NATO, cùng AP4 nhóm họp về an ninh khu vực Bên lề Hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius: Nhật Bản đạt được thỏa thuận hợp tác mới với NATO, cùng AP4 nhóm họp về an ninh khu vực

Một số bên đánh giá quyết định của Tokyo hoàn toàn hợp lý. Ngày 6/7, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi dẫn báo cáo do các chuyên gia từ 11 nước, triển khai trong hai năm qua, nêu rõ kế hoạch xả thải của Tokyo “đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”. Theo IAEA, nước thải nhiễm xạ có một số hoạt chất đáng chú ý, song phần lớn đều có thể được loại bỏ.

Mỹ, đồng minh quan trọng của Nhật Bản, ủng hộ báo cáo của IAEA. Ngày 5/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Matthew Miller khẳng định: “Kể từ sự cố hạt nhân năm 2011, Nhật Bản chủ động phối hợp với IAEA trong xây dựng kế hoạch, triển khai quy trình minh bạch và dựa trên cơ sở khoa học. Chúng tôi mong Nhật Bản tiếp tục hợp tác với IAEA khi quy trình đạt tiến bộ”.

Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta đánh giá tác động từ kế hoạch xả nước thải ở Fukushima tới con người và môi trường là “không đáng kể”.

Bên còn lại, đặc biệt là các nước láng giềng tại Đông Bắc Á, quan ngại về kế hoạch của Nhật Bản. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân chỉ trích IAEA đã “vội vàng” khi công bố báo cáo. Theo ông, công chúng “bày tỏ quan ngại sâu sắc” về kế hoạch của Tokyo và Bắc Kinh sẽ “tăng cường giám sát môi trường biển” và kiểm dịch hải sản nhập khẩu từ Fukushima.

Bộ trưởng điều phối chính sách Hàn Quốc Bang Moon Kyu cho hay nước này đã triển khai đánh giá riêng và nhận thấy kế hoạch xả thải tại Fukushima của Nhật Bản sẽ đáp ứng hoặc vượt tiêu chuẩn quốc tế quan trọng.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nước này, ông Kim Jin Pyo nhận định cần tìm kiếm giải pháp thay thế cho việc xả thải. Trong khi đó, Đảng Dân chủ đối lập chính tại Hàn Quốc đánh giá IAEA “thiên vị Nhật Bản ngay từ đầu” và chỉ trích kế hoạch của Tokyo. Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm thực phẩm từ khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Tokyo cho tới khi quan ngại của dân chúng đối với vấn đề nước thải nhiễm xạ giảm đi.

KCNA (Triều Tiên) dẫn lời quan chức Bộ Bảo vệ môi trường nước này nhấn mạnh việc xả nước thải nhiễm xạ tại Fukushima “ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người, an ninh và môi trường sinh thái”. Quan chức Triều Tiên nói: “Hành vi vô lý của IAEA tích cực bảo trợ và tạo điều kiện cho Nhật Bản thực hiện kế hoạch xả nước thải nhiễm xạ là không thể tưởng tượng được”.

Phản ứng của ba nước Đông Bắc Á về kế hoạch xả thải của Nhật Bản cho thấy một điểm đáng chú ý: Trong khi Triều Tiên, như mọi lần, đưa ra những chỉ trích mạnh mẽ, Trung Quốc và Hàn Quốc lại tỏ ra kiềm chế hơn. Thay vì nêu lập trường của chính phủ, Bắc Kinh lại dẫn mối “quan ngại sâu sắc của công chúng” và kêu gọi IAEA xem xét lại kết quả báo cáo. Tại Hàn Quốc, dù khẳng định kế hoạch xả thải của Nhật Bản phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, chính phủ nước này vẫn giữ nguyên lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Fukushima. Đảng đối lập chính và Quốc hội cũng cho thấy thái độ khác trước kế hoạch xả nước thải nhiễm xạ của Tokyo.

Đằng sau câu chuyện về kế hoạch xả thải ở Fukushima
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã thảo luận về vấn đề xả nước thải nhiễm xạ ở Fukushima trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 12/7. (Nguồn: Reuters)

Trước tình hình đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã thảo luận về chủ đề này trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania ngày 12/7.

Tại đây, ông Yoon nhấn mạnh sức khỏe và an toàn cho người dân phải là các cân nhắc hàng đầu khi tiến hành xả nước thải của nhà máy trên ra biển. Hàn Quốc cũng kêu gọi Nhật Bản chia sẻ thông tin giám sát về quá trình xả thải theo thời gian thực, đồng thời chuyên gia của Seoul phải được phép tham gia quá trình giám sát.

Đáp lại, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết sẽ làm mọi cách để bảo đảm sự an toàn của hoạt động xả nước thải và sẽ không xả nước thải có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của người dân Nhật Bản và Hàn Quốc, hay tới môi trường. Nhà lãnh đạo này cam kết sẽ thông báo minh bạch và kịp thời kết quả việc giám sát xả thải.

Dự kiến, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa thăm Hàn Quốc và Trung Quốc trong tháng Bảy để bàn về nội dung này, trong bối cảnh làn sóng phản đối đang có xu hướng gia tăng tại khu vực Đông Bắc Á.

Có thể thấy, Nhật Bản đang cố gắng vừa bảo đảm tiến trình sửa chữa nhà máy điện hạt nhân Fukushima, vừa duy trì quan hệ tốt đẹp với láng giềng. Tuy nhiên, liệu nỗ lực của nước này có thể xoa dịu mối quan ngại hay không, lại là chuyện khác. Tranh cãi liên quan kế hoạch của Nhật Bản xả nước thải nhiễm xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, sẽ còn “nóng” thời gian tới.

Các đảo Thái Bình Dương muốn Nhật Bản hoãn xả nước từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Các đảo Thái Bình Dương muốn Nhật Bản hoãn xả nước từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Các quốc đảo ở Thái Bình Dương kêu gọi Nhật Bản hoãn xả nước từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima vì điều này có ...

Ngoại trưởng Nhật Bản sắp thăm các quốc đảo Thái Bình Dương

Ngoại trưởng Nhật Bản sắp thăm các quốc đảo Thái Bình Dương

Nhật Bản mong muốn nhận được sự ủng hộ của ba quốc đảo về thúc đẩy một ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và ...

Các quốc đảo Thái Bình Dương muốn 'mổ xẻ' kế hoạch xả thải nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Các quốc đảo Thái Bình Dương muốn 'mổ xẻ' kế hoạch xả thải nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Gần đây, Tổng thư ký Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) Henry Puna cho biết, khu vực này muốn xem xét kế ...

Nhật Bản: Ukraine đã xin gia nhập CPTPP

Nhật Bản: Ukraine đã xin gia nhập CPTPP

Ngày 7/7, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Shigeyuki Goto cho biết, Ukraine đã xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến ...

Lãnh đạo Hàn-Nhật bàn về nước thải nhiễm xạ bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO?

Lãnh đạo Hàn-Nhật bàn về nước thải nhiễm xạ bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO?

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khả năng sẽ gặp nhau khi lãnh đạo hai nước tới ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu ...
Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng

Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng

Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng.
Ca sĩ Bảo Anh đăng ảnh gợi cảm, Phương Mỹ Chi nổi bật với sơ mi trắng tinh khôi

Ca sĩ Bảo Anh đăng ảnh gợi cảm, Phương Mỹ Chi nổi bật với sơ mi trắng tinh khôi

Ca sĩ Bảo Anh đăng ảnh gợi cảm, ba người đẹp tên Huyền đọ sắc, Phương Mỹ Chi thanh lịch với áo sơ mi trắng.
Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?

Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?

Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới ...
Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng

Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng

Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng.
Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?

Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?

Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?
Chuyên gia: Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Chuyên gia: Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Chuyên gia: ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất
Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động