Đảo chính ở Niger và lịch sử bất ổn của châu Phi

Đức Trí
Cuộc đảo chính quân sự mới nhất ở Niger không chỉ đẩy đất nước giàu tài nguyên bậc nhất của châu Phi vào vòng xoáy bất ổn mới mà còn là chất kích thích cho xu hướng đảo chính trở lại khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những người ủng hộ phe đảo chính vẫy cờ Nga khi họ biểu tình ở thủ đô Niamey, ngày 6/8/2023. (Nguồn: AFP)
Những người ủng hộ phe đảo chính vẫy cờ Nga khi họ biểu tình ở thủ đô Niamey, ngày 6/8. (Nguồn: AFP)

Mọi chuyện có vẻ như đang “diễn ra ổn định” ở Niger, đất nước vốn được phương Tây coi là đồng minh chủ chốt ở châu Phi. Bất ngờ, ngày 26/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu lực lượng bảo vệ Tổng thống Niger đã bắt giữ Tổng thống dân cử Mohamed Bazoum, tuyên bố “được chọn là nguyên thủ quốc gia”, ra lệnh đóng cửa biên giới, bãi bỏ Hiến pháp và giới nghiêm trên toàn quốc.

Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Phi (AU) và hàng loạt nước, tổ chức quốc tế liên quan như Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, EU, WB… đồng loạt phản đối cuộc đảo chính, kêu gọi trả tự do và phục chức Tổng thống dân bầu Bazoum. Thế nhưng, chính quyền quân sự Niger kiên quyết không nhượng bộ và thể hiện chưa sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán do cộng đồng quốc tế thúc đẩy. Thậm chí, phe đảo chính tuyên bố sẽ truy tố và “thủ tiêu” Tổng thống Bazoum nếu bên ngoài can thiệp quân sự vào Niger.

Vùng đất của đảo chính

Theo một nghiên cứu, châu Phi đã trải qua 80 cuộc đảo chính thành công và 108 cuộc đảo chính bất thành từ năm 1956 đến nay. Mặc dù các cuộc đảo chính quân đã giảm một nửa tại khu vực này trong giai đoạn từ 2019-2022 khi hầu hết các quốc gia châu Phi chuyển sang nền dân chủ. Thế nhưng, các cuộc đảo chính lại có xu hướng trở lại trong những năm gần đây với các cuộc đảo chính ở Mali, Sudan, Zimbabwe và Burkina Faso và mới nhất là cuộc binh biến ở Niger ngày 26/7.

Tin liên quan
‘Lời nguyền tài nguyên’ ở châu Phi ‘Lời nguyền tài nguyên’ ở châu Phi

Tại Mali, vào ngày 18/8/2020, Đại tá Assimi Goita đã đảo chính lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita, người nắm quyền từ năm 2013. Đến tháng 5/2021, ông Assimi Goita tiếp tục phế truất Tổng thống lâm thời Bah Ndaw và thay ông nắm quyền cho đến nay. Tại Tchad, ngày 21/4/2021, với sự hỗ trợ của Hội đồng quân sự chuyển tiếp (CMT), Tướng Mahamat Déby đã thay thế người cha bị sát hại trong một chiến dịch quân sự. Tại Guinea, ngày 5/9/2021, Đại tá Doumbouya tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Alpha Condé, người tái đắc cử từ năm 2010.

Tại Sudan, ngày 25/10/2021, Tướng Abdel Fatah al-Burhane đảo chính giữa lúc nước này đang thực hiện quá trình chuyển đổi sau sự sụp đổ của chế độ al-Bashir năm 2019, chấm dứt chính phủ dân sự-quân sự và bắt giữ Thủ tướng Hamdok. Tại Burkina Faso, ngày 24/1/2022, Trung tá Paul-Henri Sandaogo Damiba lật đổ Tổng thống Roch Marc Christian Kaboré, người đắc cử năm 2015. Đến tháng 10/2022, đến lượt Đại úy Ibrahim Traoré tiến hành đảo chính và đứng ra thay Trung tá Damiba lãnh đạo đất nước.

Tại Niger, những người làm đảo chính ngày 26/7 tuyên bố “chính phủ của Tổng thống dân bầu đã thất bại trong chính sách kinh tế, đưa đất nước vào nguy cơ bất ổn gia tăng”. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, còn có những yếu tố khác dẫn đến cuộc đảo chính như sắc tộc, sự hiện diện và can dự của các lực lượng nước ngoài ngày càng gia tăng và sự “yếu kém, mất đoàn kết” trong khu vực.

Nguyên nhân do đâu?

Lịch sử đảo chính ở châu Phi nói chung và khu vực Tây Phi cho thấy, nguyên nhân dẫn đến các cuộc binh biến là một số vấn đề lặp đi lặp lại, chủ yếu bắt nguồn từ các tác nhân bên trong và bên ngoài. Dù có một số thành tựu về dân chủ, nhưng dân chủ ở Tây Phi vẫn được mô tả bằng từ “hời hợt” hoặc “nửa vời”.

Một số tổng thống đương nhiệm ở khu vực Tây Phi còn can thiệp vào các điều khoản hiến pháp để nắm quyền lâu hơn. Điều đó gây ra sự bất mãn và là một trong những nguyên nhân dẫn đến đảo chính. Các điều kiện chính trị ở Niger, Mali, Guinea và Burkina Faso có liên quan mật thiết đến quá khứ và hiện tại đầy biến động của mỗi quốc gia.

Trên khắp vùng Sahel dân cư thưa thớt, chính quyền địa phương quản lý kém tạo ra các khoảng trống cho các phong trào thánh chiến và khủng bố cực đoan. Điều này khiến người dân dần mất niềm tin vào chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho lực lượng quân đội đảo chính.

Trong thời gian còn là Tổng thống Mali, ông Ibrahim Boubacar Keita hứng chỉ trích gay gắt và bị người biểu tình đòi phải từ chức vì cách phản ứng không hiệu quả với phiến quân Hồi giáo nổi dậy, hàng loạt bê bối tham nhũng cũng như các cuộc bầu cử gây tranh cãi. Cuộc binh biến mới nhất ở Niger cũng tương tự với lý do chính quyền dân sự của Tổng thống đã không đưa ra những chính sách kinh tế và an ninh hiệu quả.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của nước ngoài và sự cạnh tranh chiến lược khiến các cuộc đảo chính dễ xảy ra hơn ở Tây Phi. Trong bốn thập kỷ, kể từ những năm 1960, các cuộc đảo chính ở châu Phi diễn ra trong bối cảnh Mỹ-Nga cạnh tranh ảnh hưởng ở châu lục này và gần đây là sự can dự của Trung Quốc.

Một trong số những nguyên nhân sâu xa dẫn đến binh biến ở Niger mới đây là việc quân đội không hoan nghênh hiện diện của các lực lượng quân đội và căn cứ nước ngoài ở quốc gia Tây Phi này. Quân đội Niger cho rằng, việc có quá nhiều lực lượng nước ngoài sẽ khiến quân đội trong nước suy yếu.

Bốn năm trước, Mỹ mở một căn cứ máy bay không người lái ở Niger dù bị nhiều người phản đối với lý do căn cứ quân sự này có thể biến Niger thành mục tiêu của các phần tử khủng bố, gây thêm bất ổn cho quốc gia này. Năm 2022, Pháp và một số đồng minh châu Âu khác đã rút quân khỏi Mali, nước láng giềng của Niger. Tổng thống Niger khi đó đã mời Pháp đưa số quân này tới đồn trú ở Niger.

Giới lãnh đạo quân đội và một số cá nhân có ảnh hưởng lớn ở Niger không hài lòng về việc này. Hiện Pháp có khoảng 1.500 quân đồn trú tại Niger, Mỹ khoảng 1.000 và Đức cũng còn khoảng 100 quân trước khi rút hết vào tháng 12 năm nay.

Tại Mali, các nỗ lực của khu vực và quốc tế để ổn định quốc gia này tập trung quá nhiều vào an ninh mà bỏ qua thất bại trong quản lý. Đây được xem là một yếu tố góp phần gây ra cuộc đảo chính ở quốc gia Tây Phi năm 2020. Pháp, Mỹ và EU hỗ trợ an ninh cho Mali từ năm 2012 đến năm 2020 nhưng không phát triển chiến lược can dự ngoại giao để giải quyết khủng hoảng chính trị ở Mali.

Việc Paris, Washington và Brussels không đáp ứng các nhu cầu quản lý an ninh cần thiết và quan trọng của người Mali, khiến cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Tây Phi thêm trầm trọng với hệ quả là hai lần đảo chính trong năm 2020 và 2021. Assimi Goïta, thủ lĩnh của hai cuộc đảo chính ở Mali, được cho là đã nhận sự hỗ trợ và huấn luyện của Mỹ. Ảnh hưởng của Pháp với sự phát triển chính trị ở Tây Phi gần như là chắc chắn vì nhiều nước ở khu vực này từng là thuộc địa cũ của Pháp. Tướng Tchiani, người chủ mưu cuộc đảo chính mới nhất ở Niger với sự hậu thuẫn của quân đội từng được đào tạo ở Pháp, Morroco, Senegal và Mỹ.

Hệ lụy khó lường

Cuộc đảo chính mới nhất ở Niger phản ánh một xu hướng đáng báo động, đó là sự gia tăng trở lại các cuộc đảo chính quân sự khiến châu lục này không còn “tương đối ổn định” như đầu những năm 2000.

Lâu nay, châu Phi đã trở thành một chiến trường cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc. Sau đảo chính, giới phân tích nhận định Pháp và phương Tây đang bị “đuổi” ra khỏi Niger để nhường chỗ cho Nga và Trung Quốc. Khi đảo chính diễn ra ở Niger, người dân ở thủ đô Niamey đã xuống đường vẫy cờ Nga, hô vang “Putin muôn năm” trong khi “đả đảo Pháp”, phá bỏ tấm biển Đại sứ quán Pháp ở thủ đô Niamey.

Cuộc đảo chính ở Niger một mặt có thể đe dọa các khoản đầu tư của Bắc Kinh nhưng cũng là cơ hội để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tập đoàn dầu khí Trung Quốc và tập đoàn hạt nhân Trung Quốc đã đầu tư lần lượt 4,6 tỷ USD và 480 triệu USD để khai thác dầu mỏ và uranium ở Niger.

Bên cạnh đó, việc chính quyền quân sự không chịu nhượng bộ, chắc chắn sẽ không được quốc tế công nhận, cắt đứt hỗ trợ phát triển sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển và cuộc sống của người dân tại đất nước hiện có hàng triệu người cần hỗ trợ nhân đạo.

Đồng thời, cuộc đảo chính có thể sẽ tạo ra chất kích thích mới cho các cuộc đảo chính, bạo loạn lan rộng, tạo cơ hội để các thế lực khủng bố trong khu vực tranh thủ gia tăng hoạt động. Điều này sẽ khiến Niger và cả lục địa có thể sẽ phải đối mặt với một vòng xoáy bất ổn toàn diện mới.

ECOWAS cân nhắc 'mọi lựa chọn' khi tìm cách lật ngược cuộc đảo chính quân sự ở Niger

ECOWAS cân nhắc 'mọi lựa chọn' khi tìm cách lật ngược cuộc đảo chính quân sự ở Niger

Các nhà lãnh đạo các nước trong Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ngày 12/8 đã cân nhắc các động thái ...

Đảo chính ở Niger: Lãnh đạo đảo chính yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt; ECOWAS vẫn cảnh báo sẽ can thiệp quân sự

Đảo chính ở Niger: Lãnh đạo đảo chính yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt; ECOWAS vẫn cảnh báo sẽ can thiệp quân sự

Người đứng đầu chính phủ quân sự nổi dậy Niger Ali Lamine Zeine ngày 13/8 cho biết lãnh đạo lực lượng binh biến, Tướng Abdourahamane ...

Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự chỉ trích ECOWAS, khẳng định sẽ 'truy tố' Tổng thống Bazoum vì điều này

Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự chỉ trích ECOWAS, khẳng định sẽ 'truy tố' Tổng thống Bazoum vì điều này

Ngày 13/8, những người đứng đầu cuộc đảo chính ở Niger đã lên án Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), cho ...

Niger đi về đâu sau đảo chính quân sự

Niger đi về đâu sau đảo chính quân sự

Khủng hoảng chính trị, quân sự đang hiện diện ở Niger và có nguy cơ lôi kéo Tây Phi và có thể cả châu Phi ...

Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự để ngỏ đàm phán, Mỹ vẫn thấy ‘không gian cho ngoại giao’, Nga nói gì?

Đảo chính ở Niger: Chính quyền quân sự để ngỏ đàm phán, Mỹ vẫn thấy ‘không gian cho ngoại giao’, Nga nói gì?

Cả Nga và Mỹ đều cho thấy sự quan tâm tới vụ đảo chính ở Niger, cũng như tác động từ sự kiện này tới ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Đảo chính ở Niger

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động